Nhận định, soi kèo Everton vs MU, 19h30 ngày 22/2: Dễ tổn thương
本文地址:http://game.tour-time.com/news/38b693398.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo AJ Auxerre vs Marseille, 03h05 ngày 23/2: Marseille đến đòi nợ
Để tham gia chương trình, khách hàng chỉ cần đăng ký mới các gói cước Home của VNPT. Người đang sử dụng các gói Internet, MyTV đơn lẻ khi chuyển đổi lên gói cước Home tích hợp cũng sẽ có cơ hội trúng thưởng.
![]() |
Cụ thể, khách hàng VNPT đăng ký mới dịch vụ sẽ nhận ưu đãi như sau: hòa mạng mới dịch vụ gói cước Home Internet hoặc MyTV sẽ nhận được 1 mã dự thưởng; hòa mạng mới dịch vụ gói cước HomeTV/Home Mobile sẽ nhận được 3 mã dự thưởng; hòa mạng mới dịch vụ gói cước Home Combo/Đỉnh/Safe/Mesh sẽ nhận được 5 mã dự thưởng.
Đối với khách hàng chuyển đổi, số lượng mã dự thưởng cũng được gia tăng theo giá trị gói cước. Cụ thể, khách hàng chuyển đổi từ Home Internet, MyTV đơn lẻ sang gói HomeTV/Home Mobile sẽ nhận được 2 mã dự thưởng; khách hàng chuyển đổi từ Home Internet, MyTV đơn lẻ sang gói HomeCombo/Đỉnh/ Safe/Mesh sẽ nhận được 4 mã dự thưởng.
![]() |
Đáp ứng xu hướng sử dụng các thiết bị kết nối Internet thông minh, đồng thời hỗ trợ các hoạt động online trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, trong năm qua, VNPT đã liên tục ra mắt các gói cước có tốc độ cao, tích hợp nhiều thiết bị, tiện ích hiện đại. Bên cạnh các dòng sản phẩm Internet, truyền hình quen thuộc, các combo tích hợp mới như Home Safe mang đến nhiều tiện ích cho gia đình: kết nối thêm camera, home mesh tích hợp sẵn bộ khuyếch đại tín hiệu wifi cho nhà diện tích lớn… Ngoài ra, VNPT cũng thường xuyên nâng cấp đường truyền, tốc độ Internet, gia tăng kênh và nội dung truyền hình, đáp ứng nhu cầu làm việc, học tập và giải trí tại nhà.
Thông tin chương trình khuyến mãi cùng danh sách khách hàng trúng thưởng sẽ được cập nhật trên website: https://khuyenmai.vinaphone.com.vn. Để đăng ký các gói cước Home của VNPT và nhận ưu đãi, khách hàng VNPT tới các cửa hàng VNPT gần nhất hoặc liên hệ tổng đài 18001166. Khách hàng VNPT cũng có thể đăng ký tại các kênh online của nhà mạng như website: https://vnpt.com.vn, https://shop.vnpt.vn, ứng dụng My VNPT. |
Ngọc Minh
">Cơ hội nhận bộ Smart Home khi đăng ký gói cước của VNPT
Chủ nhật hàng tuần (từ 11/8 – 29/9/2013), gần 15 tình nguyện viên của Câu lạc bộ Nhà báo xanh đã thay nhau về ngoại thành Hà Nội để dạy cách viết báo về môi trường cho trẻ em ở đây. Thông qua những bài giảng sinh động bằng tranh vẽ, video và các tài liệu minh họa, một nhóm 8 em (trong độ tuổi 9 -10 tuổi) đã hiểu cách viết một tin, một bài báo về cuộc sống và sự tham gia bảo vệ môi trường của bản thân và những người xung quanh mình.
