Soi kèo góc Ipswich vs Tottenham, 22h00 ngày 22/2
本文地址:http://game.tour-time.com/news/35b495454.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Los Angeles Galaxy vs San Diego, 07h00 ngày 24/2: Ra ngõ gặp núi
Kết quả bóng đá Crystal Palace 0
Trong một bài viết chung đăng tải trên trang Saipan Tribune, hai tác giả Celia Lamkin và Hoàng Việt cho rằng, các nước trong khu vực đang phải đối mặt với những thách thức xung đột từ các hành động nguy hiểm của Trung Quốc.
![]() |
Các tàu Trung Quốc xuất hiện ở khu vực Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hồi tháng 3/2021. Ảnh: Reuters |
Năm 2013, Philippines đã khiến cả thế giới bất ngờ khi kiện Trung Quốc ra trước Tòa Trọng tài quốc tế theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Sau 3 năm, Tòa Trọng tài đã ra phán quyết khẳng định chiến thắng cho Philippines vào ngày 12/7/2016.
5 năm đã trôi qua kể từ thời điểm đó nhưng tình hình Biển Đông vẫn còn biến động trước những hành động gây hấn của Trung Quốc.
Trung Quốc đã xây dựng và quân sự hóa các thực thể trên biển mà họ chiếm giữ. Họ cũng liên tục đe dọa và ngăn cản các nước khai thác vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ, mặc dù UNCLOS nêu rõ rằng Bắc Kinh không có các quyền này.
Từ đầu năm nay, Bắc Kinh đã thông qua Luật Hải cảnh mới, cho phép lực lượng hải cảnh nước này nổ súng vào tàu đánh cá của các nước khác mà họ tin vi phạm “vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc”. Vấn đề ở chỗ Bắc Kinh không giải thích rõ ràng “vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc” là gì. Có lẽ cả thế giới không còn ngạc nhiên khi Trung Quốc yêu sách chủ quyền với hơn 80% Biển Đông bằng cái gọi là “đường 9 đoạn”.
Liệu Trung Quốc có sử dụng lực lượng hải cảnh để tấn công và đe dọa tàu của các nước khác trên toàn bộ vùng biển nằm trong “đường 9 đoạn” hay không? Tòa Trọng tài khẳng định, cái gọi là “quyền lịch sử” bên trong đường 9 đoạn là không có cơ sở pháp lý và vi phạm các quy định của UNCLOS.
Đầu tháng 3/2021, Trung Quốc đã điều 220 tàu đánh cá đến Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và Philippines đã tố cáo Trung Quốc với thế giới.
Mặc dù Trung Quốc không chấp nhận hay tuân theo phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế, nhưng điều đó không có nghĩa là các nước khác cũng như vậy. Các phán quyết của các tòa án quốc tế và Tòa Trọng tài nói chung luôn đòi hỏi thái độ “thiện chí” của các quốc gia liên quan trong việc tôn trọng các quyết định này.
Đối với Philippines, nhờ phán quyết, Tổng thống Rodrigo Duterte đã có thể “đàm phán” với Trung Quốc, trong khi vào năm 2012, mọi nỗ lực “thương lượng” của chính quyền cựu Tổng thống Benigno S. Aquino III với Bắc Kinh về vấn đề bãi cạn Scarborough đều thất bại.
Đối với cộng đồng quốc tế, năm 2020 là một năm đặc biệt về phán quyết của Tòa Trọng tài. Bắt đầu với việc Malaysia đệ trình thềm lục địa mở rộng vào tháng 12/2019, một loạt quốc gia đã gửi các công hàm ngoại giao lên Liên Hợp Quốc về vấn đề Biển Đông, trong đó nhiều nước đã trực tiếp hoặc gián tiếp viện dẫn phán quyết.
Gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken tuyên bố: “5 năm trước, một Tòa Trọng tài được thành lập theo Công ước Luật Biển năm 1982 đã đưa ra một phán quyết đồng thuận và lâu dài, thẳng thừng bác bỏ các yêu sách chủ quyền Biển Đông rộng lớn của Trung Quốc, gọi đó là không có cơ sở luật pháp quốc tế. Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế, chấm dứt các hành vi khiêu khích và thực hiện các bước để trấn an cộng đồng quốc tế rằng, nước này cam kết tuân thủ trật tự hàng hải dựa trên luật lệ, tôn trọng quyền của tất cả các quốc gia lớn và nhỏ".
Tổ chức Global Affairs Canada cũng ra thông cáo nhấn mạnh: “Nhân kỷ niệm 5 năm ra phán quyết của tòa án được thành lập theo UNCLOS trong vấn đề Biển Đông, Canada nhắc lại sự cần thiết phải tuân thủ của tất cả các bên liên quan. Phán quyết này là một cột mốc quan trọng và là cơ sở hữu ích để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình”.
Đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ liên quan như Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia..., dù không phải là các bên có nghĩa vụ ràng buộc trong phán quyết nhưng việc bác bỏ “quyền lịch sử” bên trong “đường 9 đoạn” đồng nghĩa họ có lợi vì cái gọi là “đường 9 đoạn” đã xâm phạm vào các EEZ của họ.
Phán quyết đã mang tới các giải thích cho nhiều vấn đề của luật biển. Ngoài việc làm rõ mối quan hệ giữa “các quyền lịch sử” và UNCLOS, nó cũng giúp làm sáng tỏ các vấn đề mở trước đây liên quan đến điều 121 của UNCLOS. Những giải thích này sẽ đóng một vai trò quan trọng cho việc diễn giải trong các trường hợp tương tự.
Việt Nam là một trong những quốc gia ủng hộ mạnh mẽ Tòa Trọng tài và phán quyết. Ngày 5/12/2014, Việt Nam đã gửi công hàm tới Tòa Trọng tài, theo đó Việt Nam tuyên bố “không nghi ngờ gì rằng Tòa có thẩm quyền trong các thủ tục tố tụng này” và “ủng hộ thẩm quyền của Tòa trong việc diễn giải và áp dụng các điều 60, 80, 194 (5), 206, 293 (1) và 300 của Công ước và các văn kiện liên quan khác". Vì vậy, Việt Nam đã tán thành và công nhận quyền tài phán của Tòa Trọng tài trong tranh chấp và có thể được coi xem như sự ủng hộ của Việt Nam đối với phán quyết.
Đối với ASEAN, trước tình hình phức tạp do các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, các nước cần tăng cường đoàn kết, thống nhất và đóng vai trò trung tâm.
Hiệp hội đang nỗ lực xây dựng một cộng đồng thực sự hướng về con người, thông qua thúc đẩy hội nhập ASEAN sâu rộng hơn, triển khai hiệu quả các kế hoạch hợp tác nhằm mang lại lợi ích và tác động đến cuộc sống của người dân trong khu vực. Vì vậy, nếu vấn đề Biển Đông không được giải quyết, nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức này trong tương lai.
ASEAN và Trung Quốc phải ngay lập tức đạt được một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông có tính ràng buộc, thực chất, toàn diện và có ý nghĩa, trở thành công cụ hữu hiệu để ngăn ngừa xung đột, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn trên biển.
Tuấn Anh
Nhật Bản và Mỹ thúc giục Trung Quốc tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông.
">Phán quyết trọng tài về Biển Đông: Giá trị của niềm tin và lý trí
Các thông tin rao bán bao gồm những lỗ hổng đáng ngờ trong hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) 7 trường đại học của New Zealand, quyền truy cập vào 556 website trong lĩnh vực giáo dục và email của 31 tổ chức giáo dục. Tin tặc cũng chia sẻ thông tin đăng nhập và mật khẩu của 2.359 người dùng trong các trường đại học và các tổ chức đào tạo khác.
