您现在的位置是:Nhận định >>正文
Nhận định, soi kèo Ohod Medina vs Al Tai, 20h15 ngày 19/2: Khó tin cửa trên
Nhận định5767人已围观
简介 Hư Vân - 19/02/2025 04:35 Nhận định bóng đá g ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Ulsan HD FC vs Shandong Taishan, 17h00 ngày 19/2: Tiếp tục chìm sâu
Nhận địnhHồng Quân - 18/02/2025 16:01 Nhận định bóng đ ...
阅读更多Vì sao NSƯT Hoài Linh cõng nam diễn viên cao 1,8m tới 20 lần?
Nhận địnhHoài Linh ở hậu trường "Làm giàu với ma". Vì giao kèo kiếm tiền của Lanh (Tuấn Tuần) với hồn ma mà ông Đạo không ít lần bị đánh lên bờ xuống ruộng hay đau lòng bởi đứa con đang ngoan hiền bỗng ham mê cờ bạc.
Ông Đạo làm nghề chuyên chỉnh trang cho thi thể và đưa người đã khuất đến nơi an nghỉ cuối cùng. Vợ mất sớm nên ông một mình nuôi nấng Lanh trưởng thành. Thế nhưng, ông Đạo không ngờ cậu con trai ngày nào vẫn còn ngoan hiền, hứa với cha sẽ vừa học vừa làm để có tấm bằng cấp ba thì nay bỗng nhiên đổ đốn, mê đá gà. Anh chàng thậm chí còn giao kèo với ma để làm giàu.
Mỗi khi Lanh kiếm được tiền thì đổi lại, ông Đạo cũng bị thương tích tương ứng. NSƯT Hoài Linh nói: "Để nói về vai diễn thì Linh có ba từ khóa là ‘đạo’, ‘đời’ và ‘đau’. Tính tới thời điểm này đây chắc là vai diễn bị đánh đập, bị hành hạ nhất của Linh". Nam diễn viên sinh năm 1969 tiết lộ thêm có những cảnh chỉ lên hình chỉ 30s hay 1 phút nhưng ê-kíp quay mất 4-5 tiếng, thậm chí cả ngày.
Hoài Linh tái xuất màn ảnh rộng sau 2 năm. NSƯT Hoài Linh cũng chia sẻ cảnh quay bị hành hạ nhưng lại cảm thấy “sướng” là khi phải cõng Lanh. Anh nói: “Cảnh đó tôi rất là mệt vì bản thân có hơn 50kg nhưng phải cõng một đứa con cao 1,8m”. Nam diễn viên cũng gửi lời cảm ơn Tuấn Trần vì bạn diễn lúc nào cũng lo anh bị quá sức.
Đạo diễn Trung Lùn nói thêm: “Nhiều bạn nói tôi tính lại góc máy chứ không sợ anh Linh ngất. Anh Linh đóng cảnh đó phải cõng Tuấn Trần té xuống rồi đứng dậy mà quay suốt nhưng tôi không đồng ý, tới mức mà anh Linh cảm thấy tự khó chịu với chính mình luôn. Anh Linh còn ra năn nỉ Tuấn Trần cố gắng quay tiếp vì sợ mọi người mệt vì mình".
Hoài Linh và Tuấn Trần trong cảnh quay khó. Chia sẻ về cảnh quay này trong buổi showcase Làm giàu với mavừa qua, chính nam diễn viên Tuấn Trần cũng phải thán phục trước quyết tâm và lòng yêu nghề của bậc tiền bối: “Ba Linh phải cõng Tuấn đi quãng đường 200m, còn hơn chạy điền kinh nữa. Ba cõng mình quay đi quay lại khoảng 20 lần. Lúc đó, trời mưa tầm tã, ba Linh kêu: Mày ráng cho ba đi con chứ ba đuối lắm rồi. Tôi cũng 'dạ' rồi cùng cố gắng".
Làm giàu với madự kiến khởi chiếu ngày 30/8 tới.
Quỳnh An
Ảnh, clip: ĐPCC Mời NSƯT Hoài Linh đóng phim điện ảnh, liệu có gây tranh cãi?Nhà sản xuất phim "Làm giàu với ma" phản hồi trước những thắc mắc lo ngại sự góp mặt của NSƯT Hoài Linh trong dàn diễn viên dễ gây tranh cãi đa chiều từ dư luận.">...