![]() |
Các tình nguyện viên đều còn rất trẻ. Người nhiều tuổi nhất chưa vượt quá tuổi 23 và người trẻ nhất chưa đến 18 tuổi. Họ đều là học sinh, sinh viên của các trường trung học phổ thông, đại học đóng trên địa bàn thủ đô như Đại học Điện lực, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học FPT, Học viên Quân y.... Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và trẻ trung của những giáo viên "không bằng cấp", các học sinh đã hứng thú tiếp thu các kiến thức môi trường và thể hiện hiểu biết của mình bằng những hình vẽ minh họa, những vở kịch về tác hại của túi ni lông, giữ vệ sinh đường phố.
![]() |
Không chỉ dừng ở các bài giảng và thực hành kiến thức trong lớp, các "giảng viên không chuyên" khuyến khích các bạn nhỏ tự mình thu thập thông tin qua những người dân địa phương.
![]() |
Sự tự tin, ham tìm kiếm thông tin của các "phóng viên nhí" đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các phụ huynh trong thôn. Các cô, các bác không chỉ đánh giá cao sự nỗ lực của các bạn nhỏ mà còn cảm thấy vui vì thế hệ trẻ trong thôn đã tiến xa hơn trong nhận thức về vai trò và trách nhiệm đối với môi trường sống.
![]() |
Các học sinh đồng thời là thành viên của Câu lạc bộ Bút xanh. Các bạn cùng nhau làm một tờ báo tường về hoạt động gìn giữ môi trường ở xã Tam Đồng, huyện Mê Linh. Các tin, bài do chính các em viết dựa trên thông tin từ những cuộc phỏng vấn thực hiện trong nhiều ngày.
![]() |
Không hiểu và viết về những hoạt động trong thôn, các em nhỏ cũng trực tiếp làm các sản phẩm tái chế từ những đồ tưởng như bỏ đi như giấy quảng cáo, vỏ lon, vải thừa, dưới sự hướng dẫn của các anh chị sinh viên.
![]() |
Đặc biệt, các tình nguyện viên và học sinh cùng nhau tổ chức "Trung thu Xanh" bằng các đồ chơi tái chế như đèn giấy, đèn ông sao từ ni lông. “Chiếc đèn ông sao này không lấp lánh bằng đèn mua ngoài chợ nhưng độc đáo, chỉ mình chúng em có” – Kim Hồng, một thành viên của CLB Bút Xanh, cho biết. Kim Hồng đã tự làm hàng chục đèn ông sao giấy rất cá tính.
Buổi phá cỗ trông trăng của các tình nguyện viên của CLB Nhà báo xanh và các thành viên của CLB Bút Xanh đã thu hút nhiều trẻ em trong thôn, và cả các phụ huynh. “Tôi không ngờ các cháu nhỏ lại hiểu và biết nghĩ đến như thế". Bà Kiều Oanh, một người dân trong làng cho biết: "Mấy ngày trước, đi học về, thấy con cặm cụi nhặt nhạnh túi nylon, tôi còn nạt con nghịch bẩn. Nhưng cùng các cháu dự đêm Trung thu xanh thì tôi đã hiểu… Là người lớn, nhưng đúng là lần này phải học theo mấy đứa trẻ con”.
![]() |
Những hoạt động vui tươi và bổ ích của các tình nguyện viên CLB Nhà báo xanh đã mang đến một luồng gió mới cho cuộc sống ít hoạt động của các em nhỏ ở thôn Tam Đồng.
Do đó, các em nhỏ đã thể hiện nồng nhiệt tình cảm của mình qua những hình vẽ đáng yêu và những câu thơ mộc mạc, rất tình cảm. "Trung thu trăng sáng chẳng quên/Công ơn anh chị dạy em ngày ngày/Dạy em cách viết báo hay/Dạy em những câu báo hay một thời".
Và những tình cảm trong trẻo, ngây thơ đó cũng lay động bản thân các tình nguyện viên. H"Cuộc sống sinh viên xa nhà nên sự trải nghiệm về những kỉ niệm Đêm Trung Thu không nhiều, ngoài những kí ức của tuổi thơ làm đèn lồng giấy, đốt hạt bưởi cháy lép bép lóe sáng quanh sân… Thực sự lòng mình hôm ấy nhiều cảm xúc, với những kí ức của tuổi thơ một thời và đâu đó là những nụ cười trong vắt của các em…", một tình nguyện viên tâm sự.
