Những nhà bán lẻ như Fivi Mart,âmthươngmạiếmặtsànvìsaoAeonMallvẫnmởrộngquymôbxh italia Circle K, Shop & Go, Vin+, V+… sẽ là những đối thủ đáng gờm của các đại gia bán lẻ có quy mô diện tích lớn như Aeon Mall, Metro, hay BigC.
Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam đã quyết định mở Trung tâm mua sắm tại khu vực quận Hà Đông (Hà Nội) với quy mô khoảng 95.000m2, tổng vốn đầu tư 200 triệu USD, dự kiến khai trương vào năm 2019.
Báo cáo mới đây Aeon Mall cho biết, tháng 2/2017, Aeon Mall kết thúc niên độ tài chính năm 2016 dự tính doanh thu cả năm khoảng 280 tỷ Yên (2,44 tỷ USD), lợi nhuận sau thuế 27 tỷ Yên (235,5 triệu USD), tăng trưởng lần lượt 22% và 10% so với năm trước. Đây được xem là mức doanh thu và lợi nhuận cao nhất của Aeon Mall từ trước đến nay. Kết quả này nhờ vào hàng loạt trung tâm mua sắm mới được mở trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2014 – 2016, số lượng trung tâm được mở lên gấp đôi những năm trước đó.
Tuy nhiên hiện chưa có thông tin về doanh thu và lợi nhuận của Aeon Mall tại Việt Nam, nhưng với 4 trung tâm mua sắm tại Việt Nam lần lượt được đưa vào sử dụng trong 2 năm qua, không rõ có đóng góp như thế nào cho kết quả kinh doanh nói trên.
Với quy mô 110 tỷ USD vào năm 2016 và dự báo sẽ tăng lên 180 tỷ USD vào năm 2020, Việt Nam được đánh giá là một trong 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Tuy nhiên, báo cáo của hãng Nghiên cứu thị trường Kantar WorldPanel vào tháng 10/2016 cho thấy, kênh bán lẻ hiện đại tại 4 thành phố lớn của Việt Nam đã tăng trưởng chậm hơn so với nhiều dự đoán trước đó.
Bên cạnh sự mở rộng không ngừng về quy mô của các nhà bán lẻ với các cửa hàng tiện lợi, nguồn cung khổng lồ của các Trung tâm Thương mại (TTTM) trong những năm tới dự kiến cũng sẽ là thách thức không nhỏ đối với Aeon Mall Hà Đông.
Theo báo cáo tóm tắt thị trường BĐS Việt Nam quý 4/2016 của Công ty JLL Việt Nam, chưa kể sự góp mặt của Aeon Mall Hà Đông, mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội dự kiến sẽ tăng thêm nguồn cung trong 2 năm tới với khoảng 260.000m2 diện tích bán lẻ được đưa vào thị trường, tăng 27,6% so với nguồn cung hiện tại. Điều này dẫn đến giá thuê dự kiến sẽ giảm do nguồn cung lớn.
Ở thời điểm hiện tại, tổng nguồn cung TTTM tại Hà Nội là 938.000m2, Mặt bằng bán lẻ cao cấp là 6.000m2, Siêu thị là 154.000m2, và Cửa hàng tiện ích là 45.000m2.
Hai TTTM mới hoàn thành trong quý 4/2016 là Vincom Center Nguyễn Chí Thanh và Vincom Center Phạm Ngọc Thạch cung cấp thêm cho thị trường bán lẻ Hà Nội gần 46.000m2. Đồng thời việc đóng cửa TTTM Parson với diện tích hơn 15.000 m2 mới đóng cửa trong tháng 12/2016, tổng diện tích nguồn cung TTTM và Mặt bằng bán lẻ cao cấp hiện tại đạt 944.000m2.
Tổng nguồn cung mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội. Nguồn: JLL. |
Tuy nhiên, ngoài 2 TTTM mới khai trương có tỷ lệ lấp đầy trên 90% ở thời điểm khai trương, báo cáo của JLL cho thấy tỷ lệ lấp đầy tại các TTTM tại Hà Nội chỉ đạt 76,5%, sức mua ghi nhận được vẫn khá thấp tại hầu hết các TTTM.
Giá thuê mặt bằng TTTM và điểm bán lẻ cao cấp đã giảm 0,3% và 0,7% so với quý trước. Giá thuê tại trung tâm gấp hơn ba lần giá tại khu vực ngoại thành.
Tổng nguồn cung TTTM tại Tp.HCM. Nguồn: JLL. |
Tại TP.HCM, công suất thuê tại các TTTM khu vực trung tâm giảm so với quý trước đó (đạt 87,0%). Trong k hi nguồn cung mặt sàn sẽ tăng đáng kể, đặc biệt là dự án Vincom Centre Landmark 81, dự kiến sẽ khai trương trong năm 2018 với tổng diện tích bán lẻ khoảng 46.345m2.
Dự báo trên cho thấy những nhà bán lẻ như Fivi Mart, Circle K, Shop & Go, Vin+, V+… sẽ là những đối thủ đáng gờm của các đại gia bán lẻ có quy mô diện tích lớn như Aeon Mall, Metro, hay BigC. Do vậy, để thị trường hấp thụ được lượng cung lên đến 95.000m2 là không dễ cho Aeon Mall Hà Đông.
Bất lợi lớn nhất của Aean Mall là các trung tâm này thường ở xa trung tâm thành phố Aeon Mall Bình Tân (Tp.HCM), Aeon Mall Long Biên (Hà Nội) và sắp tới là Aeon Mall Hà Đông là ví dụ. Cho dù đại gia bán lẻ Nhật Bản này cũng đã dùng nhiều cách để thu hút khách hàng như việc kết hợp trung tâm mua sắm với các khu vực vui chơi giải trí, nhà hàng, quán cà phê… để thu hút giới trẻ. Cùng với lợi thế lớn nhất của Aeon Mall là tâm lý chuộng phong cách Nhật Bản và chất lượng Nhật Bản của người Việt. Tuy nhiên, sau những ngày đầu khai trương khách chen chân chật ních thì sau đó các TTTM như Aeon Long Biên cũng không còn giữ được cảnh chen chân thăm quan, mua sắm vì vị trí xa trung tâm của nó.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, thị phần bán lẻ hiện đại ở Việt Nam mới chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ. Cả nước hiện có khoảng 724 siêu thị và 132 trung tâm thương mại. Dự báo đến năm 2020, kênh bán lẻ hiện đại sẽ chiếm 45%, cả nước có khoảng 1.200 – 1.300 siêu thị, số trung tâm thương mại cũng tăng lên trên 300 điểm.
TheoInfonet