当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Spartak Trnava vs Zlin, 19h ngày 2/12 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Ajax vs Heracles Almelo, 22h45 ngày 16/2: Khách tự tin
NGÀY GIỜ
TRẬN ĐẤU
TRỰC TIẾP
ASIAN CUP 2023 – VÒNG BẢNG
12/01
23:00
Qatar 3-0 Lebanon
FPT Play
NGOẠI HẠNG ANH 2023/24 – VÒNG 21
13/01
02:45
Burnley 1-1 Luton
K+SPORT 1
VĐQG TÂY BAN NHA 2023/24 – VÒNG 20
13/01
03:00
Sevilla 2-3 Alaves
SCTV 15
VĐQG ĐỨC 2023/24 – VÒNG 17
13/01
02:30
Bayern Munich 3-0 Hoffenheim
ON SPORTS NEWS
VĐQG PHÁP 2023/24 – VÒNG 18
13/01
03:00
Marseille 1-1 Strasbourg
ON SPORTS
VĐQG HÀ LAN 2023/24 – VÒNG 17
13/01
02:00
RKC Waalwijk 1-2 Heracles
VĐQG BỒ ĐÀO NHA 2023/24 – VÒNG 17
13/01
03:15
Portimonense 1-0 Farense
HẠNG NHẤT ANH 2023/24 – VÒNG 27
13/01
03:00
Hull City 1-2 Norwich
HẠNG 2 TÂY BAN NHA 2023/24 – VÒNG 22
13/01
02:30
Eibar 2-0 Santander
HẠNG 2 ITALIA 2023/24 – VÒNG 20
13/01
02:30
Catanzaro 5-3 Lecco
VĐQG MEXICO 2024 – VÒNG 1
13/01
08:00
Queretaro - Toluca
13/01
10:00
Mazatlan - San Luis
VĐQG AUSTRALIA 2023/24 – VÒNG 12
12/01
13:30
Macarthur 3-3 Western Utd
12/01
16:15
Melbourne City 0-1 Western Sydney
SIÊU CÚP TÂY BAN NHA 2024 – BÁN KẾT | ||
12/01 | Barcelona 2-0 Osasuna | |
COPPA ITALIA 2023/24 – TỨ KẾT | ||
12/01 | Juventus 4-0 Frosinone | |
CÚP LIÊN ĐOÀN BỒ ĐÀO NHA 2023/24 – VÒNG 1/8 | ||
12/01 01:00 | CD Santa Clara 1-1 Nacional da Madeira (pen 4-2) | |
12/01 03:15 | Vitoria Guimaraes 1-0 Penafiel | |
VĐQG THỔ NHĨ KỲ 2023/24 – VÒNG 16 | ||
11/01 | Sivasspor 1-1 Galatasaray | |
12/01 | Trabzonspor 2-1 Samsunspor | |
VĐQG ALGERIA 2023/24 – VÒNG 13 | ||
11/01 | MC Oran 1-4 CS Constantine | |
12/01 | USM Alger 2-1 JS Saoura | |
GIẢI HẠNG 2 MEXICO 2023/24 – VÒNG 1 | ||
12/01 | Tepatitlan FC - Dorados de Sinaloa | |
12/01 | Zacatecas Mineros - Correcaminos | |
SIÊU CÚP ẤN ĐỘ 2023/24 | ||
11/01 | Mumbai City 2-1 Gokulam Kerala FC | |
11/01 | Chennaiyin FC 1-1 Punjab FC |
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 12/1/2024: Khai màn Asian Cup 2024
Dưới đây là bài viết của độc giả Dã Quỳ gửi về diễn đàn (nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả).
Việc xây dựng một ngôi trường hạnh phúc, không chỉ là sự mong muốn của các cấp lãnh đạo, của nhà trường, của thầy cô, mà còn là sự mong mỏi của cả phụ huynh và học sinh. Vậy phải làm sao để xây dựng một ngôi trường hạnh phúc? Tôi xin được đề xuất một số giải pháp sau:
Trước hết, tôi muốn nói với các phụ huynh - những người trực tiếp có con em gửi vào nhà trường.