阅读更多Tông nát Hyundai Accent 2024 để kiểm chứng độ an toàn trước những va chạm
Nhận địnhBên cạnh thiết kế, danh sách trang bị tiện nghi hay khả năng vận hành được đổi mới và nâng cấp mạnh tay, phương diện an toàn của Accent thế hệ thứ 6 cũng được cải thiện so với mẫu xe tiền nhiệm với nhiều tính năng được tiêu chuẩn hóa như cân bằng điện tử hay hỗ trợ khởi hành ngang dốc, khung gầm được gia cố và sự xuất hiện của gói công nghệ hỗ trợ người lái tiên tiến Hyundai SmartSense trên phiên bản cao cấp nhất. Đây là động thái cần thiết khi yêu cầu của nhiều khách hàng về khả năng bảo vệ người ngồi bên trong phương tiện ngày càng khắt khe.
Tông nát Hyundai Accent 2024 để kiểm chứng độ an toàn trước những va chạm (Video: Global NCAP).
Để kiểm chứng mức độ an toàn của mẫu sedan cỡ nhỏ này, Chương trình Đánh giá xe mới toàn cầu (Global NCAP) đã tiến hành hàng loạt bài kiểm tra đối với Hyundai Verna (tên gọi khác của Accent) dành cho thị trường Ấn Độ vào đầu tháng 10/2023.
Tại đất nước tỷ dân, cả 6 phiên bản của Verna cùng sở hữu danh sách trang bị an toàn chủ động và bị động cơ bản khá đầy đủ và gần như giống hệt nhau, bao gồm: 6 túi khí, dây đai an toàn 3 điểm cho tất cả vị trí, hỗ trợ phanh ABS/EBD, cân bằng điện tử, ổn định thân xe điện tử, hỗ trợ khởi hành ngang dốc và cảm biến lùi.
Trái lại, hai phiên bản có giá bán thấp nhất của Accent ở Việt Nam là 1.5 MT (439 triệu đồng) và 1.5 A.T (489 triệu đồng) chỉ có 2 túi khí và dây đai an toàn 2 điểm dành cho ghế ngồi trung tâm hàng ghế sau, đồng thời bị "cắt" cảm biến lùi. Điểm sáng hiếm hoi của bộ đôi này là hệ thống phanh đĩa phía sau thay vì tang trống như hầu hết phiên bản của Verna tại Ấn Độ .
Phiên bản tiêu chuẩn của Accent/Verna tại Ấn Độ được trang bị 6 túi khí (Ảnh: Global NCAP). Trải qua chuỗi bài kiểm tra của tổ chức Global NCAP, Hyundai Verna/Accent thế hệ mới nhất đã được trao chứng nhận an toàn 5 sao - mức cao nhất theo thang đánh giá của tổ chức này. Đáng chú ý, đây là lần hiếm hoi một mẫu ô tô Hyundai dành cho thị trường Ấn Độ được giành được thành tích này.
Accent thế hệ mới được Global NCAP trao chứng nhận 5 sao an toàn (Ảnh: Global NCAP). Cụ thể, ở hạng mục Bảo vệ hành khách là người trưởng thành (AOP), Hyundai Verna/Accent được chấm 28,18/34 điểm, tương đương 82,9% tổng điểm.
Trong tình huống va chạm phía trước ở vận tốc 64 km/h, hình nộm được Global NCAP đặt vào trong chiếc sedan ghi nhận trạng thái vùng ngực của tài xế và đùi của cả hai người ngồi ở hàng ghế trước bị chấn thương nghiêm trọng, còn đầu gối của cả người lái và hành khách đều bị "các kết cấu nguy hiểm phía sau bảng táp-lô" tác động. Kết quả là mức độ bảo vệ ở các bộ phận kể trên chỉ lần lượt được xếp loại "Marginal" (Trung bình) và "Adequate" (Chấp nhận được). Bù lại, phần đầu và cổ của người ngồi đều được chiếc Verna/Accent đảm bảo an toàn ở mức "Good" (Tốt).
Một số vùng cơ thể trọng yếu của người ngồi đối diện với nguy cơ bị chấn thương nặng hơn (Ảnh chụp màn hình). Trong khi đó, ở bài kiểm tra thân xe bị một phương tiện khác va chạm và va chạm ngang với trụ cứng (mô phỏng cây cối và cột đèn) ở các vận tốc 50 km/ và 29 km/h, Verna/Accent đã hoàn thành khá tốt khi nhiều bộ phận quan trọng đều được đảm bảo an toàn ở mức "Adequate" (Chấp nhận được) hoặc "Good" (Tốt).