![]() |
Sau hai tháng học và thực hành cùng nhau trong dự án CLB Bút xanh do Tổ chức Live & Learn tài trợ, "Các em được chúng tôi truyền ngọn lửa nhiệt huyết để có thể tự tạo ra nhiều hơn thế - những ngọn lửa nhỏ nói lên tiếng nói của mình, suy nghĩ của mình về môi trường, và rộng hơn, về cuộc sống", Đàm Thanh Tùng, một tình nguyện viên chia sẻ.
Nước mắt đã rơi từ hai phía và tình cảm của "thầy và trò" rất khăng khít đến tận hôm nay. Ngay cả khi lớp học làm báo không chuyên kết thúc, các tình nguyện viên vẫn về Tam Đồng để tham gia sinh hoạt cùng các thành viên của Câu lạc bộ Bút Xanh.
![]() |
Hiện nay, các "giáo viên không chuyên" đang nỗ lực tìm nguồn tài trợ để mang mở rộng dự án CLB Bút Xanh tại ngoại thành Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc. Khi có đủ kinh phí, họ sẽ tiếp tục cùng các học sinh cấp II viết tin, bài về môi trường qua con mắt trẻ thơ.
(Theo HaNoiTV)
">Những người truyền lửa chưa bằng cấp
![]() |
Không gian sống có màu sắc sang trọng, trang nhã của Á hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017. |
![]() |
Đầu năm 2018, Hoàng Thùy đã chia sẻ việc tìm chủ thầu xây dựng căn nhà hiện tại. Chân dài 9X cho biết, mảnh đất này cô đã mua khá lâu nhưng do bận tham gia cuộc thi nhan sắc và công việc riêng nên chưa sắp xếp xây nhà. "Chỉ là ngôi nhà nhỏ nhỏ, xinh xinh thôi. Khi nào hoàn thiện tôi sẽ chụp hình và khoe với mọi người”, Hoàng Thuỳ tiết lộ. |
![]() |
Chia sẻ với báo giới, Á hậu 9X cho biết, số tiền cô mua đất, xây nhà là sự nỗ lực, cố gắng của mình trong suốt 6 năm qua. |
![]() |
Có trong tay hai sổ chứng nhận quyền sử dụng nhà đất, Hoàng Thùy cho biết đó cũng là thành quả của việc nói không với xu hướng chạy đua đồ hiệu của làng giải trí. |
![]() |
"Tôi không phải là típ người chạy theo đồ hiệu. Chỉ khi thực sự thấy phù hợp tôi mới chi cho hàng hiệu đắt tiền. Tiền làm ra tôi chủ yếu chi cho du lịch, học hành và lo cho gia đình. Tôi cảm thấy rất vui khi mình đã có gì đó trong tay", người đẹp chia sẻ. |
![]() |
Mỹ nhân quê Thanh Hóa là người làm việc chăm chỉ, có kế hoạch và luôn tiết kiệm. Hoàng Thùy cho biết, số tiền cô kiếm được chủ yếu từ quảng cáo, show diễn trong và ngoài nước. |
![]() |
HLV The Face 2017 là chân dài khá đắt show quảng cáo trong làng giải trí. |
![]() |
Từ cô gái quê, con nhà nghèo, Hoàng Thùy nay đã trở thành Á hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017. Hành trình thay đổi sau 10 năm của cô khiến nhiều người ngưỡng mộ. |
![]() |
Đi lên từ bàn tay trắng, không dám dùng hàng hiệu và sau 6 năm miệt mài làm việc, Hoàng Thùy giúp cha mẹ có nơi ở đàng hoàng. Theo lời kể của Á hậu, gia đình cô ở nông thôn nhưng vẫn phải đi thuê nhà vì quá nghèo. Khi bị người ta đòi, bố mẹ cô xin họ cho dựng một túp lều để ở. |
![]() |
Ở nhà, những tác phẩm kiến trúc của cô vẫn được cha mẹ cất giữ để làm kỉ niệm. |
![]() |
Góc bếp trong căn nhà khang trang ở quê của Hoàng Thùy. |
![]() |
View nhìn từ góc phòng nhỏ đơn sơ của nàng Á hậu. |
![]() |
Đối diện với phòng ngủ của Hoàng Thùy là cánh đồng xanh mát mắt. |
![]() |
Hoàng Thùy từng gây chú ý với hình ảnh ngồi rửa bát giản dị cách đây nhiều năm khi về thăm quê. Thời điểm đó, cô mới gia nhập làng giải trí, gia đình chưa có điều kiện. |
![]() |
Xuất thân là con nhà nông, nàng Á hậu rất thạo việc đun nấu bằng bếp củi. |
![]() |
Hoàng Thùy cùng mẹ ruột và cháu gái, vùng quê của cô mọi người vốn quen với sông nước ngay từ khi còn nhỏ. |
(Theo Dân Việt)
Trong bộ ảnh mới với chủ đề 'Em và ngàn hoa', ca sĩ Hoàng Thùy Linh khiến người xem phải mê mẩn.
