Nam thanh niên không may mất lái, tông trúng xe khoai lang dựng bên đường (Ảnh cắt từ clip).
Đáng chú ý, sau khi phát hiện sự việc, chủ quán không những không tỏ ra khó chịu mà còn nhanh tay đỡ nam thanh niên dậy. Tiếp đó, nữ chủ xe khoai lang liền nhắc nam thanh niên đi vào trong quán ngồi để kiểm tra vết thương, còn chị này và các bạn nhân viên lo dọn dẹp hàng hóa vừa đổ vỡ.
Khoảnh khắc này ngay sau khi được chia sẻ lập tức nhận được "bão tim" từ cộng đồng mạng. Nhiều người bày tỏ lời khen ngợi sự tốt bụng và dễ thương của chủ quán lẫn nhân viên khi lo cứu người trước.
Được biết, sự việc xảy ra vào 14h ngày 16/11, tại tiệm khoai lang lắc số 124 Châu Thị Vĩnh Tế (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng).
Trò chuyện với phóng viên Dân trí, chị Phan Thị Phương (36 tuổi, chủ quán) cho hay, khi thanh niên đâm vào tủ bán hàng để trên vỉa hè thì dầu trong bếp điện văng tung tóe, đổ vào chân nạn nhân gây bỏng.
Phát hiện sự việc, chị nhanh chóng chạy lại rút dây điện của bếp để đảm bảo an toàn và gọi nam thanh niên vào quán ngồi để sơ cứu vết thương.
Lúc này, các vị khách trong quán cũng nhanh chóng giúp đỡ, dìu nạn nhân vào. Chủ nhà khi hay chuyện cũng vội vàng chạy lên lầu cắt lá nha đam, mang xuống đắp vào vết thương cho nam thanh niên. Mỗi người một việc, nhưng ai cũng lo lắng cho người bị nạn.
"Dù là người xa lạ, nhưng tôi nghĩ trong tình huống đó ai cũng sẽ xử lý giống như tôi, hỗ trợ cho người bị nạn trước, còn tài sản tính sau. May mắn vết thương được sơ cứu kịp thời nên không để lại hậu quả nặng", chị Phương nói.
Anh Trần Văn Linh (36 tuổi, chồng chị Phương) cho hay, lúc đó anh cũng vừa bước vào thì thấy mọi thứ ngổn ngang, nên vội đỡ xe máy của người bị nạn lên để cùng nhân viên dọn dẹp.
"Khi tôi đang dọn thì có 2 vị khách nước ngoài đi bộ ngang qua, họ không biết có chuyện gì nhưng cũng vào phụ giúp dựng tủ lên khiến tôi cảm thấy ấm lòng khi xung quanh còn rất nhiều người tốt, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi thấy hoạn nạn", anh Linh bộc bạch.
Anh Linh cho biết thêm, khi được sơ cứu xong vết thương, nam thanh niên có xin lỗi và ngày hôm sau quay lại mong muốn được đền bù số tiền gây hư hỏng tài sản nhưng anh từ chối nhận vì "còn người là còn tài sản".
"Tài sản bị thiệt hại cũng hơn 1 triệu đồng, nhưng đó là chuyện xui rủi của cả hai bên, không ai mong muốn cả. May mắn là người không bị gì, còn tài sản thì tự bản thân tôi có thể khắc phục được", anh Linh chia sẻ.
" alt=""/>Thanh niên tông đổ xe khoai chiên và phản ứng "triệu tim" của chủ quánTừ đó có thể hiểu, đất quy hoạch là diện tích đất thuộc quy hoạch, kế hoạch để thực hiện dự án, đường giao thông, công trình công cộng khác hoặc thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh. Thửa đất khi thuộc trường hợp này chủ yếu sẽ thu hồi theo quy định của pháp luật.
Hiện nay có 4 cách để biết đất có nằm trong quy hoạch hay không.
Thứ nhất là kiểm tra thông tin quy hoạch trên sổ đỏ. Theo Điều 11 Thông tư số 23/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thông tin quy hoạch sẽ được ghi trực tiếp tại phần Ghi chú trong sổ đỏ, trong đó thể hiện rõ phần đất (diện tích bao nhiêu m2) thuộc diện quy hoạch gì, khi bị thu hồi có được đền bù không cũng như tên công trình theo quy hoạch.
Thứ 2 là liên hệ cơ quan chức năng có thẩm quyền đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch. Người dân có thể đến trực tiếp Phòng Tài nguyên và Môi trường quận/huyện nơi có đất để hỏi cụ thể về thông tin quy hoạch. Dựa trên thông tin nhà đất mà người dân cung cấp, cán bộ chức năng sẽ tra cứu bản đồ quy hoạch và giải đáp cho họ biết mảnh đất đó có nằm trong khu quy hoạch nào hay không.
Đây là cách kiểm tra quy hoạch đất an toàn và có độ chính xác cao, tuy nhiên sẽ tốn thời gian và công sức cũng như phải chờ đợi khi nhu cầu kiểm tra đất quy hoạch tăng cao.
Thứ 3 là xin thông tin quy hoạch đất ở Văn phòng đăng ký đất đai. Người dân có thể khai thác hệ thống thông tin đất đai do Nhà nước cung cấp bằng các phiếu yêu cầu và thực hiện trả phí. Trong trường hợp từ chối cung cấp thông tin đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thứ 4 là tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến. Nếu đang không biết xem bản đồ quy hoạch ở đâu, người dân chỉ cần truy cập cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất và xem hướng dẫn được đăng tải.
Ví dụ, muốn tra cứu thông tin quy hoạch Hà Nội, người dân có thể truy cập vào Cổng thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Tại cổng thông tin này, quy hoạch sử dụng đất sẽ được cập nhật chi tiết theo từng quận, kèm theo đó là bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch để người dân tiện theo dõi. Tuy nhiên, hình thức tra cứu này chưa được phát triển rộng rãi ở nhiều địa phương.
Ngoài ra, hiện nay nhiều đơn vị đã cung cấp các ứng dụng tra cứu quy hoạch trực tuyến phù hợp với những người biết sử dụng công nghệ. Một cách làm truyền thống khác là trực tiếp khảo sát, hỏi người dân sinh sống tại khu vực có mảnh đất đó.
" alt=""/>4 cách để biết một mảnh đất có dính quy hoạch hay khôngTheo ông, khi có những trạng thái cảm xúc xuất phát từ những chấn thương hay nỗi niềm nặng nề hơn, tái diễn lặp đi lặp lại, đặc biệt đi kèm triệu chứng về thể chất rất đặc thù, có chấn thương tâm lý, đó là lúc chúng ta cần chữa lành.
Chẳng hạn, có nhiều bạn khi gặp một mùi hương, nghe một âm thanh, bản nhạc, kỷ niệm đau đớn từ thuở nhỏ tràn về đến nỗi các bạn có thể đông cứng người lại, thậm chí nhức đầu, đau bụng, nôn ói, mệt mỏi…
"Những dấu hiệu chấn thương tâm lý đó rất đặc thù và khi đó chúng ta cần chữa lành, nếu không nó cứ trở đi trở lại và chúng ta không thoát ly được cảm xúc đó. Nhưng chữa lành không đơn giản.
Không phải tất cả liệu pháp tâm lý đều dùng được vào việc chữa lành chấn thương tâm lý. Không phải đi du lịch là chữa lành", TS Phương lưu ý.
Bản thân ông cũng nhận thấy nhiều bạn trẻ gặp khó khăn về tâm lý, xuất phát từ mối quan hệ gia đình, tình cảm nhưng các bạn không đủ thời gian, tài chính để tìm kiếm hỗ trợ tâm lý phù hợp.
Mỗi người có bổn phận mang lại sự an lành cho bản thân và người xung quanh
TS Phương cho biết, vấn đề khó khăn nhất mà các bạn trẻ gặp phải là cảm xúc bất an, khổ đau, ám ảnh thường xuyên đẩy họ vào những cơn giận dữ, đau khổ, trầm cảm. Nó xuất phát từ nhiều yếu tố.
Có thể là những xung đột trong cách dạy dỗ, quan niệm sống của cha mẹ và con cái, thầy cô, nhà trường, học trò, quan hệ tình cảm mà các bạn đã va vấp đầu đời, những quan điểm sống mang tính chất tiêu cực, cứng nhắc, tuyệt đối.
Đặc biệt, kỳ vọng quá lớn của những người xung quanh đôi khi trở thành gánh nặng với nhiều bạn trẻ, đôi khi không giải quyết được, nó càng ngày càng tăng lên và khi cảm thấy bế tắc hoàn toàn thì dẫn đến trầm cảm.
"Đáng buồn hơn nữa là trong tâm trạng đấy, các bạn thường dẫn đến hành vi tự bại, hành vi cản trở sự thành công trong học tập, trong quan hệ, công việc, đôi khi dẫn đến hành vi tự hại như nghiện ngập, cắt tay, cắt chân.
Đau đớn nhất là nhiều bạn cùng quẫn, không tin ngoài kia có những người thương mình, dẫn tới hành vi tự sát", TS Phương chia sẻ.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy ngày càng có nhiều bạn trẻ gặp phải những rối loạn cảm xúc như vậy.
Đồng thời, trong thực tế dù hiện rất tràn lan nhưng ngành tâm lý, đặc biệt là tâm lý lâm sàng hay tâm lý tham vấn còn đang rất phôi thai, đang phát triển nên việc kiếm dịch vụ cho những chướng ngại khổ đau, vấn đề tâm lý không phải dễ dàng.
Vì thế, ông và các học trò quyết định tổ chức Ngày hội An lạc như một cơ hội để đóng góp cho xã hội, các bạn trẻ gặp vấn đề tâm lý nói chung.
"Khi tham gia các sự kiện như thế này, chúng tôi mong muốn các bạn trẻ chuyển hóa nhận thức, cảm xúc, hành vi chấn thương, khổ đau, gốc rễ sâu xa của bất an hiện tại. Mọi người đều có tiềm năng để chữa lành, chỉ cần nhìn lại cội rễ, làm quen với các phương pháp khoa học", TS Phương nói.
Theo ông, mỗi người có bổn phận mang lại sự an lành cho bản thân và người xung quanh. Tuy nhiên, trong cuộc sống hằng ngày, vì bận rộn, chấn thương, stress, đôi khi chúng ta quên mất sự kết nối với chính bản thân mình.
" alt=""/>"Chữa lành" theo trào lưu: Giới trẻ có thực sự cần?