Với chủ đề "Dòng chảy tinh hoa", diễn đàn sẽ diễn ra Lễ ký thỏa thuận liên kết phát triển du lịch giữa lãnh đạo các tỉnh, TP gồm: Hà Nội, TP.HCM và 5 tỉnh miền Trung (Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế); Thỏa thuận hợp tác giữa các Hãng hàng không Việt Nam với Hiệp hội Du lịch các tỉnh, thành…
TP.Hội An- điểm du lịch được nhiều du khách ưa thích. Ảnh: Zing |
Sự kiện này còn có diễn đàn trực tuyến nhằm tìm kiếm các góp ý, giải pháp phát triển du lịch từ du khách, chuyên gia và bạn đọc.
Bên cạnh đó, diễn đàn còn có chương trình Không gian kết nối doanh nghiệp du lịch "Business Matching" - nơi gặp gỡ trực tiếp, giao lưu, giới thiệu sản phẩm, mua bán, ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp cung ứng du lịch ưu tú tại các tỉnh miền Trung với các doanh nghiệp du lịch/lữ hành tại hai đầu đất nước.
Họp báo về Diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa Hà Nội, TP.HCM và 5 tỉnh miền Trung sáng 18/11 tại Hà Nội. |
Trong bối cảnh ngành du lịch toàn cầu chịu tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19, việc đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch liên kết vùng là giải pháp hiệu quả nhằm tái khởi động các hoạt động du lịch, quảng bá du lịch các địa phương, thúc đẩy người dân đi du lịch trong nước, góp phần xây dựng thị trường du lịch nội địa sôi động, bền vững.
Đây sẽ là tiền đề để tạo ra các sản phẩm liên kết vùng đặc sắc, có chất lượng nhằm chuẩn bị cho việc đón du khách quốc tế quay trở lại sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát hoàn toàn.
Một giải đấu không có thẻ vàng, thẻ đỏ, chỉ có tiếng cười vừa diễn ra ở xã Húc Động (huyện Bình Liêu, Quảng Ninh).
" alt=""/>Hà Nội, TP.HCM và 5 tỉnh miền Trung ‘bắt tay’ phát triển du lịchBố mẹ tôi nôn nóng, hối thúc rồi mai mối cho tôi nhiều người nhưng tôi chẳng ưng ai cả. Cho đến khi gặp Lân, tôi mới mở lòng mình. Lân nhỏ hơn tôi 5 tuổi, sự nghiệp cũng bình thường, được cái nhiệt tình, miệng mồm nhanh nhảu.
Ban đầu, tôi gọi Lân là em và cư xử như một người chị gái. Nhưng cậu ấy theo đuổi tôi mạnh quá, lại thêm miệng lưỡi ngọt ngào nên tôi xiêu lòng. Yêu nhau được 4 tháng, Lân đưa tôi về ra mắt gia đình anh.
Để tạo ấn tượng tốt, tôi đã trang điểm nhạt, ăn mặc cũng giản dị và gọi taxi đi. Tôi còn chu đáo khi mua một vài món quà tặng bố mẹ anh ấy cùng một giỏ trái cây xịn xò.
Ấy vậy mà vừa thấy mặt tôi, mẹ Lân đã tỏ ra khó chịu. Tôi vừa vào nhà, bà đã đóng mạnh cổng như kiểu chẳng hề mong muốn gặp tôi. Lúc đó, tôi đã bực mình rồi nhưng cố nín nhịn.
Vào nhà, bà bắt đầu khai thác thông tin từ tôi. Nào là đang làm gì, lương tháng bao nhiêu, có nhà có xe chưa? Tôi cười, nói rằng tôi đang bán hàng, thu nhập đủ dùng. Bố mẹ tôi cũng buôn bán bình thường thôi.
Càng nói, sắc mặt mẹ chồng tương lai tôi càng tối sầm lại. Sau đó, bà bực bội nói thẳng với tôi rằng: "Cô vừa già vừa xấu, sao lại yêu con trai tôi?".
Tôi sững sờ, không ngờ bà lại nói thẳng toẹt như thế. Mặc cho Lân và bố anh nháy mắt ra hiệu, bà vẫn cứ dùng những lời chẳng mấy tốt đẹp để nói chuyện với tôi.
Tôi vẫn ngồi im, nghe bà nói xong thì bình tĩnh lấy chùm chìa khóa ô tô rồi làm như vô tình đặt lên bàn cùng với cái điện thoại hơn 40 triệu.