Tom Crisp - người sáng lập Cyber Sentience, cho biết thông tin đăng nhập cá nhân bị đánh cắp thường được bán với giá từ 2-10 USD và quyền truy cập vào máy chủ web của một trường học ở New Zealand được niêm yết với giá 8 USD.
Trong một báo cáo mới được công bố, Cyber Sentience cũng tìm thấy bằng chứng tin tặc đang sử dụng trang web của một trường tiểu học ở New Zealand để làm nơi tin tặc mới vào nghề thực hành.
"Vài năm trước, chúng tôi đã phát hiện các tin tặc nói tiếng Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Ả Rập trong các cộng đồng kín, chia sẻ lỗ hổng mạng ở các trường như một 'mục tiêu đào tạo'. Những người này khuyến khích, hướng dẫn, hỗ trợ những kẻ mới vào nghề sử dụng hệ thống mạng của trường học, cơ quan nhà nước để thực hành".
Stuart Wakefield, người đứng đầu cơ quan kỹ thuật số của Bộ Giáo dục New Zealand, cho biết mạng máy tính của các trường học được bảo vệ tốt, nhưng học sinh và nhân viên thường sử dụng máy tính và điện thoại của họ ở nhà và cho các mục đích khác ngoài việc học ở trường.
"Báo cáo cho thấy sinh viên đang sử dụng địa chỉ email do trường cấp cho toàn bộ các trang web và hệ thống cũng như các ứng dụng và dịch vụ khác và một số ít trong số đó đã bị xâm phạm", ông Wakefield nói.
Ông cho biết Bộ Giáo dục đã liên lạc với các trường học khi phát hiện ra thông tin đăng nhập của sinh viên và nhân viên bị đánh cắp, nhưng cho biết khó để xác định các tin tặc.
"Chúng ta đang chơi trò đuổi bắt. Đó là một doanh nghiệp tội phạm có tổ chức và đang cố gắng lợi dụng không chỉ các trường học, mà còn tất cả các cơ quan, tổ chức của New Zealand và tất cả người dân New Zealand", ông nói.
"Trong phạm vi có thể, chúng tôi đang nỗ lực hết mình vào những thứ giảm thiểu rủi ro đó, vì vậy các biện pháp phòng ngừa như sử dụng xác thực hai chiều và đảm bảo mọi người có mật khẩu đủ mạnh cũng như đảm bảo thiết bị được cập nhật bản mới nhất là cần thiết".
Tử Huy
Sinh viên dùng email trường truy cập bên ngoài, hàng nghìn dữ liệu bị rao bán
Nhận định, soi kèo Cruz Azul vs Queretaro, 08h05 ngày 24/2: Chủ thắng cả kèo lẫn trận
Như vậy, Thái Sơn Nam TPHCM bảo vệ thành công ngôi vô địch với 16/18 điểm, hơn đội về nhì TPHCM đúng... 8 điểm.
Ở trận đấu khép lại mùa giải, TPHCM thua chủ nhà Hà Nam 1-2. Các bàn thắng của Hà Nam do công của Thuỳ Linh và Đào Thị Ngân, trong khi TPHCM có được 1 bàn danh dự nhờ pha lập công của Kim Phụng.
Với trận thắng này, Hà Nam có 7 điểm, qua mặt Hà Nội giành tấm HCĐ. Trước lượt trận cuối, Hà Nam và Hà Nội so kè, cạnh tranh tấm HCĐ với 1 điểm cách biệt. Tuy vậy, ở thời khắc quyết định, Hà Nam đã không cho đội bóng Thủ đô cơ hội cạnh tranh khi tự quyết bằng chiến thắng 2-1 trước TPHCM, còn Hà Nội gục ngã trước nhà vô địch Thái Sơn Nam TPHCM.
