Nhận định, soi kèo Erzurumspor FK vs Umraniyespor, 18h00 ngày 20/12
本文地址:http://game.tour-time.com/news/343e498956.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Soi kèo góc AC Milan vs Parma, 18h30 ngày 26/1
Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) vừa có Công điện gửi 15 Cục dự trữ Nhà nước khu vực chủ động ứng phó với cơn bão số 3 (bão Yagi) đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội, Tây Bắc, Vĩnh Phú, Hoàng Liên Sơn, Bắc Thái, Hà Bắc, Hải Hưng, Đông Bắc, Thái Bình, Hà Nam Ninh, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Đà Nẵng, Nghĩa Bình được yêu cầu tổ chức trực ban 24/24 giờ, thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin diễn biến của cơn bão để kịp thời có biện pháp phòng, chống ảnh hưởng của bão, mưa lũ gây ra.
Các đơn vị tăng cường kiểm tra kho, hàng dự trữ quốc gia; triển khai các biện pháp phòng, chống để đảm bảo an toàn về người, tài sản và hàng dự trữ quốc gia. Song song, các đơn vị này cần có phương án chủ động, phối hợp với chính quyền địa phương nơi có kho, hàng dự trữ quốc gia, trụ sở cơ quan dự trữ sẵn sàng ứng phó, khắc phục, xử lý, giải quyết kịp thời mọi tình huống xảy ra tại đơn vị.
Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực đang thực hiện nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia chủ động có kế hoạch triển khai thực hiện nhập, xuất hàng đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, tài sản và chất lượng hàng hóa.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước cũng yêu cầu các đơn vị cần có kế hoạch, phương án chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ quốc gia để tổ chức xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia, hỗ trợ các địa phương ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Dự báo 16h ngày 7/9, tâm siêu bão Yagi trên đất liền sẽ từ Quảng Ninh đến Nam Định, với cường độ bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 14.
">Yêu cầu sẵn sàng hàng dự trữ quốc gia để ứng phó siêu bão Yagi
Với một lượng cầu giá thấp đổ vào thị trường trong phiên chiều, VN-Index lấy lại được mốc 1.250 điểm, ghi nhận thiệt hại còn 10,14 điểm tương ứng 0,8% còn 1.254,64 điểm. Phân nửa cổ phiếu trong rổ VN30 giảm giá, chỉ số này đánh rơi 0,23%. HNX-Index giảm 2,14 điểm tương ứng 0,89% và UPCoM-Index giảm 1,12 điểm tương ứng 1,16%.
Toàn thị trường có 648 mã giảm giá, gấp gần 3 lần số mã tăng, trong đó 38 mã giảm sàn với 22 mã giảm sàn trên HoSE.
Thanh khoản HoSE đạt 923,62 triệu cổ phiếu tương ứng 21.115,16 tỷ đồng; HNX có 80,32 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 1.620,23 tỷ đồng và sàn UPCoM có 59,27 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 925,4 tỷ đồng.
VN-Index thu hẹp được thiệt hại nhờ sự hồi phục của cổ phiếu ngành ngân hàng và ngành thực phẩm - đồ uống.
Theo đó, mức điều chỉnh tại ACB, LPB, EIB, STB, SHB, MBB thu hẹp; BID, NAB và VPB về lại mốc tham chiếu. Đáng chú ý là có nhiều mã đã lấy lại được trạng thái tăng: HDB tăng 1,4%; khớp 10 triệu đơn vị; TPB tăng 1,1%, khớp 32,7 triệu đơn vị; TCB tăng 1,1%, khớp 14,5 triệu đơn vị, các mã khác như OCB, CTG, SSB, MSB, VCB cũng tăng giá và có thanh khoản tích cực.
Nhờ có MSB tăng 1,7%; SAB tăng 0,9%; VNM tăng nhẹ nên nhóm cổ phiếu thực phẩm - đồ uống cũng có chuyển biến tích cực. Dù vậy, vẫn có nhiều mã trong ngành này bị chiết khấu giá ở mức sâu như CMX giảm sàn, AGM giảm 5,1%; DBC giảm 4,8%; LSS giảm 4,5%; HNG giảm 3,4%; ANV giảm 3,2%.