Tôi cười nhẹ nhàng nói rằng tôi là quản lý của Lân, chính anh theo đuổi tôi gắt quá nên tôi mềm lòng. Ngay lập tức, mẹ người yêu thay đổi hẳn thái độ. Bà niềm nở hẳn với tôi.
Trong bữa cơm, bà còn gắp thức ăn cho tôi. Tiễn tôi về, bà còn bảo tôi lần sau lại đến chơi. Nhưng tôi mất hết cảm giác với người phụ nữ này.
Những hành động của bà ấy chẳng khác nào đang lấy lòng tôi chỉ vì biết tôi là người có tiền, có quyền.
Giờ Lân hỏi cưới nhưng tôi vẫn dùng dằng. Thứ nhất, tuổi tôi đã lớn, nếu không cưới thì sợ sau này khó lấy được chồng. Thứ hai, tôi sợ mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu vì mẹ chồng tương lai của tôi chẳng thật lòng chút nào. Hơn nữa, liệu Lân yêu tôi thật hay chỉ đang ngắm vào số tài sản tôi đang có thôi đây?
Có bữa cơm, tôi chỉ ngồi ăn không, không được phép gắp thức ăn. Con tôi thương mẹ gắp cho mẹ miếng thịt vào bát, ông ấy còn thò tay vào bát tôi bốc miếng thịt ném đi.
" alt=""/>Bị chê vừa già vừa xấu khi về ra mắt nhà người yêuChẳng hạn, trường Đại học Thương mại lấy từ 25 đến 27 điểm. So với năm ngoái, ngưỡng thấp nhất tăng 1 điểm, mức cao nhất không đổi. Tương tự, tại trường Đại học Ngoại Thương, Nha Trang, Kinh tế quốc dân, mức tăng chỉ quanh 0,5.
Một số trường có biến động mạnh hơn, như Đại học Công nghiệp TP HCM tăng 2,5 điểm ở ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ kỹ thuật nhiệt và Luật quốc tế.
Mức tăng mạnh nhất là Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam và Đại học Văn hóa TP HCM. Năm ngoái, điểm chuẩn của Học viện Thanh thiếu niên từ 17 đến 24, còn năm nay thấp nhất cũng là 24,5, cao nhất 27,5. Ở Đại học Văn hóa TP HCM, đầu vào các ngành tăng từ 3 đến 8,5 điểm.
Điểm chuẩn đại học tăng là điều đã được dự đoán khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi tốt nghiệp THPT hồi giữa tháng 7. Lý do là điểm trung bình của 6 trong 9 môn thi tốt nghiệp tăng từ 0,06 đến 1,04, trong đó 4 môn thuộc tổ hợp xét tuyển chính của nhiều trường là Toán, Văn, Tiếng Anh, Vật lý.
Cùng đó, hệ thống của Bộ ghi nhận hơn 733.000 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, tăng 73.000 so với năm ngoái.
Điểm chuẩn các đại học và học phí năm 2024
Sư phạm lên ngôi
Đại học Sư phạm Hà Nội ghi nhận mức đầu vào kỷ lục, kể từ năm 2015 - thời điểm kỳ thi THPT được đổi mới, vừa dùng xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học.
Trong đó, ngành Sư phạm Lịch sử và Sư phạm Ngữ văn lấy 29,3 điểm, cũng là mức điểm chuẩn cao nhất toàn quốc. Nếu không có điểm ưu tiên, thí sinh phải đạt trung bình gần 9,8 điểm mỗi môn mới trúng tuyển.
Với các trường đào tạo Sư phạm khác như Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội hay Sư phạm Hà Nội 2 (Vĩnh Phúc), Sư phạm Thái Nguyên, Sư phạm Huế, đầu vào cao nhất đều trên 28, gần chạm mốc 29.
Ngành Sư phạm cũng dẫn đầu các trường đào tạo đa ngành như Đại học Vinh, Cần Thơ với mức điểm chuẩn trên 28. Hay ở đại học có quy mô nhỏ như Hoa Lư ở Ninh Bình, điểm chuẩn Sư phạm mầm non lên đến 27,97. Tất cả tăng so với năm ngoái.
" alt=""/>Điểm chuẩn Sư phạm lên ngôi, Công nghệ và Logistics giữ độ 'hot'