Kế hoạch duy trì, phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020 vừa được UBND TP.Hà Nội ban hành.
Kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm trên địa bàn Hà Nội; giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, nhân lực, chi phí quản lý; nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, chống thất thu cho ngân sách nhà nước; làm công cụ hữu hiệu phục vụ công tác thống kê, xây dựng chính sách quản lý, điều tiết và phân phối trên thị trường các sản phẩm minh bạch về xuất xứ nguồn gốc phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế.
Đồng thời, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn được sản xuất, tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội; nâng cao kiến thức, ý thức trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.
Đặc biệt, với người tiêu dùng, kế hoạch hướng tới mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và sức khỏe, niềm tin của người tiêu dùng; được tham gia, phát huy quyền giám sát, kiểm tra của mình với hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua việc sử dụng, chia sẻ và được cung cấp thông tin về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm.
Để hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra, Kế hoạch của UBND TP.Hà Nội cũng nêu rõ các giải pháp sẽ được Thành phố tập trung triển khai. Trong đó, bên cạnh các giải pháp về tham mưu, chỉ đạo và tuyên truyền, tập huấn, Kế hoạch cũng dự kiến những nội dung công việc nhằm triển khai duy trì và phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm.
Cụ thể là, hoàn thiện chương trình, xây dựng quy trình quản lý, hướng dẫn sử dụng hệ thống phần mềm ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm phục vụ quản lý, kiểm soát nông sản thực phẩm đảm bảo an toàn từ các cơ quan quản lý đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố; hướng dẫn truy xuất nguồn gốc bằng công cụ điện tử từ cơ sở sản xuất ban đầu, cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến ở những vùng, hợp tác xã sản xuất tập trung, cở sản xuất nông sản thực phẩm chủ lực theo chuỗi trên địa bàn Thành phố đến các cửa hàng, siêu thị, chợ đầu mối.
" alt=""/>Hà Nội truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm bằng mã QRCái tên Erik Finman đang trở thành hiện tượng khi sở hữu 4 triệu USD Bitcoin ngay cả khi thị trường cryptocurrency đang có xu hướng sụt giảm trong vài tuần gần đây.
Chàng trai 19 tuổi này đã đa dạng hóa các mật mã tiền ảo khác, cũng như những đầu tư truyền thống Erik Finman thậm chí đã bắt đầu có Qũy hưu trí 401k (quỹ hưu trí cá nhân nhằm đề phòng rủi ro) cho riêng mình. Tuy nhiên, do quá thất vọng với tình trạng cryptocurrency hiện nay, anh đã tự tạo ra đồng tiền ảo mới và tuyên truyền khắp nơi.
"Bạn đang nhìn thấy thế hệ tiền ảo đầu tiên [của cryptocurrency] đang sống và có thể chết," Finman nói với Business Insider.
Erik Finman đề cập đến việc thị trường cryptocurrency đầy những "tham nhũng", nhiều người đã lợi dụng những mánh khóe giao dịch bẩn thỉu để tư lợi cá nhân mà không cố gắng để phát triển Bitcoin như một đồng tiền tệ chính đáng, thông dụng. Chính vì thế anh muốn tạo ra một cái gì đó để mở ra một con đường mới.
Đồng tiền ảo "Cá voi crypto - ngon, bổ, rẻ" hơn
Dự án tiếp theo mà Finman sắp triển khai là bay vòng quanh thế giới từ vùng Dubai cho đến San Francisco, kêu gọi các triệu phú Bitcoin để thành lập nên một "tập đoàn Bitcoin" hay còn gọi là "Cá voi crypto". Với một loại Bitcoin không giống như hiện nay, đồng tiền ảo mới này sẽ sớm được Finman cho ra mắt kế hoạch tổng thể trong vài tháng tới. Đáp ứng những tiêu chí ngon, bổ, rẻ sau:
1. Đồng tiền ảo mới của Finman sẽ dễ dự đoán về giá hơn đồng Bitcoin hiện tại, vì thế sẽ thích hợp trong việc sử dụng để trả tiền hàng hóa, tạo nên một "cửa hàng" có giá trị hơn.
2. Nếu như muốn một giao dịch Bitcoin diễn ra nhanh và đến nơi kịp thời phải mất thêm 37 USD tiền phí. Theo hứa hẹn của Finman thì "Tập đoàn Bitcoin" sẽ đưa ra một đồng tiền có phí giao dịch thấp, đồng thời thời gian chuyển nhượng cũng diễn ra nhanh hơn. Thời gian này sẽ được giới hạn và đóng ngay sau khi hết giờ.
3. Việc đào Bitcoin được cho là khá tốn kém trong việc cung cấp điện cho các máy đào, chưa kể đến những giao dịch gửi và nhận, chính việc này gây nên hiện tượng thay đổi khí hậu. Finman nói rằng tập đoàn của mình có những ý tưởng cắt giảm việc sử dụng điện cho nền tảng của cryptocurrency.