Túi khí rèm của Hyundai Accent mới hoạt động hiệu quả (Ảnh: Global NCAP). Hạng mục Bảo vệ hành khách là trẻ em 18 tháng tuổi và 3 tuổi (COP) là nơi mẫu sedan của thương hiệu đến từ Hàn Quốc thể hiện ấn tượng nhất với điểm số tuyệt đối ở 2/3 tiêu chí: khả năng bảo vệ trẻ khi xe gặp va chạm phía trước và bên hông (24/24 điểm), hệ thống cố định ghế trẻ em (12/12 điểm). Kết quả là Accent nhận được 42/49 điểm - tương đương 85,7% tổng điểm.
Accent 2024 cho khả năng bảo vệ trẻ em tốt (Ảnh chụp màn hình). Các tiêu chí kiểm tra khác như khả năng bảo vệ người đi bộ hay độ hiệu quả của hệ thống cân bằng điện tử đều được Verna/Accent mới vượt qua một cách tương đối dễ dàng.
Được đánh giá tích cực là thế, song dòng sedan hạng B của Hyundai vẫn còn một điểm yếu cần được lưu tâm.
Theo đó, Global NCAP đã báo cáo rằng gầm bệ và khung xe của Hyundai Accent thế hệ mới đều "không ổn định" và "không thể chịu được thêm tải". Đây vốn là nhược điểm của hầu hết mẫu xe Hyundai và Kia được phát triển dành cho thị trường Ấn Độ nói riêng và các quốc gia đang phát triển nói chung như Creta, Grand i10 hay Seltos.
Lý giải cho nhận định này, ông Alejandro Furas - Tổng thư ký của Global NCAP, đã chia sẻ rằng mui xe, cánh cửa và tấm ốp dưới cửa đều có nguy cơ biến dạng nặng hơn trong các tình huống va chạm nghiêm trọng hơn, do đó mà kết cấu khung xe của Verna/Accent dành cho thị trường tỷ dân bị đánh giá "không ổn định". Tuy nhiên, ông cũng khẳng định rằng mẫu xe đã đáp ứng tốt việc bảo vệ người ngồi bên trong khỏi những chấn thương "trí mạng" và cung cấp các trang bị phòng ngừa tai nạn hoạt động hiệu quả, nhờ đó mà Verna/Accent thế hệ thứ 6 được chấm kết quả tổng 5 sao.
Nhược điểm về khung gầm của xe Hyundai dành riêng thị trường Ấn Độ vẫn chưa được khắc phục triệt để trên Verna/Accent mới (Ảnh: Autocar India). Tại thị trường Việt Nam, Hyundai Accent 2024 được phân phối với 4 phiên bản cùng giá bán 439-569 triệu đồng. So với Verna dành cho thị trường Ấn Độ, Accent tại nước ta "thua thiệt" về khía cạnh an toàn khi chỉ phiên bản cao cấp nhất được trang bị 6 túi khí và gói an toàn Hyundai SmartSense gồm các tính năng: hỗ trợ phòng tránh va chạm phía trước, hỗ trợ giữ làn đường, cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau, cảnh báo điểm mù, đèn pha tự động chuyển chế độ pha/cos và cảnh báo mở cửa an toàn. Các bản thấp hơn chỉ được trang bị 2 hoặc 4 túi khí.
Chỉ phiên bản cao cấp nhất có giá 569 triệu đồng được trang bị gói Hyundai SmartSense (Ảnh: Nguyễn Lâm). Trước khi thế hệ mới nhất được trình làng, Accent là mẫu xe bán chạy nhất phân khúc sedan hạng B trong năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024, vượt qua cả Toyota Vios và Honda City. Ngoài hai đối thủ sừng sỏ kể trên, Hyundai Accent còn cạnh tranh với Mazda2, Mitsubishi Attrage, Kia Soluto và Nissan Almera.
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Man City, 3h00 ngày 20/2: Kỳ phùng địch thủ
- Giá trị lớn lao trong những cuốn sách quý của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Vợ chồng trẻ 3 lần trắng tay, vực dậy bằng nghề nuôi gà "nhân đạo"
- Giới trẻ mời bố mẹ lên thành phố cùng ăn Tết, gọi video hỏi thăm họ hàng
- Kèo vàng bóng đá PSG vs Brest, 03h00 ngày 20/2: Tin vào Les Parisiens
- Góc khuất sau mối tình trọn đời của tác giả 'Trăm năm cô đơn'
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Al Safa(KSA) vs Jeddah, 22h15 ngày 19/2: Rơi xuống nhóm nguy hiểm
-
Đồng âm là màn ra mắt đầu tiên của nhóm tại Không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art (Hà Nội). Các tác phẩm trưng bày tại Không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art. Theo các hoạ sĩ, Đồng âmkhông chỉ là tên gọi, mà còn là thông điệp về sự đồng điệu trong tình yêu nghệ thuật, vượt qua khác biệt về không gian và thời gian.