Phiên hôm nay, cổ phiếu nhỏ bị bán mạnh. VNSML-Index đại diện nhóm cổ phiếu penny giảm 36,19 điểm tương ứng 2,4% còn VNMID-Index đại diện cho cổ phiếu vốn hóa trung bình giảm 29,91 điểm tương ứng 1,54%.
Lực bán tại nhóm ngành bất động sản vẫn mạnh mẽ: TIP, HDG và QCG giảm kịch sàn. Riêng HDG giảm sàn, trắng bên mua và khớp lệnh 10,7 triệu đơn vị; QCG trắng bên mua, khớp lệnh chưa tới 60.000 cổ phiếu nhưng dư bán sàn hơn 6 triệu đơn vị.
Một số mã khác như HTN, NVL, TDH thoát sàn song mức đóng cửa cuối phiên vẫn ghi nhận giảm sâu: HTN giảm 6,4%; NVL giảm 6,3%; TDH giảm 6,2%. Một loạt các mã khác chịu áp lực khá lớn như CRE giảm 4,3%; LHG giảm 4,3%; HQC giảm 3,7%; TCH giảm 3,7%; CCL giảm 3,4%.
Tương tự với nhóm xây dựng và vật liệu, cổ phiếu EVG và KPF giảm sàn, DPG và HBC thoát sàn nhưng đóng cửa vẫn thiệt hại khá lớn: DPG giảm 6,1%; HBC giảm 5,7%. Tại ngành tài nguyên cơ bản, cổ phiếu SMC và DLG trắng bên mua; SAV giảm 4,1%; TLH giảm 4%; HSG giảm 3,8%.
Loạt cổ phiếu ngành chứng khoán tiếp tục bị bán tháo gồm có TVS, CTS, VDS, APG. Các mã này kết phiên tại mức giảm sàn và trắng bên mua. VIX giảm 6,6%, khớp lệnh 27,7 triệu cổ phiếu; BSI giảm 5%; AGR giảm 4,9%.
Cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines có thêm một phiên giảm sàn về mức 24.350 đồng, khớp lệnh chỉ 1,2 triệu cổ phiếu nhưng còn dư bán sàn gần 4 triệu đơn vị.
Chỉ trong một tuần qua, HVN đã "bốc hơi" 27,5% thị giá, song thanh khoản giảm mạnh ở phiên hôm nay cho thấy, nhiều nhà đầu tư mua vào giá thấp, giá sàn HVN ở các phiên gần đây đang bị mắc kẹt lại.
Phiên 16/7, mã này giảm sàn nhưng khớp lệnh hơn 11 triệu cổ phiếu. Phiên 17/7, thanh khoản giảm còn 8,7 triệu đơn vị, đến phiên 18/7 thì mức khớp lệnh là 9,1 triệu đơn vị.
Không chỉ riêng HVN mà với nhiều cổ phiếu khác, với tình trạng suy giảm liên tục, những nhà giao dịch ngắn hạn đang phải chịu thử thách lớn do phải gồng lỗ.
Yếu tố tích cực của phiên giao dịch này là động thái trở lại mua ròng của khối ngoại. Nhóm nhà đầu tư này thực hiện mua ròng 456 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó mua ròng 436 tỷ đồng trên HoSE. Mã được mua ròng mạnh nhất là SBT với 376 tỷ đồng, FPT, POW, VND và SSI cũng được mua ròng.
">Cổ phiếu bị bán mạnh, nhà đầu tư "ngộp thở" gồng lỗ
Kiểm soát nợ xấu
Sáng nay (19/10), Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (mã chứng khoán: CTD) tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 (niên độ 1/7/2024 - 30/6/2025).
Một vấn đề tại Coteccons được quan tâm gần đây là nợ xấu ngày càng gia tăng, công ty phải trích lập dự phòng lớn. Tại ngày 30/6, Coteccons có gần 2.243 tỷ đồng nợ xấu, tăng khoảng 669 tỷ đồng trong một năm.
Phần lớn nợ xấu đến từ Công ty Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh), Công ty Saigon Glory (thuộc Bitexco, chủ đầu tư siêu dự án đối diện chợ Bến Thành) và Công ty Minh Việt (chủ đầu tư Tricon Towers).
Vì vậy, Coteccons phải trích lập dự phòng hơn 1.355 tỷ đồng, chiếm 60% tổng nợ xấu.
