Đỉnh điểm, giai đoạn bùng phát dịch Covid-19, BTC Bông lúa vàngtừng định bỏ cuộc vì hoàn cảnh quá ngặt nghèo. Chứng kiến nhiều thí sinh quay video dự thi từ nhà xưởng, khu cách ly... họ được tiếp thêm động lực, quyết tâm duy trì cuộc thi đến nay.
Ông Tuấn nói thêm, năm nay BTC đã cất công xuống các tỉnh miền Tây như Đồng Tháp, Bạc Liêu... tuyển sinh, nhờ vậy đạt được thành quả ngoài mong đợi.
Qua lần lượt các vòng thi Gieo hạt, Mạ non, Trổ đòngvà Lúa vàngtừ tháng 4 đến nay, 6 thí sinh vào vòng chung kết gồm: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Thanh Phường, Huỳnh Thị Lý, Nguyễn Quỳnh Như và Huỳnh Thị Bé Nhiên với những sở trường khác nhau.
Gala chung kết xếp hạng Bông lúa vàng2023 dự kiến diễn ra vào chiều 6/1/2024 tại Nhà hát VOH Music One của Đài. Người chiến thắng chung cuộc sẽ giành Cúp Bông lúa vàng cùng 100 triệu đồng.
Dịp tròn 30 năm tổ chức giải, BTC thực hiện loạt hoạt động gồm: chuyên mục, cuộc thi viết sáng tác, hoạt động triển lãm, hoạt động làm kỷ yếu...
Đặc biệt, Lễ kỷ niệm 30 năm cuộc thi Bông lúa vàng hôm 13/1/2024 tới sẽ quy tụ dàn nghệ sĩ từng đồng hành cuộc thi như: Bạch Tuyết, Trọng Phúc, Phượng Hằng, Phượng Loan, Mỹ Hằng, Thu Vân, Hải Long...
Cuộc thi Bông lúa vàngđược tổ chức lần đầu năm 1993, đạt kỷ lục Cuộc thi lâu đời nhất trong hệ thống phát thanh - truyền hình Việt Nam.
Đến nay, cuộc thi trải qua 30 năm tổ chức, hơn 1.500 chương trình phát sóng hằng tuần, trở thành bệ phóng của hàng nghìn tài năng cải lương như: NSƯT Tuyết Ngân, nghệ sĩ Minh Trường, NSƯT Đào Vũ Thanh, NSƯT Thu Vân…
Giải Nhất Bông lúa vàng 2012 Minh Trường chia sẻ về hôn nhân với vợ - nghệ sĩ cải lương Nhã Thy
NSND Bạch Tuyết tuổi 80 mở 'Học viện cải lương' giúp người trẻỞ tuổi 80 NSND Bạch Tuyết vẫn nhiệt huyết với các dự án nghệ thuật. Bà vừa thực hiện chương trình 'Học viện cải lương' để đào tạo những gương mặt và tác phẩm mới cho lĩnh vực này." alt=""/>Gần 500 người đăng ký cuộc thi NSND Bạch Tuyết làm giám khảoCô trò ở TPHCM trong chương trình ngày hội Xuân tại trường (Ảnh minh họa: Hoài Nam).
Chị Hoa cho biết, được nghỉ ít ngày hơn, gia đình đi lại đúng lúc cao điểm nhất. Riêng tiền vé máy bay của hai vợ chồng và hai đứa con hết gần 31 triệu đồng; thêm tiền taxi, xe cộ đi lại 4 chiều từ nhà ra sân bay hết hơn 2 triệu đồng.
Số tiền này để gia đình chị "mua" 5 ngày nghỉ Tết bên gia đình, tính ra mỗi ngày hơn 6 triệu chỉ riêng cho tiền đi lại.
Lịch các con nghỉ 9 ngày nhưng trước kỳ nghỉ, nhà chị dự kiến dành 1-2 ngày hoàn tất công việc, dọn dẹp, sửa soạn, sắm sanh; còn sau kỳ nghỉ phải vào sớm trước một ngày để chuẩn bị cho con đi học nên chỉ còn 6-7 ngày nghỉ. Trong đó, tính ra đã mất hai ngày cho việc di chuyển tàu xe dịp Tết nên thực tế chỉ ở quê được khoảng 5 ngày.
Theo chị Hoa, công việc của bố mẹ mỗi người một hoàn cảnh, người theo lịch chung, người làm tự do, ít nhiều có thể chủ động sắp xếp nhưng tất cả đều phải "nương" theo lịch học của con. Khi học sinh nghỉ Tết ít ngày, các gia đình sẽ bị bó hẹp khung thời gian Tết theo lịch của con.
