Việc tiêu thụ hoa đu đủ có thể giúp cơ thể trung hòa các gốc tự do (Ảnh: Ngọc Thỏa).
Hoa đu đủ (thường là hoa đu đủ đực) có thể ngăn ngừa ung thư, tăng cường tiêu hóa và cảm giác thèm ăn và làm giảm các vấn đề về tim mạch và hô hấp. Các chất tannin, flavonoid và chất chống oxy hóa trong hoa đu đủ đã được mô tả trước đây có tác dụng loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể.
Việc tiêu thụ hoa đu đủ giúp cơ thể trung hòa các gốc tự do và điều chỉnh hệ thống miễn dịch.
Tác dụng của hoa đu đủ
Hoa đu đủ cũng được sử dụng trong nhiều liệu pháp truyền thống để điều trị sốt rét, vàng da, đau khớp, ho, cảm lạnh, sốt và nhiễm trùng do virus. Do đó, việc phân tích các thành phần hóa thực vật của hoa đu đủ được sử dụng theo truyền thống để điều trị nhiều loại bệnh là điều cần thiết.
Trong nghiên cứu hiện tại, các chất chuyển hóa thứ cấp như alkaloid, flavonoid, saponin, steroid và tannin có trong các chiết xuất hoa đu đủ khác nhau. Alkaloid là một loại hợp chất nitơ và hơn 10.000 alkaloid được biết là do thực vật sản xuất.
Khoảng 8.000 flavonoid đã được báo cáo từ các loài thực vật khác nhau. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích, bảo vệ, tạo hương vị và tạo sắc tố. Flavonoid có bản chất chống dị ứng, chống ung thư, bảo vệ gan, chống tiểu đường, kháng khuẩn, chống viêm và chống virus.
Saponin là một nhóm lớn các glycosid có đặc tính tạo bọt. Saponin được biết đến là có đặc tính kháng khuẩn, chống sốt rét, chống dị ứng, chống tiểu đường, diệt côn trùng và chống viêm.
Tanin là phức hợp các hợp chất polyphenolic được tổng hợp bởi thực vật. Tanin cũng được báo cáo là có hoạt tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng virus, chống khối u và chống viêm.
Sự hiện diện của tất cả các hợp chất này trong hoa đu đủ làm nổi bật tầm quan trọng của hoa đu đủ trong việc điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Các cộng đồng dân tộc đã biết về các lợi ích đối với sức khỏe của hoa đu đủ vì họ đang sử dụng nó trong nhiều chế phẩm y học dân tộc.
Hoa đu đủ cũng chứa các vitamin như thiamine (B1), riboflavin (B2), niacin (B3), axit ascorbic (C) và chứa các khoáng chất như canxi, magie, mangan, kẽm, đồng, cadmium, coban, chì, sắt, kali và natri.
Tác dụng chống oxy hóa
Hầu hết các bệnh liên quan đến sự tích tụ các gốc tự do ở người có thể tránh được bằng cách tiêu thụ thường xuyên trái cây và rau quả.
Trong những năm gần đây, việc thường xuyên bổ sung chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa được khuyến khích mạnh mẽ. Lý do, phenol và polyphenol có trong chúng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe lâu dài và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và thoái hóa.
Nghiên cứu cho thấy chiết xuất của hoa đu đủ cho thấy hoạt động chống oxy hóa mạnh mẽ. Đây là loại dược liệu tiềm năng có thể dùng hàng ngày như một loại rau hoặc trà thảo mộc.
Tác dụng kháng khuẩn
Một số nghiên cứu báo cáo về hoạt động kháng khuẩn ở cây đu đủ như hoa, lá và hạt đối với các chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus pneumoniaevà E. coli.
Tác dụng phòng chống ung thư
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau quả giàu chất chống oxy hóa làm giảm đáng kể nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư.
Thực vật có nhiều chất phytochemical với nhiều hoạt tính sinh học khác nhau bao gồm các hoạt động chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư an toàn. Một trong những loại thảo dược có ích là hoa đu đủ đực. Hoa đu đủ đực đã được nghiên cứu trong đó phần thân của hoa đu đủ đực có chất chống oxy hóa cao.
Nghiên cứu cho thấy phần chiết xuất hexane của hoa đu đủ đực có tác dụng chống ung thư tốt đối với bệnh ung thư vú và có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư đại tràng.
Nhìn chung, nghiên cứu về khả năng chống oxy hóa và chống ung thư của chiết xuất hexane từ hoa đu đủ đực có thể kết luận rằng hoa đu đủ là một nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời và là nguồn cung cấp chất chống ung thư tiềm năng đầy hứa hẹn.
Những phát hiện này cho thấy giá trị y học của hoa đu đủ đực về mặt chống lại và phòng ngừa ung thư.
Ngoài ra, hiện nay, chưa có những nghiên cứu về tính an toàn của hoa đu đủ đực. Vì thế, chúng ta cần thận trọng khi sử dụng cho trẻ em dưới 3 tuổi và phụ nữ có thai.
Lương y Phùng Tuấn Giang
Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam, Chủ tịch Tổ chức Quốc tế Chữa bệnh bằng Liệu pháp Thiên nhiên tại Việt Nam
" alt=""/>Công dụng chữa bệnh của hoa đu đủ đựcUng thư cổ tử cung thường tiến triển chậm trong thời gian dài.