">Nhà tiền tỷ ở Sài Gòn và ở quê Thanh Hóa của Á hậu Hoàng Thùy
Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs Nottingham Forest, 21h00 ngày 23/2
Thu Hoài (ĐH Công đoàn) hiện đang trông trẻ cho gia đình người Hàn Quốc tại khu vực Keangnam chia sẻ: “Mình làm từ 5h đến 7h tối, lương tháng 2,5 triệu đồng. Mức lương đó quá ổn. Thời gian đi làm không ảnh hưởng gì tới việc học. Chủ nhà cũng không yêu cầu gì về bằng cấp cũng như nghiệp vụ sư phạm".
![]() |
Thông tin tìm người trông trẻ em nước ngoài được rao trên các trang mạng |
Với mức lương dao động từ khoảng 2 triệu đến 7 triệu đồng, thời gian thì tùy từng gia chủ (sáng, chiều, tối hoặc cả ngày), công việc này thu hút rất nhiều bạn trẻ. Nhiều người nước ngoài họ thuê đến 2 người giúp việc trong nhà rồi phân theo ca. Người làm sẽ không bị quá sức, còn trẻ em thì được chăm sóc tốt hơn.
Một hình thức thuê bảo mẫu khác là chỉ cần người chăm sóc con cái ở một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Thông thường là từ 5 đến 7h tối.
Đây là khoảng thời gian mà trẻ vừa ở trường về, cần người đưa đón, chăm sóc khi bố mẹ chúng chưa kịp về nhà.
Nhiều sinh viên mới ra trường cũng đang đi làm như Hoài. Ban đầu, họ chỉ coi đây là công việc tạm bợ. Thấy thu nhập khá, mọi người móc nối thêm nhiều mối quan hệ khác để tìm thêm “mối” làm ăn. Nếu tìm được, họ không ngần ngại “chạy sô” hai nơi cùng lúc để tăng thêm thu nhập.
Một lợi thế của nghề làm thêm với người nước ngoài này là gia chủ thường có thể giao tiếp bằng tiếng Việt. Số còn lại thì thuê một phiên dịch viên cho mình. Công việc chính chủ yếu mà bảo mẫu cần làm là đưa đón các bé từ trường học, cho chúng ăn và chơi với các bé.
Tuy nhiên, công việc “ngon ăn” này cũng mang đến nhiều câu chuyện bi, hài.
Bất đồng ngôn ngữ tuy không gây trở ngại trong quá trình tìm việc nhưng trong một số trường hợp, nó lại “rào cản”.
Thùy Dương (trông bé 4 tuổi cho một gia đình người nước ngoài ở khu vực Mễ Trì kể lại trong ấm ức:
“Trẻ con thường hành động theo cảm xúc. Bình thường thì không sao, những lúc mình tỏ ý không hài lòng khi nó làm sai điều gì là nó lại bắt đầu tỏ thái độ bất hợp tác. Bảo gì cũng không nghe. Mặc dù hiểu những gì mình ra hiệu, nhưng lại cố tình như không hiểu”.
