Lễ triển khai chương trình "Casa Herbalife Việt Nam" tại Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội).
Ông Vũ Văn Thắng, Tổng giám đốc Herbalife Việt Nam và Campuchia, cho biết: "Việc tiếp duy trì và phát triển chương trình Casa Herbalife Việt Nam phù hợp với cam kết nuôi dưỡng sức khỏe và hạnh phúc con người và cộng đồng trên toàn cầu của chúng tôi. Hành trình dài hạn tuyệt vời của chương trình Casa Herbalife có được là nhờ lòng nhân ái và sự đóng góp quý báu của các thành viên độc lập Herbalife Việt Nam, những người luôn là trung tâm của các hoạt động hỗ trợ cộng đồng của công ty. Herbalife Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đối tác Casa Herbalife để giúp trẻ em và những người có hoàn cảnh khó khăn sống khỏe mạnh, hạnh phúc hơn mỗi ngày".
Ông Nguyễn Xuân Quý, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, cho biết: "Tôi rất hạnh phúc khi 440 người có hoàn cảnh khó khăn, bao gồm nhiều trẻ em tại trung tâm giờ đây được nhận sự hỗ trợ dinh dưỡng quý báu từ chương trình Casa Herbalife Việt Nam. Chúng tôi sẽ cùng làm việc chặt chẽ với Herbalife Việt Nam để triển khai chương trình thật hiệu quả, mang đến những lợi ích thiết thực cho những người mà trung tâm đang chăm sóc".
Herbalife vừa ra mắt chương trình Casa Herbalife thứ 10 tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk.
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk là tổ chức trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk. Hoạt động chính của trung tâm là cung cấp hỗ trợ bảo trợ xã hội cho các cá nhân có hoàn cảnh khó khăn và những người cần được bảo vệ khẩn cấp. Trong giai đoạn 2024-2025, chương trình "Casa Herbalife Việt Nam" hỗ trợ 482 triệu đồng giúp tăng cường dinh dưỡng cho 440 hoàn cảnh khó khăn đang được chăm sóc nuôi dưỡng tại trung tâm.
Cô Huỳnh Tiểu Hương, Giám đốc Trung tâm Nhân đạo Quê Hương, chia sẻ: "Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Herbalife Việt Nam cũng như các anh, chị thành viên độc lập và nhân viên công ty đã mang chương trình Casa Herbalife Việt Nam đến với trung tâm chúng tôi. Tôi tin tưởng rằng sự hỗ trợ thiết thực mà chương trình mang lại không chỉ giúp các con khỏe mạnh hơn mà còn là nguồn động viên to lớn để các con phát huy thật tốt những tiềm năng của mình".
Đại diện Herbalife Việt Nam trao Quỹ hỗ trợ cho Trung tâm Nhân đạo Quê Hương tại Bình Dương.
Trung tâm Nhân đạo Quê Hương tọa lạc tại tỉnh Bình Dương là một tổ chức phi chính phủ trực thuộc Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam. Trung tâm thực hiện chức năng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em khó khăn, cơ nhỡ từ năm 2001. Trong giai đoạn 2024-2025, Chương Trình Casa Herbalife Việt Nam hỗ trợ trung tâm số tiền 482 triệu đồng nhằm giúp nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày của các em nhỏ nơi đây.
Đại diện Herbalife Việt Nam trao tặng quà cho các em nhỏ tại Trung tâm Nhân đạo Quê Hương (tỉnh Bình Dương).
Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng, được thành lập từ năm 1992. Trung tâm đang chăm sóc 300 trẻ em ở tất cả các dạng khuyết tật: khiếm thị, khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, vận động, đa tật. Herbalife Việt Nam hỗ trợ trung tâm số tiền 294 triệu đồng trong giai đoạn 2024-2025.
Đại diện Herbalife Việt Nam ký kết hỗ trợ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng.
Herbalife Việt Nam hỗ trợ số tiền 294 triệu đồng trong giai đoạn 2024-2025 cho Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng.
Chương trình "Casa Herbalife Việt Nam" được triển khai từ năm 2013 phù hợp với chương trình "Casa Herbalife" của quỹ Herbalife Family - Herbalife Family Foundation (HFF) với mục tiêu mang đến nguồn dinh dưỡng lành lạnh và kiến thức giáo dục cần thiết vì sức khỏe của trẻ em và cộng đồng.
