Là dự án hợp tác với FPT IS để triển khai, mục tiêu của dự án nhằm tối ưu hoá quy trình nghiệp vụ, tổ chức quản lý và điều hành các dịch vụ bưu chính theo hướng tin học hoá, nâng cao năng suất lao động, chất lượng dịch vụ và hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh. Sau khi dự án hoàn thành và ứng dụng vào thực tế, toàn bộ dữ liệu của VietnamPost đều được xử lý tự động, tích hợp kết nối và lưu trữ tập trung dữ liệu thành một hệ thống thông tin đồng nhất.
![]() |
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng đã chứng kiến lễ ký hợp tác giữa VietnamPost và FPT IS. Ảnh: Q.B |
Chủ tịch HĐTV Đỗ Ngọc Bình cho biết, dự án đầu tư giải pháp đồng bộ được Bộ TT&TT phê chuẩn và Tổng công ty có trách nhiệm triển khai. "Dự án này là công cụ để Tổng công ty quy hoạch lại dich vụ, tổ chức lại toàn bộ quá trình sản xuất. Sự thành công của dự án này quyết định sự thành bại của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam".
Cán bộ công nhân viên, đặc biệt là giao dịch viên của VietnamPost có thể khai thác thông tin, báo cáo trực tiếp trên hệ thống theo thời gian thực… Người dân và khách hàng sẽ có thể ttiết kiệm thời gian chờ đợi làm thủ tục, áp lực tại các quầy giao dịch sẽ được giảm đáng kể.
Các chỉ đạo và điều hành của Tổng công ty cũng được đưa xuống các bưu điện tỉnh, thành phố, cùng các bưu cục một cách thống nhất, chuẩn hóa, thay thế phương thức tổng hợp rời rạc hiện tại.
Được biết đây là dự án CNTT có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của Bưu điện VN. Dự kiến trong vòng 27 tháng, FPT IS sẽ triển khai 2 hệ thống là tự động hoá giao dịch (CAS) và quản lý điều hành (BI) cho phía VietnamPost.
Trước mắt, dự án sẽ triển khai thí điểm tại khối cơ quan Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh và Bưu điện tỉnh Bắc Ninh. Sau giai đoạn thí điểm, Ban điều hành sẽ rút kinh nghiệm, tổ chức đào tạo chuyển giao công nghệ và mở rộng triển khai trên toàn mạng lưới.
Chứng kiến lễ ký, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng cũng nhấn mạnh đây là một dự án tối quan trọng, có ý nghĩa, sẽ giúp Tổng công ty BĐVN hoạt động hiệu quả hơn nữa. Cũng theo ông đánh giá, VietnamPost đã trải qua nhiều khâu thẩm định, lựa chọn, và phê duyệt của các ban ngành theo đúng quy định của Nhà nước trước khi đi đến sự hợp tác này. Phía FPT cũng đã chuẩn bị, nghiêm túc thực hiện dự án cùng với năng lực, sự quan tâm của các đơn vị về vai trò ứng dụng CNTT.
"Bộ TT&TT tin tưởng dự án triển khai theo đúng lộ trình đề ra, với chất lượng cao nhất", Thứ trưởng cho biết. Đồng thời, Thứ trưởng mong muốn hai bên hợp tác toàn diện hơn nữa trên nhiều mặt để khai thác các thế mạnh của nhau; kịp thời có báo cáo để Bộ TT&TT tạo điều kiện và hướng tới triển khai các dự án không chỉ đầu tư mà thuê dịch vụ CNTT.
T.C
" alt=""/>Bưu điện VN sẽ tự động hóa giao dịch, quản lý điều hànhGóp ý về việc xây dựng chính sách về CNTT, ông Hoàng Lê Minh, Viện trưởng Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số đề xuất, khi nghiên cứu chính sách về phát triển CNTT cần tập trung vào 3 lĩnh vực trọng điểm là hạ tầng, dịch vụ và doanh nghiệp.
Về hạ tầng CNTT nói chung ở nước ta đã có quy hoạch tốt nhưng việc quản lý để phát triển các dịch vụ trên hạ tầng này chưa thấy rõ vai trò của nhà nước. Nhà nước cần phát huy tốt vai trò của mình, đưa ra các chính sách để phát triển tốt mảng này, kể cả về nội dung số và mạng xã hội.