"Mọi năm học sinh nghỉ Tết 14 ngày, đúng là có trường hợp gia đình phải tìm chỗ gửi con nhưng nhiều gia đình như nhà tôi là bố hoặc mẹ thu xếp đưa con về quê trước hoặc con đi cùng người thân về quê sớm. Tàu xe rẻ hơn và các con cũng có thời gian nghỉ ngơi dài hơn.
Năm nay các con nghỉ ngắn ngày, tôi tính không về vì đi lại quá tốn kém, quá gấp gáp nhưng năm nay mừng thọ bố tôi 80 tuổi, không thể không về", chị Hoa nói.
Bố mẹ phải chờ con... nghỉ Tết
Chị Trần Lê Dinh, ngụ ở Phú Hữu, TP Thủ Đức, TPHCM, làm việc tại bộ phận truyền thông của một ngân hàng cho biết, ở công ty chị những người xa quê được ưu tiên sắp xếp nghỉ trước lịch chính thức 3-4 ngày. Việc này giúp nhân viên tránh di chuyển cao điểm, cũng như có thêm thời gian bên gia đình.
Năm nay chị dự kiến nghỉ từ 23 tháng Chạp, theo kế hoạch ban đầu, 3 mẹ con sẽ về quê ở Thanh Hóa trước, còn chồng chị về sau như mọi năm. Nhưng năm nay đến 26 Tết, con mới được nghỉ học, chị phải ở lại chờ con và cả nhà sẽ di chuyển vào đúng dịp cao điểm nhất.
Gần 15 năm lập nghiệp ở TPHCM, đây là năm chị Dinh thấy học sinh có lịch nghỉ Tết ngắn ngày nhất, các năm trước các con được nghỉ khoảng 14 ngày.
"Năm nay học sinh nghỉ theo lịch chung của người lớn nên khả năng sẽ quá tải cho tàu xe đi lại những ngày cao điểm dịp Tết. Tính ra gia đình chỉ có thể về quê chơi Tết 5-6 ngày, nếu gia đình nội ngoại lại cách xa nhau thì cập rập cho các con quá", người mẹ bày tỏ.
Trường hợp anh Tuấn, ở quận 9 cũ còn oái oăm hơn khi hai vợ chồng kinh doanh vật liệu xây dựng, trước 20 tháng Chạp là cửa hàng đóng cửa, xong xuôi tất cả mọi việc.
Hàng năm, khi con được nghỉ Tết kéo dài 2 tuần, gia đình anh sắp xếp về quê rất thuận lợi nhưng năm nay, theo lịch nghỉ của con, vợ chồng anh chưa quyết định về quê hay không dù với gia đình đây là dịp sum vầy duy nhất và quan trọng nhất trong năm.
"Nhiều người nói không về Tết thì về dịp hè nhưng hè về gia đình không thể gặp anh chị em trong nhà cũng đi làm ăn xa, các cháu không được gặp nhau. Với tôi, không có dịp nào trong năm bù lại được không khí sum vầy và gắn kết của ngày Tết", anh Tuấn nói.
Theo một số phụ huynh xa quê đang làm việc tại TPHCM, ngành giáo dục, nhà trường có thể cân nhắc thêm việc học sinh có thể nghỉ Tết dài hơn một chút hoặc linh động cho các học sinh nghỉ phép sớm để bố mẹ có thể chủ động sắp xếp thời gian dịp Tết, có thời gian thoải mái hơn cho các con về thăm quê hoặc đi du lịch, tránh được cao điểm quá tải tàu xe ngày Tết.
Nhiều trường ngoài công lập cho học sinh nghỉ Tết 13-14 ngày
Việc này tạo điều kiện cho các gia đình chủ động lên kế hoạch dịp Tết và học sinh có thời gian đi lại về quê, du lịch trong kỳ nghỉ, nhiều trường ngoài công lập ở TPHCM cho học sinh nghỉ Tết Nguyên đán 2025 nhiều hơn so với lịch chung.
Tại Trường Royal, học sinh được nghỉ Tết 14 ngày, từ ngày 22/1 đến hết ngày 4/2/2025. Học sinh sẽ đi học trở lại vào ngày 5/2/2025.
Riêng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng bắt đầu nghỉ từ ngày 22/1/2025 nhưng trở lại làm việc sớm hơn học sinh 2 ngày, từ ngày 3/2/2025.