Vẫn biết là hiện nay, hầu hết mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con, điều kiện sống đã tốt hơn xưa rất nhiều, nhưng điều đó không có nghĩa là phụ huynh phải tìm mọi cách bao bọc con em mình.
Với hầu hết thầy cô chúng tôi bây giờ, nghĩ đến việc cầm thước đánh vào mông học sinh là điều cực kỳ xa xỉ. Bởi chúng tôi hiểu rằng có mấy phụ huynh sẵn sàng chấp nhận điều đó, hay phụ huynh sẽ quy kết việc cầm thước đánh vào mông học sinh là bạo hành.
Cả giáo viên chúng tôi và phụ huynh đều hiểu rằng “giáo dục cần có sự nghiêm khắc”. Phụ huynh thì yêu cầu giáo viên chúng tôi phải nghiêm khắc để dạy bảo học sinh, nhưng chúng tôi không dám và không đủ can đảm. Bởi ở thời điểm hiện tại, chúng tôi rất dễ bị đánh đồng sự nghiêm khắc trong giáo dục với sự bạo hành về thể xác hoặc bạo hành về tinh thần.
Và khi phụ huynh quá bảo vệ con em mình, thì sẽ làm cho giáo viên chúng tôi có tâm lý “mềm nắn, rắn buông”, mặc dù chúng tôi biết nếu vận dụng “mềm nắn, rắn buông” trong giáo dục thì chúng tôi chưa thực sự xứng đáng làm thầy, làm cô.
Nên hơn bao giờ hết, xin phụ huynh hãy trả lại vai trò người thầy cho chúng tôi, để chúng tôi có thể làm tròn trách nhiệm người thầy.
Thứ hai, tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp.
Chúng ta phải dạy học bằng tất cả tấm lòng, xứng đáng với danh xưng “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”.
Hiện nay, đại đa số thầy cô giáo đã và đang làm tròn trách nhiệm làm thầy, nhưng đâu đó vẫn có thầy cô giáo đến lớp chỉ mong hết giờ rồi về. Đâu đó ta vẫn thấy những học sinh học hết cấp 1 chưa biết đọc biết viết, những em học sinh học hết cấp 2 chưa quy đồng được mẫu số… Nên cần lắm trách nhiệm của những người đang được xã hội vinh dự gọi là thầy, là cô.
Chúng ta cũng phải giữ gìn hình ảnh người thầy. Ta thấy trên báo chí, trên mạng xã hội mỗi năm đều phản ánh vài vụ việc như: Ngoại tình, gạ tình, bạo hành… liên quan đến thầy cô giáo. Dù những sự việc đó không thể đại diện cho hơn một triệu giáo viên nhưng cũng đã ảnh hưởng đến hình ảnh người thầy. Cho nên, tôi thiết nghĩ đã được xã hội gọi bằng thầy thì luôn phải giữ gìn hình ảnh người thầy.
Và không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, để không bị lạc hậu, để làm chủ kiến thức, để tự mình thấy rằng việc đi dạy là nhẹ nhàng, để mỗi ngày đến trường với mỗi thầy cô thực sự là một ngày vui.
Thứ ba, tôi muốn đề xuất với các cấp quản lý.
Việc đầu tiên là giảm áp lực hồ sơ, sổ sách.Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo rất quyết liệt về giảm số lượng hồ sơ sổ sách, tuy nhiên, hiện nay các loại hồ sơ sổ sách vẫn còn nhiều như: Kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục, lịch báo giảng, sổ điểm, sổ chuyên môn nghiệp vụ, sổ chủ nhiệm… Đối với các giáo viên đảm nhiệm chức vụ tổ trưởng thì các loại hồ sơ sổ sách còn thêm nhiều loại như: Kế hoạch dạy học tổ chuyên môn, kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn, kế hoạch sử dụng thiết bị thí nghiệm, sổ hội họp của tổ trưởng…
Việc thứ hai là giảm các cuộc họp không cần thiết.Hiện nay còn khá nhiều cuộc họp như: Giao ban đầu tuần, giao ban liên tịch, họp chi bộ, họp giáo viên chủ nhiệm, họp tổ chuyên môn, họp đột xuất… Với sự phổ biến của mạng xã hội như bây giờ nên giáo viên thường xuyên nhận được các cuộc họp đột xuất, mà nội dung cuộc họp thì không có gì là quan trọng.