Trường hợp của Dương vẫn còn thuộc diện “may mắn” so với nhiều bạn trẻ gặp phải tình huống “dở khóc dở cười”.
Thu Hoài đang trông giữ cậu bé 5 tuổi người Hàn Quốc tại tòa nhà Keangnam. Trong một lần dẫn cậu bé xuống quầy Lotteria (thuộc tầng hầm của tòa nhà) mua kem, do không đáp ứng nhu cầu “Hamburger! hamburger!” của cậu bé, Hoài liên tục nhận được câu nói “Michin jido! gagi!”.
Trong khi cô bạn lơ ngơ không hiểu gì thì một vài vị khách Hàn Quốc nhìn Hoài với ánh mắt không mấy thiện cảm.
Đến khi gọi điện hỏi phiên dịch viên của chủ nhà thì cô bạn mới vỡ lẽ. Thì ra “cậu chủ nhỏ” đã luôn miệng mắng cô là “Đồ điên! đi đi!”trước mặt mọi người.
Cô Kim Hye Mi (chủ nhà) cho biết “Tôi thích những bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Họ làm cho con của tôi vui hơn là khi ở cạnh những người có tuổi. Họ cũng hiểu tâm lý của con tôi hơn. Tôi luôn trả lương sòng phẳng và có những khoản thưởng riêng để khuyến khích”.
Việc mới hấp dẫn sinh viên: Bảo mẫu cho trẻ 'ngoại'
![]() |
Ngay sau lễ ký kết, khóa huấn luyện “Giá trị sống” kéo dài trong 4 ngày đã đượctiến hành với sự tham gia của đội ngũ giáo viên và CBNV Vinschool. Chương trìnhxoay quanh 12 giá trị căn bản của mỗi cá nhân, với hàng loạt các hoạt động mangtính trải nghiệm, các phương pháp thực hành, giúp con người khám phá và pháttriển các giá trị, gồm: Tôn trọng, khoan dung, trách nhiệm, khiêm tốn, trungthực, tự do, hạnh phúc, hợp tác, giản dị, đoàn kết, yêu thương, bình an. Bêncạnh đó chương trình còn cung cấp cho các học viên những hoạt động về các giátrị có tính thực nghiệm và những phương pháp thực tiễn để ứng dụng trong côngtác giảng dạy sau này để giúp các em học sinh khám phá và phát huy được các giátrị đó.
![]() |
Trong ngày học đầu tiên, sau khi được giới thiệu về lịch sử hình thành và tổngquát về chương trình đào tạo, các học viên được tham gia ngay vào các hoạt độngkhám phá giá trị bản thân, khám phá các giá trị với tư cách là người thầy, ngườicô và phát triển các giá trị của trẻ. Các hoạt động nhóm được diễn ra với nhiềuhình thức khác nhau, từ thảo luận, lập nhóm 2-3 người tới các hoạt động vận độngtập thể, trong đó, bài tập “Hồi tưởng giấc mơ” là một trong những hoạt động đượccác học viên thích thú nhất. Đây cũng là hoạt động được khuyến khích dùng cho cảtrẻ em vì khả năng khơi dậy sự tập trung và trí tưởng tượng, qua đó nhận ra cácgiá trị tích cực.
![]() |
Trong các ngày học tiếp theo, các học viên tiếp tục được tìm hiểu, khám phá cácgiá trị thông qua các hoạt động về khen ngợi và xây dựng các hành vi tích cực,giải quyết xung đột. Học viên được thực hành hướng dẫn hoạt động 12 giá trị chotừng lứa tuổi cụ thể, tạo mô hình cho các giá trị.
![]() |
Với việc tham gia khóa học hữu ích này, giáo viên tại Vinschool sẽ có được nhữngkinh nghiệm thiết thực để vận dụng vào việc dạy học thực tế, đặc biệt là lồngghép vào trong cách đối xử, chăm sóc và giảng dạy trên lớp, thay đổi về cáchtiếp cận và truyền đạt để chất lượng giáo dục đạt kết quả tốt hơn, đặc biệt cóthể hướng tới cho học sinh hiểu hơn và khám phá, phát huy những giá trị của bảnthân để vươn tới những điều tốt nhất.