Nói về vấn đề này, ông Trần Ngọc Hải - Phó tổng giám đốc Coteccons phụ trách khối thương mại - thừa nhận việc trích lập dự phòng diễn ra trong 2-3 năm vừa qua, xuất phát từ những dự án dính nợ xấu trước đó, công ty chỉ hoàn thành việc trích lập dự phòng.
Ông Hải thừa nhận con số này có khả năng gây ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh nhưng công ty đã có phương án dự phòng để không bị ảnh hưởng.
Năm 2025, doanh nghiệp sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn thu hồi công nợ. Mục tiêu là không tăng giá trị trích lập dự phòng, không tăng nợ xấu. Dự kiến, công ty có thể thu hồi được khoảng 100 tỷ đồng trong năm này từ khoản nợ đã trích lập trước đó. Ngoài ra, công ty sẽ thiết lập một số cơ chế mạnh mẽ hơn về quản lý rủi ro, phân tích khách hàng... để giảm thiểu rủi ro nợ xấu.
Nói về kế hoạch kinh doanh, ông Hải nói năm 2024, Coteccons đạt doanh thu 21.045 tỷ đồng, tăng hơn 30% và lợi nhuận sau thuế 310 tỷ đồng. Giá trị backlog (giá trị hợp đồng chuyển tiếp) cho năm 2025 là 20.000 tỷ đồng.
Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng kép 20-30%/năm trong 4-5 năm tới. Riêng năm 2025, doanh thu kế hoạch 25.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 430 tỷ đồng, tăng lần lượt 19% và 39% so với thực hiện năm trước. Giá trị hợp đồng ký mới hơn 28.000 tỷ đồng.
Ông Hải thông tin quý đầu niên độ 2025, doanh thu đạt 4.708 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị hợp đồng ký mới hơn 8.500 tỷ đồng. Giá trị hợp đồng đang tham gia đấu thầu hơn 16.000 tỷ đồng. "Cơ hội trong năm 2025 rất lớn", ông Hải nói.
Đa dạng hóa doanh thu, tiến ra nước ngoài
Phó tổng giám đốc Coteccons Trần Ngọc Hải cho biết ngoài tập trung vào công nghiệp, Coteccons sẽ cân bằng các mảng khác nên bắt buộc đa dạng hóa, đưa doanh thu đến từ nhiều nguồn khác như xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư ra nước ngoài.
Về cơ sở hạ tầng, Chính phủ đang tập trung thực thi nhiều dự án đầu tư công. Đại diện Cotecccons cho biết sẽ tìm hiểu cơ hội xây dựng tại các dự án, mở rộng quan hệ với các cơ quan ban, ngành. Ông Hải kỳ vọng mảng hạ tầng sẽ mang lại doanh thu lớn trong các năm tới.
Với thị trường nước ngoài, công ty đang tham gia đầu tư với 2 phương án. Thứ nhất, công ty sẽ theo khách hàng ở Việt Nam muốn mang dự án ra nước ngoài. Thứ 2, công ty sẽ tìm kiếm thị trường tiềm năng, liên kết liên doanh với công ty địa phương ở nước ngoài.
Tuy nhiên, ông Hải thừa nhận công ty Việt ra nước ngoài gặp khó về địa lý, ngôn ngữ, văn hóa. Để ra nước ngoài, Coteccons phải mất 1-3 năm hoặc lâu hơn nữa. Nhưng lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng đây là định hướng đúng, đang xây nền móng cơ bản để bước vào thị trường nước ngoài với tiêu chí chắc chắn, an toàn, chậm nhưng chắc.
Ông Bolat Duisenov - Chủ tịch Coteccons - thừa nhận mục tiêu kinh doanh năm 2025 là đầy thách thức, tham vọng. Công ty đã đạt mức tăng trưởng kép 30%/năm trong 3 năm gần đây và làm sao để 4-5 năm nữa vẫn giữ vững nhịp tăng trưởng này?
Ông Bolat cho rằng một trong những kế hoạch trọng tâm là đa dạng hạng mục kinh doanh, tạo sức chống chịu tốt hơn với khủng hoảng thị trường và thách thức của kinh tế thế giới. Trong ngắn hạn, Coteccons chưa phát hành thêm trái phiếu.