Việc thứ ba là giảm áp lực về chỉ tiêu, điểm số. Mệt mỏi nhất đối với giáo viên có lẽ không phải là các yếu tố trên, mà mệt mỏi nhất là áp lực về chỉ tiêu, về điểm số mà Ban giám hiệu giao.
Bản chất của các cuộc thi học sinh giỏi là vô cùng tốt đẹp, nhưng dưới áp lực của nhà trường, các cuộc thi học sinh giỏi trở thành “quả tạ” treo trên đầu thầy cô giáo và các em học sinh.
Ngoài áp lực của kỳ thi học sinh giỏi, còn có các áp lực khác như: Chỉ tiêu lên lớp thẳng, chỉ tiêu trên trung bình, chỉ tiêu học sinh điểm cao…
Nếu nhà trường vẫn đặt áp lực thành tích lên giáo viên thì thầy cô giáo khó lòng mà dạy thật, học sinh khó lòng học thật, kiểm tra thật, đánh giá thật. Nếu Bộ Giáo dục còn đánh giá các Sở Giáo dục qua kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, các Phòng Giáo dục còn đánh giá các trường qua kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10… thì bệnh thành tích sẽ vẫn mãi mãi còn đó.
Việc thứ tư là tạo môi trường giáo dục lành mạnh, công bằng.Để một ngôi trường hoạt động, giáo viên không chỉ soạn giáo án và lên lớp dạy, còn rất nhiều công việc khác như: Hoạt động Đoàn – Đội, quản lý học sinh, tư vấn hướng nghiệp – tâm lý, bồi dưỡng các đội tuyển, sinh hoạt các câu lạc bộ… Nhưng Ban giám hiệu chỉ luôn nhắm đến những người làm được việc để giao việc và bắt làm việc, còn những người không làm được việc hoặc có khả năng làm nhưng tìm mọi cách để trốn việc thì sẽ không bao giờ phải làm việc.
Do đó, các công việc trọng yếu trong trường chỉ rơi vào một số ít người trong trường, nhưng khi xét thi đua, khen thưởng thì không phải ai làm nhiều cũng được hưởng nhiều. Và khi có việc cần đến sự hy sinh thì đôi khi người làm nhiều, cống hiến nhiều nhưng yếu thế lại là người bị chịu thiệt thòi.
Và cuối cùng, tôi xin kiến nghị các cấp lãnh đạo 5 điều.
Một là cải cách chế độ tiền lương. Đúng là tiền lương của giáo viên chúng tôi hiện nay đang cao hơn lương của nhân viên văn phòng, nhân viên thiết bị, nhân viên y tế, kế toán (vì chúng tôi có phụ cấp đứng lớp). Nhưng một giáo viên mới ra trường, lương chỉ loanh quanh 3,5 triệu/tháng, trong khi tiền chi phí trong một tháng cha mẹ gửi cho đi học đại học đâu đó cũng cần phải 4,5-5 triệu đồng. Có cô giáo mới ra trường nói với tôi rằng lúc đi học, mỗi năm cô sắm được vài bộ đồ nhưng từ khi ra trường đến nay đã 3 năm, cô chưa tự sắm được cho mình một bộ đồ nào. Như vậy, ta thấy rằng, một cử nahan sư phạm nhận mức lương khoảng 3,5 triệu đồng/tháng khó mà “hạnh phúc” được với nghề.
Hai làgiảm số lượng các cuộc thi và giảm áp lực các cuộc thi, để thầy cô thực sự chuyên tâm với bài dạy.