Kể từ khi được triển khai, chương trình "Casa Herbalife Việt Nam" giúp hàng nghìn trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại 10 trung tâm Casa Herbalife Việt Nam được tiếp cận nguồn dinh dưỡng lành mạnh mỗi ngày với tổng số tiền hỗ trợ tính đến nay là hơn 24 tỷ đồng.
HFF, một tổ chức phi lợi nhuận, thực hiện sứ mệnh cải thiện cuộc sống của trẻ em và cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn trên toàn thế giới. HFF hỗ trợ các đối tác Casa Herbalife trên toàn cầu đang giúp cải thiện dinh dưỡng cho các cộng đồng đang gặp khó khăn và hỗ trợ các tổ chức thúc đẩy việc tiếp cận kiến thức dinh dưỡng và nguồn dinh dưỡng lành mạnh, hỗ trợ về thể chất và tham gia cứu trợ thiên tai.
Để biết thêm thông tin về HFF và cách ủng hộ quỹ, truy cập www.herbalifenutritionfoundation.org
" alt=""/>Herbalife Việt Nam hỗ trợ cải thiện bữa ăn cho hàng nghìn trẻ em khó khănTình hình dịch bệnh sởi tại TPHCM tính đến tuần 44 (Ảnh: SYT).
Theo Sở Y tế TPHCM, trẻ dưới 9 tháng tuổi là nhóm chưa đủ tuổi để tiêm vaccine phòng bệnh sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng, trong khi kháng thể từ mẹ truyền sang có thể đã sụt giảm dưới mức bảo vệ.
Từ đầu mùa dịch đến nay, số bệnh nhân dưới 9 tháng tuổi được ghi nhận là 349 trẻ, chiếm tỷ lệ 24% tổng số ca mắc (đặc biệt là ở nhóm 6-9 tháng tuổi). Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) cũng ghi nhận sự gia tăng số ca bệnh sởi mới ở nhóm 11 tuổi trở lên (282 trẻ, chiếm 20% tổng số ca mắc).
Bên cạnh đó, số ca mắc ở nhóm trẻ 1-5 tuổi cũng chưa ghi nhận có xu hướng giảm.
Trước diễn biến gia tăng số ca mắc sởi mới, UBND TPHCM đã ban hành văn bản về việc mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi trên địa bàn. Theo đó, Thành phố sẽ bổ sung 2 nhóm đối tượng tiêm chủng vaccine sởi.
Phụ huynh chủ động đưa con đi tiêm vaccine sởi (Ảnh: SYT).
Thứ nhất, người trong lớp học có ca mắc sởi tại trường trung học cơ sở, trung học phổ thông. Thứ hai, người chăm sóc người suy giảm miễn dịch tại các cơ sở trợ giúp xã hội hoặc các trại cai nghiện thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM.
Loại vaccine sử dụng là vaccine chứa thành phần sởi do ngân sách Thành phố mua hoặc do Bộ Y tế cấp.
Riêng đối với trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi, Sở Y tế TPHCM đã có văn bản kiến nghị với Bộ Y tế về việc tiêm chủng sởi. Thành phố sẽ triển khai tiêm ngay khi Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, vaccine sởi đơn giá có thể tiêm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tháng tuổi trong các vụ dịch, như là một biện pháp chống dịch tăng cường. Mũi vaccine này được xem như là mũi "sởi 0", sau đó trẻ vẫn tiếp tục được tiêm chủng 2 mũi sởi theo lịch của chương trình Tiêm chủng mở rộng vào lúc 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi.
Song song đó, Thành phố vẫn tiếp tục thực hiện chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 1-10 tuổi. Ngành y tế khuyến cáo phụ huynh và người thân trong gia đình cần chủ động tiêm phòng bệnh để bảo vệ trẻ.
" alt=""/>TPHCM tăng ca mắc sởi ngoại trú, đã có 3 trường hợp tử vong từ đầu nămVết loét điển hình do ấu trùng mò đốt, thường được tìm thấy sau nhiều ngày bệnh nhân sốt cao, nhập viện (Ảnh: Tú Anh).
Trước đó, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng điều trị cho bệnh nhân 83 tuổi, sốt cao kéo dài 10 ngày trước khi vào viện. Bệnh nhân sốt cao triền miên, có cơn rét run kèm theo đau đầu và ho thúng thắng.