Theo thông báo của Hệ thống Trường Liên cấp Song ngữ ICS, học sinh nghỉ Tết 13 ngày, từ ngày 23/1/2025 đến hết ngày 4/2/2025 (tức từ 24 tháng Chạp đến hết ngày mùng 7 tháng Giêng).
" alt=""/>Học sinh TPHCM nghỉ Tết ít, mẹ xót ruột "30 triệu đi lại cho 5 ngày ở quê"Bao năm qua, học sinh Việt vẫn cứ 'cắm đầu' học theo kiểu cũ: học chăm, học giỏi Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Ngoại Ngữ cho nó chắc; học tủ, luyện giải đề thật nhiều cho thành thạo để chắc suất đại học cái đã... chứ cũng chẳng biết sau này dùng những kiến thức đó để làm gì? Dần dần, các em cứ như những cái máy giải bài, thiếu tư duy.
Có rất nhiều phương pháp rèn luyện tư duy, nhưng ở Việt Nam đến nay vẫn không có môn học chuyên về mảng này. Thế nên, các thế hệ học sinh Việt vẫn chỉ tự bập bõm tư duy qua những kinh nghiệm rời rạc, thiếu hệ thống. Vậy nên, phần lớn học sinh của ta bị đánh giá thiếu năng lực tư duy, dẫn tới thiếu khả năng ứng biến, thiếu óc sáng tạo, không có năng lực vạch ra hướng phát triển mới, trào lưu mới.
Để rồi cuối cùng, chúng ta vẫn rơi vào thế phải đi làm thuê cho mấy anh Tây, dù thực tế có thể họ dốt Toán, Lý, Hóa... hơn nhiều so với người Việt. Thứ lớn nhất mà họ hơn ta chính là tư duy".
Đó là chia sẻ của độc giả Phil Tranvề câu chuyện chất lượng giáo dục Việt Nam. Thực tế ở ta, rất nhiều người đánh giá cao giáo dục phương Tây hiện đại và tiên tiến. Vấn đề đặt ra là tại sao học sinh Việt đạt nhiều giải thưởng quốc tế, chương trình học cũng nặng hơn nước ngoài, nhưng sau khi ra trường vẫn bị đánh giá thấp trên thị trường lao động?
>> Bài toán tiểu học ở Việt Nam làm khó học sinh cấp hai Australia
Nói về chuyện dạy và học ở Việt Nam, bạn đọc Mr Kim nhận định: "Có một đặc điểm của học sinh Việt Nam là thường 'luyện gà nòi' các môn Toán, Lý, Hóa, cốt để đi thi lấy điểm cao, nhất là các kỳ thi quốc tế. Khi vào Đại học, học ở môi trường quốc tế, vào chuyên môn ứng dụng thì học sinh Việt đuối dần, thua ở nền tảng.
Vì vậy, tôi cho rằng, chương trình đào tạo nên tập trung vào thực tiễn, ứng dụng hơn là học kiểu 'bác học', dàn trải. Chương trình giáo dục nên phân cấp, phân ban ngay từ cấp hai, nhằm mục đích phân loại học sinh: một phần chuyển sang học nghề ngay sau cấp hai để bổ sung lực lượng lao động có tay nghề cho xã hội; phần còn lại có học lực tốt thì mới vào đại học".
"Tôi thắc mắc không hiểu sao chúng ta cho ra rất nhiều học sinh giỏi, học sinh xuất sắc, nhưng kỹ năng sống thì gần như bằng 0? Giáo dục của ta quá nặng tranh đua thành tích, hoàn toàn mất cân đối. Các học sinh giờ đây có thể phản biện, nhưng tôi thấy các cháu vẫn chỉ copy y nguyên phản biện của người khác, chỉ giỏi nói mà không giỏi làm. Giáo dục mà quá trọng chữ nghĩa, không trọng nghề, học không đi đôi với hành thì khó lòng đảm bảo chất lượng", độc giả Hoangnói thêm.
Đồng quan điểm, bạn đọcTrưởng ban kết lại: "Là một người đã đi học ở cả Việt Nam và Australia, tôi thấy rằng, không có giáo dục nước nào hơn toàn diện. Mỗi nước đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Nhưng cái hơn của giáo dục Australia là học sinh của họ áp dụng được kiến thức lớp 11, 12 lên đại học và ứng dụng được kiến thức đại học vào công việc thực tế. Giáo dục Việt Nam có phải thay đổi không? Tất nhiên là có, nhưng thay đổi thế nào thì cần phải cẩn trọng chứ không phải cứ bê nguyên chương trình giáo dục của người ta về là được".
" alt=""/>'Cắm đầu' học giỏi Toán, Lý, Hóa nhưng không biết để làm gì