Triển lãm giới thiệu 22 tác phẩm chất liệu sơn dầu, chạm đến góc sâu thẳm của mỗi người, mang đậm tính văn hóa đặc sắc, kết nối giữa kiến trúc và nghệ thuật.
Các tác phẩm khắc họa sâu sắc hình ảnh người phụ nữ từ truyền thống đến hiện đại, truyền tải thông điệp về vẻ đẹp, sự kiên cường và khả năng sáng tạo của phụ nữ Việt Nam. Dù thời gian thay đổi hình thể bên ngoài, vẻ đẹp văn hóa và cốt cách dân tộc vẫn trường tồn.
Tác phẩm "Vũ điệu dân gian" của Nguyễn Trọng Minh. Họa sĩ Nguyễn Trọng Minh cho biết, trong lịch sử phát triển trang phục dân tộc, tà áo dài từ lâu đã trở thành biểu tượng của Việt Nam. Bên cạnh đó, áo yếm – trang phục truyền thống ngàn năm tuổi – cũng tôn lên nét đẹp phụ nữ, truyền cảm hứng sáng tác cho anh.
Tác phẩm "Vũ điệu dân gian" của Nguyễn Trọng Minh. "Dù đã cải tiến để phù hợp với cuộc sống hiện đại, áo yếm vẫn giữ được bản sắc dân tộc và sự tinh tế từ quá khứ. Sự giao thoa giữa áo yếm và múa dân gian tạo nên một bản giao hưởng nghệ thuật, xưa - nay hòa quyện, mang đến cái nhìn mới về vẻ đẹp truyền thống", hoạ sĩ Nguyễn Trọng Minh khẳng định.
Tác phẩm "Quê xa" của Đoàn Xuân Tùng. Hoạ sĩ Đoàn Xuân Tùng lại muốn dẫn dắt người xem khám phá xung đột giữa truyền thống và hiện đại, tìm kiếm câu chuyện tưởng chừng đã bị thời gian chôn vùi. Qua đó, anh tái tạo chúng qua những hình ảnh phụ nữ từ kho tàng dân gian, mang đến góc nhìn mới mẻ.
Tác phẩm "Chân dung tiên" của Đoàn Xuân Tùng. "Việc sắp xếp lại những hình ảnh này theo phương thức hiện đại, tạo ra sức sống mới, như sự tái sinh, giúp truyền đạt hơi thở của quá khứ gần gũi hơn với thế hệ hiện tại và tương lai. Chúng ta không chỉ khôi phục câu chuyện xưa cũ mà còn kết nối chúng với đời sống đương đại, làm di sản văn hóa trở nên sống động và ý nghĩa hơn bao giờ hết," họa sĩ Đoàn Xuân Tùng bày tỏ.
Tác phẩm "Bế nguyệt" của hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Cường. Hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Cường cho biết, vẽ để tôn vinh phụ nữ không mới nhưng mãi là câu chuyện sống động trong nghệ thuật.
"Tôi mong muốn thể hiện vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam qua cảm hứng sâu sắc và tâm tư chân thành. Cảm hứng cho loạt tranh này đến từ hình ảnh phụ nữ trong lịch sử dân tộc, tôi tự hào và ngưỡng mộ vẻ đẹp và phẩm chất của họ. Dù không dễ truyền tải hết vẻ đẹp và chiều sâu đó, tôi hy vọng các bức tranh sẽ gợi mở và ca ngợi bản sắc cao đẹp của họ," họa sĩ Nguyễn Mạnh Cường chia sẻ.
Tác phẩm "Thiều hoa" của họa sĩ Nguyễn Mạnh Cường. Nhà tư vấn nghệ thuật Phạm Huyền Kiêu nhận định, triển lãm rất nhiều, nhưng sự đồng điệu từ ý tưởng, cách biểu đạt mà vẫn giữ được nét riêng là rất hiếm. Nhóm Khoái đã làm được điều này, với Đoàn Xuân Tùng gai góc nhưng lãng mạn, Nguyễn Trọng Minh có lối nhân bản độc đáo và Nguyễn Mạnh Cường uyển chuyển, mềm mại. Tác phẩm của họ thu hút và chiếm được nhiều tình cảm từ người xem.
Họa sĩ Nguyễn Trọng Minh, tốt nghiệp Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương và Đại học Mