Ngày 4/1/2017, FPT Telecom đã kỷ niệm 20 năm ngày thành lập. FPT là đơn vị tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép triển khai dịch vụ viễn thông. 20 năm qua, FPT Telecom đã và đang thúc đẩy sự phát triển của Internet Việt Nam, sự phát triển kinh tế xã hội đất nước, tạo ra nhiều hơn của cải vật chất trong xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Việt Nam đã thành công khi có thị trường viễn thông - Internet vào loại hàng đầu của khu vực và thế giới về công nghệ, cước phí dịch vụ và mức độ phổ cập Internet trong cộng đồng.
Tiến sĩ Mai Liêm Trực, Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện từng chia sẻ: “Tôi tin vào ý chí và tinh thần của người FPT. Đó là lý do cá nhân tôi đặt trọn niềm tin khi tham gia vào quá trình cấp phép triển khai dịch vụ viễn thông cho FPT, để FPT có thể tham gia ngay từ đầu, phá bỏ thế độc quyền, mở cánh cửa khi đưa Internet vào Việt Nam”.
FPT Telecom đã liên tục ứng dụng công nghệ mới, phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng nhằm mang đến cho hàng triệu khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất trên đường truyền Internet như: dịch vụ Truyền hình FPT, dịch vụ chia sẻ dữ liệu trực tuyến Fshare.vn…
FPT Telecom luôn tiên phong đầu tư phát triển theo xu hướng công nghệ viễn thông mới nhất, từ ADSL đến FTTH, NGN đến MetroE, từ Wi-Fi đến thử nghiệm LTE (4G), xây dựng các Trung tâm tâm dữ liệu (Data Center) đạt chuẩn Tier III nhằm mang đến cho khách hàng đường truyền tốc độ cao, đảm bảo hiệu quả cao nhất cho hệ thống server/máy chủ của khách hàng đăt tại Data Center của FPT Telecom.
" alt=""/>Chủ tịch FPT Telecom: “Mỗi người dân sẽ sử dụng ít nhất một dịch vụ của FPT Telecom”Video được ghi lại từ Google Earth khiến nhiều người tin rằng, một UFO đang nằm tại vùng núi ở Arizona.
Lễ trao giải thưởng Khoa học Công nghệ (KHCN) Thanh niên Quả Cầu Vàng và phần thưởng Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực kỹ thuật năm 2016 vừa diễn ra hôm nay, ngày 29/12/2016 tại Hà Nội.
Sau 13 năm được Trung ương Đoàn TNCS HCM chủ trì phối hợp cùng Bộ KH&CN tổ chức, năm nay giải thường thường niên Khoa học kỹ thuật Thanh niên “Quả Cầu Vàng” đã được đổi thành giải thưởng KHCN Thanh niên Quả Cầu Vàng. Đồng thời, với việc mở rộng thêm lĩnh vực Công nghệ vật liệu mới, giải thưởng KHCN Thanh niên Quả Cầu Vàng 2016 được chính thức phát động ngày 30/8/2016, xét trao cho 10 tài năng trẻ KHCN xuất sắc nhất trong năm thuộc 5 lĩnh vực là CNTT-TT; Công nghệ Y Dược; Công nghệ sinh học; Công nghệ môi trường và Công nghệ vật liệu mới.
Trong 10 tài năng trẻ vừa được trao giải thưởng Quả Cầu Vàng 2016, có 3 tài năng trẻ lĩnh vực CNTT-TT, đó là Tiến sĩ Lê Đức Tùng, sinh năm 1984, giảng viên Viện Điện, nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu quốc tế về Khoa học và kỹ thuật tính toán, ĐH Bách khoa Hà Nội, đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại ĐH Grenoble, Cộng hòa Pháp năm 2011. Tiến sĩ Lê Đức Tùng đã công bố 6 bài báo quốc tế thuộc danh mục ISI, 13 báo cáo khoa học tại hội nghị quốc tế, xuất bản 1 cuốn sách chuyên khảo, chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước và nhiều đề tài cấp trường.
Tài năng trẻ thứ hai được nhận giải thưởng Quả Cầu Vàng 2016 lĩnh vực CNTT-TT là Tiến sĩ Dương Trọng Hải, sinh năm 1981, giảng viên ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM, tốt nghiệp Tiến sĩ tại ĐH Inha, Hàn Quốc năm 2013; đã hướng dẫn 13 học viên cao học và 2 nghiên cứu sinh. Tiến sĩ Dương Trọng Hải là đại biểu chính thức Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ II năm 2015; có 17 bài báo đăng trên Tạp chí quốc tế (trong đó có 13 bài thuộc danh mục ISI), 26 bài báo đăng trên kỷ yếu Hội nghị Quốc tế, đồng tác giả của 5 cuốn sách; thành viên chính đề tài cấp nhà nước (Nafosted) và chủ nhiệm 4 đề tài cấp cơ sở.
Là cá nhân trẻ tuổi nhất trong 10 tài năng trẻ nhận giải thưởng Quả Cầu Vàng 2016, sinh viên Phạm Việt Khôi, sinh năm 1994 là sinh viên khoa CNTT - ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM; đạt giải Nhất lập trình ACM/ICPC Việt Nam năm 2014; hạng 7/56 đội tại kỳ thi lập trình ACM/ICPC châu Á - khu vực tổ chức tại Singapore 2015; giải Nhất lập trình ACM/ICPC châu Á - khu vực Việt Nam tại Hà Nội năm 2015; giải Nhì giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2015 về ứng dụng trên thiết bị di động với sản phẩm BusMap - xe buýt TP.HCM; tác giả của 2 bài báo khoa học quốc tế về Human-Computer Interaction của Ý năm 2014 và Mỹ năm 2015.
![]() |