Một điểm đáng chú ý tại họp đại hội lần này là Coteccons thay đổi tờ trình, từ không chia cổ tức thành chia cổ tức tỷ lệ 10% bằng tiền. Lần đầu tiên sau 4 năm (từ 2020), sau giai đoạn chuyển giao ban lãnh đạo cấp cao, Coteccons mới chia cổ tức. Ông Bolat giải thích đây là thời điểm phù hợp để triển khai nhằm thực hiện quyền lợi cổ đông.
">Nợ xấu ngày càng gia tăng, ông lớn xây dựng Coteccons xử lý sao?
Nhận định, soi kèo Nassaji Mazandaran vs Aluminium Arak, 20h15 ngày 27/1: Khách ‘ghi điểm’
Trong suốt phiên giao dịch hôm nay (20/8), VN-Index duy trì vận động trên vùng tham chiếu. Chỉ số bứt tốc vào phiên chiều, đóng cửa tăng 10,93 điểm tương ứng 0,87% lên 1.272,55 điểm. HNX-Index tăng 1,29 điểm tương ứng 0,55% và UPCoM-Index tăng 0,38 điểm tương ứng 0,41%.
Ngay sau khi VN-Index vượt mốc 1.270 điểm, dòng tiền đổ mạnh và quyết liệt hơn giúp chỉ số bứt tốc, thanh khoản cũng cải thiện so với phiên hôm qua.
Khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 810,15 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị giao dịch 19.016,25 tỷ đồng; HNX có 68,18 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 1.306,36 tỷ đồng và con số này trên UPCoM là 43,3 triệu cổ phiếu tương ứng 676,71 tỷ đồng.
Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã tăng. Sắc xanh chiếm ưu thế với 542 mã tăng giá, 30 mã tăng trần so với 299 mã giảm, 9 mã giảm sàn. HoSE thoát cảnh "xanh vỏ đỏ lòng" khi diễn biến tăng lan tỏa, có 264 mã tăng so với 136 mã giảm.
Nhóm cổ phiếu bất động sản bứt tốc. Một loạt cổ phiếu tăng trần và cháy hàng: DXG, FDC, PDR, HPX và SGR tăng kịch biên độ sàn HoSE, không hề có dư bán. Trong đó, DXG khớp lệnh 22,9 triệu cổ phiếu, dư mua giá trần 1,2 triệu đơn vị; PDR khớp lệnh 17,1 triệu cổ phiếu, dư mua giá trần 3,5 triệu đơn vị.
Nhiều mã khác đảo chiều thành công, từ trạng thái giảm giá trong phiên đã đóng cửa tăng mạnh. DIG tăng 5,7% lên 25.050 đồng, khớp lệnh 26,1 triệu cổ phiếu; HTN tăng 5,2%; NVL tăng 5% và khớp lệnh 25,5 triệu cổ phiếu; CCL tăng 4,8%; FIR tăng 4,4%; DXS tăng 4%; SCR tăng 3,5%; AGG tăng 3,4%...
Cổ phiếu bất động sản bứt tốc tăng mạnh trong bối cảnh câu chuyện đấu giá đất tại một số địa phương đang gây chú ý lớn trong dư luận và trên truyền thông.
Theo nhận định của Chứng khoán VNDirect, dòng tiền trên thị trường trong nửa đầu năm không dành nhiều sự quan tâm đến nhóm cổ phiếu ngành bất động sản nhà ở và các cổ phiếu ngành bất động sản đều có một xu hướng điều chỉnh trong nửa đầu năm.
Tuy nhiên, cổ phiếu các doanh nghiệp có khả năng duy trì khả năng bán hàng tốt, có câu chuyện như là tái cơ cấu doanh nghiệp thành công và tiềm năng tăng trưởng tốt nhờ lợi thế đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng của các dự án và hoàn thành đóng tiền sử dụng đất theo khung giá đất cũ của chính phủ để giữ được biên lợi nhuận tốt trong giai đoạn sắp tới đều giữ được mặt bằng giá tốt so với VN-Index.
Một phần nguyên nhân diễn biến giá của các cổ phiếu ngành bất động sản là do kết quả kinh doanh của nhóm bất động sản thường chậm vào nửa đầu năm, do đó chưa tạo được đủ hiệu ứng tốt lên tâm lý nhà đầu tư.