Giải futsal nữ VĐQG 2024: Thái Sơn Nam TPHCM lên ngôi với thành tích bất bại
Ảnh: T.Đ
Kết quả bóng đá Olympic Việt Nam 4
Tham gia chiến dịch, Phương diện quân Ukraina 3 do Đại tướng Malinovsky làm tư lệnh có 6 tập đoàn quân (TĐQ) bộ binh gồm 57 sư đoàn bộ binh, 1 TĐQ không quân, 3 quân đoàn tăng thiết giáp, 1 cụm kỵ binh cơ giới; tổng quân số có 470.000 người, được trang bị 435 xe tăng và pháo tự hành, 12.678 pháo và súng cối, 436 máy bay... Phối hợp với PDQ Ukraina 3 là Hạm đội Biển Đen do Đô đốc Oktyabrsky chỉ huy.
![]() |
Quân đội Liên Xô tiến vào thành phố Odessa hồi tháng 4/1944. Ảnh: Wikipedia |
Phía Đức, đảm nhiệm phòng thủ khu vực duyên hải miền tây nam Ukraina là một bộ phận Cụm TĐQ A của Thống chế Kleist, gồm TĐQ 6, Đức (tái lập) có 16 sư đoàn và TĐQ 3, Romania có 4 sư đoàn; tổng quân số khoảng 350.000 người, trang bị 160 xe tăng và pháo tự hành, 3.200 pháo và súng cối, 550 máy bay. Các tuyến phòng thủ chủ yếu của quân Đức và Romania chủ yếu dựa vào sông Nam Bug và Dnister.
Ngày 26/3/1944, quân đoàn xe tăng 23 và quân đoàn cơ giới cận vệ 2 Hồng quân bất ngờ vượt sông Nam Bug ở phía bắc Voznesensk, đánh thiệt hại nặng sư đoàn bộ binh 9 Romania và sư đoàn bộ binh 153 Đức. Kleist điều sư đoàn xe tăng 23 từ Berezivka lên phản kích nhưng lại để hở hướng trung tâm mặt trận.
Đêm 27 rạng sáng ngày 28/3, cụm kỵ binh cơ giới Hồng quân vượt sông Nam Bug ở phía nam Voznesensk và tấn công ngay khi trời vừa sáng. Quân đoàn xe tăng 57 (Đức) không thể cản nổi, đến ngày 29/3 phải lùi về Berezivka, phải kéo sư đoàn xe tăng 3 SS từ Nikolayev về và tung toàn bộ hai sư đoàn xe tăng ra chống chọi.
Ngày 30/3, TĐQ cận vệ 8 và TĐQ 57 cũng vượt sông Tiligul và kéo đến công kích Berezivka từ phía đông. Không chống nổi đòn tấn công của Hồng quân, ngày 31/3, Kleist bỏ Berezivka, kéo quân đoàn xe tăng 57 về giữ Odessa. Các đơn vị Hồng quân chuyển hướng tấn công về 2 phía bắc và nam Odessa, cắt đứt con đường sắt từ Odessa lên phía bắc. Cụm quân Đức ở Odessa chỉ còn con đường sang Romania từ phía tây nam, qua bến phà ở cửa sông Dniepr.
Trên hướng Nikolayev, ngày 27/3/1944, TĐQ xung kích 5 mở cuộc tổng công kích vào thành phố này. Trung đoàn còn lại của sư đoàn xe tăng 9 (Đức) cùng các sư đoàn bộ binh 79, 294 (Đức) và 21 (Romania) không chống đỡ nổi với 11 sư đoàn bộ binh Liên Xô có lữ đoàn xe tăng cận vệ 20 tăng cường. Ngày 28/3, quân đoàn bộ binh cận vệ 10 giải phóng Nikolayev.
Mất Nikolayev, mất đường bộ rút về Odessa, tàn quân Đức-Romania tại Nikolayev buộc phải rút về pháo đài Ochakov cố thủ. Cuộc chiến tại pháo đài Ochakov kéo dài đến ngày 2/4 thì hơn 8.000 sĩ quan, binh lính Đức và Romania ra hàng. Cùng thời gian này, quân đoàn xe tăng 57 (Đức) vừa đánh vừa rút khỏi Nikolayev. Ngay khi vừa chuyển hết quân và xe tăng sang bờ tây sông Nam Bug, quân Đức cho nổ mìn phá hủy cây cầu đường bộ qua sông. Ngày 30/3, công binh Hồng quân bắc cây cầu phao dài gần 1km gần cây cầu cũ và cắt đứt đường bộ Nikolayev-Odessa.