" alt=""/>Triệu phú Bitcoin 19 tuổi truyền bá tiền ảo mới 'ngon bổ rẻ' trên toàn thế giớiQuyết định 2468 phê duyệt “Kiến trúc Bộ Thông tin và Truyền thông điện tử, phiên bản 1.0” được Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn ký ban hành cuối tháng 12/2017.
Quyết định 2468 được đánh giá là một quyết định quan trọng trong lĩnh vực CNTT của Bộ TT&TT, hướng tới các mục tiêu: làm căn cứ để lập kế hoạch, chương trình, dự án và thiết lập yêu cầu chức năng, kỹ thuật các hệ thống thông tin; tạo một mô hình thống nhất định hướng cho các cơ quan thuộc Bộ TT&TT xây dựng cơ quan điện tử; hỗ trợ việc lập kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng thông tin, ứng dụng CNTT và dịch vụ công trực tuyến; nâng cao khả năng tận dụng năng lực hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu sẵn có thay vì xây dựng mới; đồng thời hỗ trợ việc lựa chọn các giải pháp công nghệ phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ, mức độ sẵn sàng về tài chính và nhân lực, xu thế phát triển của công nghệ.
Theo Trung tâm thông tin Bộ TT&TT - đơn vị được giao chủ trì xây dựng Kiến trúc Bộ TT&TT điện tử, Kiến trúc Bộ TT&TT điện tử xác định mô hình liên thông nghiệp vụ, nền tảng chia sẻ, tích hợp, kênh truy nhập, cổng thông tin điện tử, các thành phần ứng dụng và cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật, kết nối liên thông giữa các hệ thống, thành phần cùng lộ trình triển khai.
Cũng theo Trung tâm thông tin, Kiến trúc Bộ TT&TT điện tử sẽ gồm nhiều phiên bản. Ở phiên bản 1.0, Kiến trúc Bộ TT&TT điện tử chỉ tập trung vào các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT (không bao gồm các đơn vị đào tạo, các doanh nghiệp) trong các trường hợp xây dựng tầm nhìn, mục tiêu trong thời gian tới cho ứng dụng CNTT, phát triển Bộ TT&TT điện tử; triển khai các dự án ứng dụng CNTT trong các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ TT&TT; bảo đảm kết nối, liên thông, tích hợp ứng dụng và cơ sở dữ liệu của Bộ.
Cùng với việc công khai sơ đồ tổng thể Kiến trúc Bộ TT&TT điện tử phiên bản 1.0, Trung tâm Thông tin cũng giới thiệu cụ thể về các thành phần cơ bản trong Kiến trúc Bộ TT&TT điện tử như: người sử dụng, kênh truy nhập, dịch vụ cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến, các ứng dụng và cơ sở dữ liệu, nền tảng dịch vụ chia sẻ và tích hợp (LGSP)…
Trong đó, về người sử dụng, Kiến trúc Bộ TT&TT điện tử phiên bản 1.0 xác định đối tượng sử dụng phần mềm, ứng dụng, hệ thống thông tin, cổng thông tin điện tử của Bộ TT&TT bao gồm các đối tượng trong các mối quan hệ G2G (giữa các cơ quan nhà nước); G2E (cơ quan nhà nước với các cán bộ, công chức, viên chức); G2C (cơ quan nhà nước với người dân); và G2B (cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp, tổ chức). Trong Sơ đồ tổng thể, người sử dụng được phân thành các nhóm người dân; doanh nghiệp, tổ chức; cán bộ, công chức, viên chức.
Trong quyết định phê duyệt “Kiến trúc Bộ TT&TT điện tử, phiên bản 1.0”, lãnh đạo Bộ TT&TT giao Trung tâm Thông tin cung cấp tài liệu Kiến trúc Bộ TT&TT điện tử tới các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn triển khai, tuân thủ Kiến trúc Bộ TT&TT điện tử; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình và đánh giá mức độ triển khai, tuân thủ Kiến trúc Bộ TT&TT điện tử bảo đảm đúng mục tiêu, nội dung được phê duyệt; đồng thời đề xuất, báo cáo Bộ trưởng xem xét, điều chỉnh nội dung Kiến trúc Bộ TT&TT điện tử khi có thay đổi về tình hình và yêu cầu thực tế triển khai ứng dụng CNTT tại Bộ.
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT có trách nhiệm tuân thủ triển khai ứng dụng CNTT theo Kiến trúc Bộ TT&TT điện tử, định kỳ hằng năm gửi báo cáo kết quả các nhiệm vụ được giao về Trung tâm Thông tin để tổng hợp trình Bộ trưởng.
" alt=""/>Phiên bản 1.0 kiến trúc Bộ TT&TT điện tử chính thức được ban hành