Về phát triển dịch vụ CNTT, cần có biện pháp đưa ra nhiều dịch vụ hơn. Hiện tại Đề án phát triển sản phẩm CNTT trọng điểm quốc gia đã được duyệt, tuy nhiên ông Minh cho rằng, khái niệm này là một tư duy cũ, tư duy của thời kỳ đầu phát triển CNTT; do đó cần thay đổi tư duy về việc phát triển dịch vụ CNTT hoặc đổi tên cho Đề án.
Đối với phát triển doanh nghiệp thì phải có chính sách thúc đẩy nội lực doanh nghiệp Việt Nam tham gia làm sản phẩm cung cấp cho thị trường CNTT trong nước và thế giới. Sự phát triển chung của toàn thị trường Việt Nam khá nhanh, nhưng số lượng các tập đoàn CNTT lớn của nước ngoài khá nhiều trong đó có Samsung, các doanh nghiệp nước ngoài đã chiếm lĩnh tỷ trọng lớn trên thị trường. Do vậy, rất cần có chính sách giúp các doanh nghiệp Việt có thể phát triển được, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp. Phải làm thế nào để các doanh nghiệp lớn lôi kéo những doanh nghiệp nhỏ vào làm CNTT.
Ông Hoàng Lê Minh cũng nêu ra một bất cập rất lớn về chính sách. Ví dụ, Viettel có tiềm lực lớn, có nguồn vốn lớn và được Chính phủ cho phép dùng 2.000 tỷ đồng để phát triển khoa học công nghệ. Tuy nhiên, rất nhiều sản phẩm CNTT Viettel vẫn đi ký với Microsoft và các doanh nghiệp nước ngoài khác mang về bán.
" alt=""/>Cần có chính sách để “ông lớn' lôi kéo doanh nghiệp nhỏ vào làm CNTTỨng dụng Google trên iOS vừa được cập nhật phiên bản mới cho phép cải tiến tốc độ tìm kiếm và tối ưu hóa hiệu suất.
Phó chủ tịch quản lý sản phẩm, ông Tamar Yehoshua tự hào cho biết: "Mỗi lần bạn mở ứng dụng hoặc thực hiện tính năng tìm kiếm, tất cả dữ liệu sẽ được tải nhanh hơn. Cho dù bạn có nhận thấy sự khác biệt hay không, những thay đổi nhỏ này vẫn sẽ giúp bạn tiết kiệm 6,5 triệu giờ trong năm nay".
Sự cải tiến đáng kinh ngạc này của ứng dụng Google phần lớn nhờ nền tảng Accelerated Mobile Pages (AMP). Thực chất, đây là một bộ khung HTML với bộ nguồn mở riêng được phát triển dành riêng cho di động. Với AMP, các nội dung như bài viết, hình ảnh hoặc video... vẫn sẽ được hiển thị trọn vẹn không khác gì so với phiên bản web. Thậm chí tốc độ tải còn nhanh hơn nhiều so với web.
Vậy nhìn vào đâu để biết nền tảng này đang hoạt động trên ứng dụng Google? Bạn có thể sẽ thấy biểu tượng hình tia sét và chữ AMP bên cạnh nằm ở phía dưới mỗi bài viết trong mục Top Stories khi tìm kiếm.
Trang The Vergenhận định, với sự ra mắt AMP, Google đã bắt đầu nhen nhóm cuộc chiến với Instant Artices của Facebook. Trước đó, mạng xã hội lớn nhất hành tinh đã giới thiệu Instant Artices vào tháng 5/2015.
Đây là công cụ được Facebook xây dựng nhằm khắc phục các vấn đề liên quan đến tốc độ tải trang web trên các thiết bị di động. Một trong những điểm nổi bật của Instant Artices chính là khả năng hiển thị các bài viết chèn sẵn trong ứng dụng, và người dùng có thể tương tác như lưu hoặc xem bài viết ngay trong ứng dụng dễ dàng.
" alt=""/>Google tăng tốc tính năng tìm kiếm trên iOS