Dù được điều trị tại bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh với chẩn đoán viêm phổi-phế quản, suy tim nhưng không đỡ, ngày càng nặng hơn.
Khi được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh nhân sốt cao, ý thức lơ mơ, kích thích vật vã, huyết áp tụt thấp, khó thở và thiểu niệu.
Khi thăm khám, bác sĩ tìm ra một vết loét điển hình do ấu trùng mò đốt ở vùng bìu với kích thước 1x1,5 cm, hình bầu dục, có vảy thâm. Kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh sốt mò biến chứng suy đa tạng (hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, rối loạn đông máu).
Hay như trường hợp nam bệnh nhân sinh năm 1971, nhập viện trong tình trạng sốt nóng, khó thở, mệt nhiều, đau đầu, huyết áp tụt 80/50mmHg, đau ngực. Trước thời điểm nhập viện, bệnh nhân sốt cao liên tục 7 ngày, nhiều cơn rét run, đau đầu, mệt, chán ăn và có vết loét vảy đen 2x2cm ở vùng liên mấu chuyển bên phải, có rỉ ít dịch, ấn tức nhẹ.
Kết quả chẩn đoán xác định bệnh nhân bị sốt mò, điều trị tích cực bằng kháng sinh đặc hiệu, tình trạng bệnh nhân nhanh chóng cải thiện.
Có thể chết người từ nốt đốt nhỏ
Bệnh sốt mò là một bệnh do tác nhân Rickettsia tsutsugamushi, truyền sang người khi bị ấu trùng mò đốt.
Khi bị ấu trùng mò đốt, bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng đặc trưng là sốt, sưng đau hạch (thường thấy ở hạch khu vực quanh vết mò đốt), phát ban ngoài da. Bệnh có thể gây biến chứng viêm cơ tim, sốc nhiễm khuẩn, tổn thương đa tạng dẫn đến tử vong.
Bệnh có thể được điều trị và phục hồi tốt nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tuy nhiên, bệnh lại dễ chẩn đoán nhầm, bỏ sót, do vết loét ấu trùng mò đốt thường kín đáo.
Về bệnh sốt mò, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận điều trị khoảng 150 trường hợp bị sốt do các loại côn trùng như mò, ve đốt.
Phần lớn các bệnh nhân khi nhập viện đều không biết, hoặc chủ quan dù thấy nốt côn trùng đốt. Chỉ đến khi sốt kéo dài, người mệt mỏi, vàng da… bệnh nhân mới tới viện khám và nhiều người ngỡ ngàng khi biết chỉ vì một vết côn trùng đốt tưởng như vô hại lại gây những biểu hiện trên.
Thực tế, sốt do ấu trùng mò đốt có thể gây những bệnh cảnh nặng như tình trạng nhiễm trùng huyết và suy đa phủ tạng. Các bác sĩ cảnh báo, có nhiều trường hợp suy đa phủ tạng thậm chí tử vong khi bệnh nhân không phát hiện và điều trị kịp thời.
Vì thế, tnếu thấy bỗng dưng sốt cao kéo dài, dai dẳng người dân cần nghĩ đến nguy cơ côn trùng đốt để đi khám. Nhất là những người sống, hoặc có đi đến những vùng rừng, núi nhiều cây cối rậm rạp, đây là những nơi có ấu trùng mò trú ẩn.
Người bệnh cũng nên tự kiểm tra trên cơ thể, nếu thấy các vết đốt màu đen trên nền da màu hồng bị viêm tấy kèm sốt kéo dài thì cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế, tránh để diễn biến kéo dài có thể gây vàng da, tổn thương gan, thậm chí có biến chứng nặng dẫn đến nhiễm trùng huyết, suy phủ tạng… đe dọa tính mạng.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Lâm khuyến cáo, nếu bắt buộc phải sống, làm việc trong điều kiện nguy cơ cao như vậy cần các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh bị ấu trùng mò đốt, như mặc đồ che kín cơ thể, tẩm hóa chất diệt côn trùng lên quần áo chăn màn, xịt thuốc vào không gian hoặc bôi thuốc xua đuổi côn trùng lên da.
" alt=""/>2 bệnh nhân suy đa tạng vì sốt mò, dễ chết người từ nốt đốt nhỏ