Ba làquan tâm đến các đặc trưng vùng miền. Hiện nay Chính phủ đã ban hành cách chính sách ưu tiên cho các vùng đặc biệt khó khăn, nhưng vì các văn bản chồng chéo nhau, nên có những khu vực không thực sự khó khăn lại được hưởng diện khó khăn, những khu vực thực sự khó khăn lại không được hưởng chế độ của vùng khó khăn. Nên cần lắm sự hợp nhất của các văn bản và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo để giáo việc đang công tác tại các trường thực sự khó khăn được hướng chế độ chính sách ưu tiên của nhà nước, của chính quyền địa phương.
Bốn là quan tâm đến đặc trưng nghề. Việc nâng tuổi hưu là xu thế tất yếu, một giảng viên nữ công tác đến 60 tuổi có lẽ không phải là vấn đề quá khó. Nhưng một cô giáo mầm non công tác đến 60 tuổi lại là chuyện hoàn toàn khác. Khi phụ nữ trên 55 tuổi, có lẽ hầu hết đã lên chức bà với vài đứa cháu. Trong mỗi gia đình, việc chăm sóc cho 1, 2 đứa cháu đã là vất vả như thế nào đối với các bà. Nên việc chăm sóc cho cùng lúc khoảng 25-30 em phải chăng là một việc quá sức vất vả đối với các cô.
Và năm là tạo điều kiện cho giáo viên an tâm công tác. Hiện nay việc sát nhập các trường và điều hòa, cân đối giáo viên giữa các trường dẫn đến việc luân chuyển và điều động giáo viên giữa các trường. Việc luân chuyển và điều động là thực sự cần thiết để cân đối giáo viên giữa các trường. Nhưng cần hững tiêu chí rõ ràng, đặc biệt là có lộ trình dài hạn để thay vì tâm lý bị điều chuyển, bị điều động tăng cường là tinh thần xung phong điều chuyển, xung phong đi tăng cường.
Dã Quỳ(giáo viên THPT)
Ban Giáo dục Báo VietNamNet mở diễn đàn "Làm thế nào để có trường học hạnh phúc?". Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ [email protected]. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn. Xin chân thành cảm ơn. |
'Xin phụ huynh hãy trả lại vai trò người thầy cho chúng tôi'
Video tên lửa Iskander của Nga ‘thổi bay’ đoàn xe quân sự Ukraine
Nhận định, soi kèo U20 Trung Quốc vs U20 Úc, 18h30 ngày 18/2: Cửa trên đáng tin
2. Công bằng mà nói, 2 trận đấu mà Quang Hải ra sân trong màu áo mới CAHN không phải quá tệ, nhưng cần nhớ rằng tiền vệ của tuyển Việt Nam được kỳ vọng lớn hơn bao giờ hết nên màn trình diễn vì thế mà chưa ổn.
Đã vậy, ở trận đấu gặp Nam Định tại vòng 1/16 cúp Quốc gia, tân binh của CAHN còn không thể hoàn thành nhiệm vụ khi được giao thực hiện quả sút luân lưu 11m càng làm mọi chuyện tệ hơn đối với Quang Hải.
Nhưng, trước khi đưa ra những chỉ trích cần nhớ rằng tiền vệ người Đông Anh vừa trải qua giai đoạn rất dài không thi đấu đỉnh cao. Với vài trận đấu vừa qua có lẽ chưa đủ “làm nóng” cho Quang Hải.
Tất nhiên, về phía tiền vệ tân binh CAHN cũng phải nỗ lực hoà nhập hơn bên cạnh đó cần gạt đi tâm lý nặng nề sau những màn ra mắt chưa thành công vừa qua hòng trở lại chính mình.
3. Tương tự như Quang Hải khi có những màn ra mắt đáng thất vọng về kết quả. Nhưng ít nhất Filip Nguyễn cũng để lại ấn tượng không nhỏ với chuyên môn của mình.