Hầu như tất cả các trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung đều bắt đầu từ chứng nhiễm một loại virus tên là human papillomavirus - gọi tắt là HPV. Virus HPV được lây truyền qua đường sinh dục, phụ nữ và nam giới đều có thể bị lây.
Ung thư cổ tử cung không phải là bệnh di truyền. Tuy nhiên, virus HPV được xác định có thế lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình thai kỳ. Một số chuyên gia cũng cho rằng, mẹ mắc ung thư cổ tử cung thì con có khả năng mắc bệnh này cao hơn bình thường.
Phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Dưới đây là những biện pháp để dự phòng ung thư cổ tử cung, theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đà Nẵng:
- Dự phòng cấp một: Dự phòng nhiễm virus HPV (thủ phạm gây ra > 90% ung thư cổ tử cung). Hiện nay chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Dự phòng chủ động bằng cách tiêm vaccine phòng HPV cho thiếu niên và thanh niên trong độ tuổi được khuyến cáo, càng sớm càng tốt, tốt nhất trước khi có lần quan hệ đầu tiên.
Việc tiêm phòng HPV ở người càng trẻ, chưa có quan hệ tình dục thì đáp ứng miễn dịch càng cao.
- Dự phòng cấp 2: Khám sàng lọc để phát hiện và điều trị sớm các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung (thường gọi là loạn sản cổ tử cung).
Có nhiều phương pháp sàng lọc đã được Bộ Y tế hướng dẫn: nghiệm pháp V.I.A/V.I.L.I; xét nghiệm tế bào âm đạo - cổ tử cung (Pap smear, Thinprep…); xét nghiệm định tính/định type virus HPV.
Có thể thực hiện một trong các phương pháp sàng lọc này hoặc phối hợp nhiều phương pháp tùy từng trường hợp. Điều đáng nói là các phương pháp sàng lọc này khá đơn giản, chi phí không quá cao, thực hiện lấy mẫu đồng thời với quá trình khám phụ khoa thông thường.
" alt=""/>Mẹ mắc ung thư cổ tử cung có di truyền sang con?Cán bộ lấy mẫu chó nghi mắc bệnh dại (Ảnh: Cổng thông tin thị xã Điện Bàn).
Theo lời kể của người nhà và nhà trường, khoảng 14h ngày 13/9, cháu N.H.T. đi học tại Trường Tiểu học Lê Tự Nhất Thống (khối Thanh Quýt 3, Điện Thắng Trung), bị chó hoang vào trường cắn ở cẳng tay.
Sau khi bị chó cắn, cháu T. được cô giáo trong trường rửa vết thương bằng xà phòng và nước muối, sau đó báo tin với mẹ nạn nhân và tư vấn đi tiêm chủng để phòng bệnh.
Tuy nhiên, người nhà không dẫn bé đi tiêm phòng dại, mà đưa đến thầy lang tên Vui, ở chợ Lệ Trạch, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng để chữa trị.
Ngày 10/10, cháu T. xuất hiện các triệu chứng sốt, kèm theo buồn nôn, nôn sau ăn nhiều lần, được gia đình cho nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam.
Tại đây bệnh nhân sốt, nôn, kèm theo sưng nề lưỡi, rối loạn hành vi, trẻ cắn lưỡi một bên.
Ngày 11/10, bệnh nhân tiếp tục sốt cao, mệt, sợ ánh sáng. Bệnh nhân được chuyển gấp ra Bệnh viện Sản - Nhi Đà Nẵng.
Qua 3 lần lấy mẫu xét nghiệm, ngày 26/10, bệnh viện mới xác định cháu bị bệnh dại. Gia đình đưa cháu về nhà và nạn nhân tử vong.
Theo Trung tâm Y tế thị xã Điện Bàn, con chó cắn cháu T. là chó hoang không được xích nhốt, không rọ mõm, đã cắn ít nhất 2 người; tình trạng chó kích thích, chạy rông ngoài đường và mất tích sau khi cắn người.
Sở Y tế Quảng Nam khuyến cáo, bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khi đã mắc bệnh, không có thuốc chữa và tỷ lệ tử vong 100%.
Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm trên vết thương hở cần xối rửa kỹ tất cả các vết cắn, cào trong 15 phút, càng sớm càng tốt dưới vòi nước chảy với xà phòng; sát khuẩn bằng cồn hoặc cồn i-ốt để làm giảm thiểu lượng virus dại tại vết cắn, trước khi đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại; tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam và các phương thuốc dân gian, gia truyền.
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, cả tỉnh Quảng Nam xuất hiện 12 ổ dịch dại tại 5 huyện, thị; trong đó, có 3 ổ dịch được phát hiện từ những con chó vô chủ mang vi rút dại vào địa bàn.
Số người bị chó, mèo cắn phải đến cơ sở y tế để điều trị dự phòng cũng tăng đột biến trong 9 tháng đầu năm, với 5.760 người (tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023).
Có 13 người dương tính với virus dại, 2 người đã tử vong; 667 trường hợp chó, mèo có biểu hiện bệnh, lên cơn dại hoặc chạy mất tích sau khi cắn người.
" alt=""/>Bé trai 7 tuổi tử vong sau khi bị chó hoang vào trường cắn