![]() |
Lễ ký kết hợp tác này khẳng định triết lý giáo dục của Vinschool: Chú trọng pháttriển tối đa tiềm năng cá nhân, giáo dục toàn diện về thái độ, kỹ năng, kiếnthức, chăm sóc cả trí lực và thể lực… để các thế hệ học sinh Vinschool ra trườngsống thành công, sống có ích, làm chủ tương lai của mình và đất nước.
Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về giá trị sống LVRC là thành viên chính thức tại Việt Nam của Hiệp hội giáo dục các giá trị sống Quốc tế (ALIVE). Chương trình được chính thức đăng ký hoạt động tại 80 nước trên thế giới và đã có mặt ở Việt Nam từ năm 2000. Tính đến nay, LVEP đã tổ chức được 130 đợt tập huấn (từ 4 - 8 ngày) cho nhiều lượt giáo dục viên, giáo viên, cán bộ công nhân viên, nhân viên xã hội cũng như hàng ngàn thanh thiếu niên, phụ huynh, người trưởng thành thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nhau đã được học và thực hành các hoạt động tìm hiểu và khám phá các giá trị thông qua các khóa học của LVRC. |
Bổ ích khóa học “Giá trị sống” tại Vinschool
Đoàn xe tự chế này hoạt động nhiều năm, nhưng CSGT Sóc Sơn nói không biết (ảnh to). Xe của ông Tạ Văn Bình chở tới 25 học sinh trong một chuyến đi (ảnh nhỏ). Ảnh: Quỳnh Nga.
Nhồi nhét trong lồng chật
Theo khảo sát, chỉ trên địa bàn xã Hiền Ninh (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đang có khoảng 12 chiếc xe tự chế, thường xuyên đưa đón học sinh. Mỗi xe chở gần 30 học sinh, chen chúc ngồi trong chiếc thùng lợp kín, duy nhất một cửa ra vào. Hình ảnh những chiếc xe ba bánh tự chế kiểu mới chở học sinh mầm non, tiểu học (không giấy phép lưu hành) khá quen thuộc với người dân xã Hiền Ninh từ nhiều năm nay.
“Theo Chỉ thị của Thủ tướng, xe tự chế đã bị cấm lưu hành từ lâu. Chính quyền địa phương có trách nhiệm phát hiện, dẹp bỏ, không cho loại xe này hoạt động và có các phương tiện thay thế phù hợp. Việc xe tự chế chở các em học sinh quá nguy hiểm, chính quyền địa phương cần xử lý ngay”. Ông Trần Kỳ Hình, Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam |
Hằng ngày, đến giờ tan trường, cả đoàn xe hơn chục chiếc tấp nập xóm làng. Thùng xe loại này được hàn ghép lại từ các thanh sắt đơn giản, rộng khoảng 2m2, dưới gầm có hàn trục đỡ và lắp hai bánh xe nhỏ. Một chiếc xe máy hiệu dream hoặc wave... được nối với thùng xe bằng thanh sắt để làm sức kéo chính. Sau khi cho các học sinh vào thùng xe, lái xe khoá cánh cửa duy nhất phía sau.
Ông Tạ Văn Bình (60 tuổi, thôn Nam Cương, xã Hiền Ninh) tự nhận mình là người đầu tiên tạo ra loại xe này. Ông Bình cho biết lý do “chế” xe ba gác: Do con bận việc cả ngày nên phải đảm nhận việc đưa đón cháu đi học. Các cháu đông, nếu dùng xe máy, phải đi lại nhiều lần, rất vất vả.
“Khoảng năm 2006, tôi nghĩ ra ý tưởng và đóng một thùng xe kéo rồi cho các cháu ngồi vào. Mình có thể đưa đón được nhiều cháu trong cùng một lần đi”, ông Bình nói.