Thủ thành mang 2 dòng máu Việt – CH Czech trong 2 trận đấu đầu tiên trong màu áo CAHN chơi tốt, thể hiện được đẳng cấp tương đối cao so với mặt bằng chung tại V-League.
Nhưng nói thế không có nghĩa Filip Nguyễn hoàn toàn ổn. Cần biết rằng, ngoài chuyên môn như đọc tình huống, phản xạ, chơi chân… mà một thủ môn phải có thì chuyện chỉ huy hàng phòng ngự cũng vô cùng quan trọng.
Về điều này, Filip Nguyễn vẫn chưa thể có vì bất đồng ngôn ngữ, bàn thua trong trận gặp Nam Định phản ánh điều này. Vậy nên, muốn tốt hơn buộc thủ thành tân binh CAHN phải có cách hoà nhập nhanh cùng hàng phòng ngự đội nhà.
Có thể thấy, việc Quang Hải, Filip Nguyễn chưa “bay” như kỳ vọng cũng là bình thường bởi dù cả 2 đang cần điều cơ bản nhất trong bóng đá: thời gian để hòa nhập.
" alt="CAHN toàn thua khi có Quang Hải, Filip Nguyễn, vì đâu?"/>Trước đó, video dài hơn 5 phút ghi lại cảnh giáo viên nam bước vào lớp 12, chuẩn bị cho môn Vật lý, cả lớp đứng dậy chào. Bất ngờ, một nữ sinh liên tục có nhiều lời lẽ khiếm nhã, dùng từ ngữ không phù hợp, xưng “mày - tao” với thầy giáo trước sự chứng kiến của các bạn trong lớp. Toàn bộ sự việc được quay lại, đưa lên mạng xã hội, nhận được nhiều lượt chia sẻ, bình luận với các ý kiến trái chiều.
Liên quan sự việc trên, khi trao đổi với P.V Báo VietNamNet, thầy Hà Văn Thọ - Hiệu trưởng trường THPT, thừa nhận video này diễn ra tại trường, trong giờ học môn Vật Lý, hôm 13/10. Vì thế, những ngày qua, nhà trường liên tục làm việc với những người liên quan tìm hiểu sự việc, để có hướng xử lý phù hợp.
Theo thầy Thọ, cách hành xử của nữ sinh là “không thể chấp nhận”, khi đấu khẩu và dùng nhiều từ ngữ thách thức, xưng “mày tao” với giáo viên của mình. Tuy nhiên, nữ sinh này có hoàn cảnh khá đặc biệt. Hai mẹ con sống với nhau, gia cảnh nghèo khó. Đứa trẻ sống thiếu thốn tình cảm, lẫn vật chất, lại tuổi đang lớn nên có những bất đồng, chưa nhìn thấu hết tác hại của hành động trên. Sau khi video đăng tải, nữ sinh đã nhận thấy sai lầm của mình, và bày tỏ sự hối hận.
Còn nam giáo viên công tác nhiều năm tại trường, có tích cách khá hiền lành. Thế nhưng, cách xử lý của giáo viên trong tình huống này là thiếu kinh nghiệm khi đôi co với học sinh. Ông Thọ cho rằng khi xảy ra sự việc như thế, cách xử lý trong tình huống này là thầy giáo ngưng tiết học và báo lên Ban giám hiệu nhà trường để có hướng xử lý phù hợp.
Trước sự việc trên, thầy hiệu trưởng đã viết tâm thư, cho biết Hội đồng nhà trường và phụ huynh đang tìm hiểu sự việc, cùng nhau tìm cách giáo dục, uốn nắn, để học sinh nhận thấy cái sai, thiếu chuẩn mực mà sửa đổi.
“Trong lúc này đây, chúng tôi mong muốn mọi người cùng đồng hành và chia sẻ để cùng nhà trường giáo dục những em học sinh chưa ngoan, để các em tốt hơn khi rời khỏi ghế nhà trường” – trích chia sẻ của ông Hà Văn Thọ.
Vụ nữ sinh văng tục với thầy giáo: ‘Xử lý nghiêm nhưng tránh vùi dập cá nhân’