Trong nửa cuối năm, nhóm phân tích kỳ vọng tâm lý thị trường sẽ được hỗ trợ từ việc kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tăng tốc do đẩy mạnh hoạt động bàn giao nhà cho khách hàng.
Mặc dù vậy, cần nhiều thời gian hơn để các chính sách hỗ trợ và việc các luật bất động sản mới đi vào hiệu lực phát huy ảnh hưởng tích cực lên tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Do các luật mới, trước mắt, sẽ có những ảnh hưởng trái chiều lên thị trường bất động sản trong ngắn hạn.
Trong đó một số địa phương bắt đầu áp dụng bảng giá đất mới (với rủi ro giá đất tăng cao so với giá đang áp dụng để phù hợp với mặt bằng giá trên thị trường), sẽ tạo thêm áp lực tài chính lên các doanh nghiệp và khiến giá nhà khó hạ nhiệt. Mặt khác thì các quy định có lợi hơn cho người mua nhà như yêu cầu chủ đầu tư không được thu tiền cọc quá 5%, việc mở rộng phạm vi về quyền sở hữu nhà ở với người nước ngoài... sẽ hỗ trợ tâm lý người mua nhà.
Tóm lại, cơ hội đầu tư vào cổ phiếu ngành bất động sản sẽ phân hóa, những doanh nghiệp đã chứng minh được trong quá khứ là có năng lực triển khai dự án tốt, dự án đầy đủ pháp lý; bán được hàng trong thời gian qua (thể hiện qua doanh số bán trước); cũng như có tình hình tài chính lành mạnh, sử dụng đòn bẩy thấp… sẽ là những cơ hội đầu tư tiềm năng trong giai đoạn này.
Trở lại với thị trường hôm nay, cổ phiếu ngân hàng giữ vai trò đầu tàu dẫn dắt thị trường. Riêng VCB đóng góp 2,72 điểm cho VN-Index trong khi BID đóng góp 1,73 điểm. Cụ thể, BID tăng 2,6%; VCB tăng 2,3%; CTG tăng 1,7%. Tuy nhiên, nhóm này cũng ghi nhận sự điều chỉnh tại nhiều mã như LPB, NAB, HDB, VIB, EIB, OCB, TCB.
Cổ phiếu ngành chứng khoán tăng tốc. VND tăng 4% với khớp lệnh đạt 22,2 triệu cổ phiếu; EVF tăng 2,5%; CTS tăng 2,2%; TVS tăng 1,8%; DSE tăng 1,8%; AGR tăng 1,4%; VIX tăng 1,3%. Riêng VIX khớp lệnh đạt 37,7 triệu đơn vị.
Cổ phiếu PNJ vẫn tiếp tục nới rộng đà tăng. Mã này tăng thêm 3% lên 108.000 đồng, phá đỉnh cũ, thiết lập đỉnh mới; với khớp lệnh 3,3 triệu đơn vị. Cổ phiếu ô tô và phụ tùng lấy lại được trạng thái tăng giá: HAX tăng 1,5%; HHS tăng 1,1%; DRC tăng 0,4%.
">Giữa ồn ào đấu giá đất, cổ phiếu bất động sản ồ ạt tăng
Văn Đức, Xuân Mạnh sớm trở lại SLNA, tự tin dự King's Cup 2019
Chiều 22/11, Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu về việc bổ nhiệm ông Phan Hồng Tiến, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Hữu Lũng giữ chức Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn.
Trước đó, Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn đã công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Thúy, Trưởng phòng Nội chính, Văn phòng UBND tỉnh giữ chức vụ Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh từ ngày 22/11.
Từ đầu tháng 11 đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã điều động, bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh.
Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã luân chuyển, chỉ định ông Vũ Hoàng Quý, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Huyện ủy Hữu Lũng, nhiệm kỳ 2020-2025 từ ngày 22/11.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn cũng đã điều động, chỉ định ông Nguyễn Ngọc Thiều, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Huyện ủy Cao Lộc nhiệm kỳ 2020-2025.
Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đã điều động, bổ nhiệm ông Vi Nông Trường, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng giữ chức Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Duy Anh, Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
">Lạng Sơn điều động, bổ nhiệm hàng loạt vị trí lãnh đạo chủ chốt
友情链接