Ngày 31/3, TĐQ 6 Hồng quân vượt cầu phao truy kích quân đoàn xe tăng 57 (Đức), tiêu diệt tàn quân của 2 sư đoàn Đức và Romania bị rớt lại sau rồi vượt sông Tiligul tiến về Odessa. Trong khi đó, sau khi thanh toán xong cụm quân Đức-Romania ở pháo đài Ochakov, quân đoàn bộ binh 37 cũng bắt kịp và cùng song hành với TĐQ 6 tấn công hướng đến Odessa.
Ngày 3/4, Hồng quân cắt đứt đường sắt Odessa-Tiraspol ở nhà ga đầu mối Kutschurgan, đặt cụm quân Đức ở Odessa trước nguy cơ bị hợp vây. Trước tình hình đó, quân Đức tổ chức một cuộc công kích lớn nhằm chiếm lại con đường sắt, tạo một cửa mở để rút lui sang bên kia sông Dnister. Tại khu vực nhà ga đầu mối Kutschurgan diễn ra các trận đánh quyết liệt, cho đến 7/4 thì quân Đức buộc phải bỏ ý định khai thông con đường sắt và chia làm hai cánh rút chạy. Các đơn vị Đức và Romania đóng xung quanh Odessa được phép tự do di tản.
Bị Hồng quân đánh bại và phải tháo chạy, quân Đức trút hết mọi tức giận lên đầu dân thường, khoảng 400 người dân bị tàn sát, trong đó có hơn 30 trẻ em.
Hạm đội Biển Đen đã điều động 3 tàu khu trục, 6 pháo hạm, hơn 20 xuồng chiến đấu áp sát bờ biển, ngăn chặn các tàu chiến Romania tiếp cận Odessa. Pháo hạm bắn yểm hộ dọc đường tiến quân của TĐQ xung kích 5 và bắn chặn vào đoàn quân Đức-Romania đang tháo chạy. Trong khi đó, các cuộc không kích của TĐQ không quân 17 đánh chìm các tàu vận tải của quân Đức tại cảng Odessa, loại bỏ khả năng rút lui bằng đường biển của quân Đức. Đêm 9/4, các đơn vị Hồng quân đột nhập vào Odessa từ phía bắc, phía đông và phía tây.
Các đội du kích ở khu vực Odessa dẫn đường cho quân chủ lực và tham gia dập tắt các ổ phòng ngự của quân Đức trong thành phố. Đặc biệt, họ đã tiêu diệt đại đội vệ binh Đức bảo vệ con đập ở cửa sông Peresyp, chặn đứng ý đồ tháo nước làm ngập lụt ngoại ô phía đông Odessa và mở đường cho TĐQ xung kích 5 tấn công vào thành phố. 10 giờ sáng 10/4/1944, Hồng quân hoàn toàn làm chủ thành phố Odessa.
Chỉ sau 20 ngày, PDQ Ukraina 3 đã đánh bại 20 sư đoàn Đức và Romania, tiến về phía tây hơn 180km, giải phóng một vùng rộng lớn ở nam Ukraina, mở cánh cửa vào vùng nam Moldova và Balkan.
>>> Đọc tin thế giới trên Vietnamnet
Nguyên Phong
Khu vực Korsun–Shevchenkovsky nằm trên hữu ngạn sông Dnepr, trước đây thuộc tỉnh Uman, nay thuộc tỉnh Cherkasy, Ukraina.
">Chiến dịch giúp Hồng quân Liên Xô mở cánh cửa vào Balkan
友情链接