Những ngày đầu, ông Bình chỉ chở các cháu nội - ngoại, dần dần có thêm con em hàng xóm. Từ khởi xướng của ông Bình, đến nay, trên địa bàn xã Hiền Ninh đã có thêm 11 hộ khác đóng thùng xe tương tự để thực hiện việc đưa, đón học sinh bậc tiểu học và mầm non mỗi ngày. Mỗi thùng xe được chủ nhân đặt đóng ở xưởng cơ khí với giá khoảng 3-5 triệu đồng. Hiện, các xe đều đang trong tình trạng quá tải. Riêng xe của ông Bình (rộng nhất), chở tới 25 học sinh; các xe còn lại chở 20 học sinh.
Chính quyền thừa nhận: Làm ngơ
Trao đổi với PV Tiền Phong, một phụ huynh nói: “Biết xe tự chế không an toàn, các cháu lại ngồi trên ba hàng ghế được xếp song song với nhau trong thùng chật chội (khoảng 2m2), không khác gì ngồi trong chiếc cũi nhỏ. Bọn trẻ lại hiếu động, thường vô tư nô đùa, nghịch ngợm. Nói dại mồm, nếu không may xảy ra tai nạn, cháy nổ, hậu quả thật khó lường”.
Tuy nhiên, theo vị phụ huynh này, do hai vợ chồng làm công nhân, phải dậy sớm nên đành phó mặc công việc đưa đón con mình cho các lái xe với chi phí 100 - 200 nghìn đồng/tháng/học sinh (tùy khoảng cách xa, gần - PV).
Anh Trần Văn Liêu, cha của em Trần Lan Phương (học lớp 2, Trường Tiểu học Hiền Ninh) băn khoăn: “Về thông số kỹ thuật và hệ thống phanh chắc chắn không đảm bảo an toàn. Bởi lẽ, đây là loại xe do người dân tự chế, không qua quá trình kiểm tra của các nhà máy hay đơn vị chức năng”.
Nhiều người dân cho biết, loại xe lôi, xe kéo tự chế chở học sinh phổ biến nhiều nơi ở Sóc Sơn. Nó trở thành loại phương tiện chuyên đưa đón học sinh và số lượng ngày càng tăng lên, lan ra các địa phương khác.
Điều đáng ngạc nhiên nhất khi ông Nguyễn Văn Quyết, Phó Chủ tịch UBND xã Hiền Ninh cho biết: Theo quy định, loại xe tự chế này không được phép lưu thông, nhưng xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân nên xe vẫn hoạt động trên đường làng.
“Trường hợp xảy ra sự cố va chạm với xe khác hoặc lật, đổ, hậu quả sẽ rất lớn. Bởi vì, mỗi xe chở từ 15 đến 20 học sinh lại bịt kín, không có lối thoát ra ngoài. Chúng tôi biết nguy hiểm, nhưng mấy năm qua chưa thấy xảy ra sự cố nên... làm ngơ để các phương tiện này hoạt động”, ông Quyết nói. Theo ông Quyết, chính quyền xã rất mong sớm tìm được phương tiện thay thế vừa đảm bảo an toàn, chi phí không quá cao so với mức sống của người dân.
PV Tiền Phong sau nhiều ngày hẹn lịch làm việc với UBND huyện Sóc Sơn đều được chỉ dẫn tới nơi này, nơi kia. Đến khi sang làm việc với công an huyện cũng rơi vào cảnh thoái thác nhiều lần.
Tuy nhiên, khi trao đổi qua điện thoại, ông Lê Trung Hải - Đội trưởng Cảnh sát giao thông (Công an huyện Sóc Sơn) lại phủ nhận trên địa bàn huyện có loại xe tự chế này. Ông Hải quả quyết: “Qua kiểm tra, trên địa bàn toàn huyện chưa phát hiện tình trạng xe lôi, xe kéo tự chế chở học sinh”.
(Theo Quỳnh Nga/ Tiền Phong)">Xe tự chế chở học sinh thách thức thần chết
友情链接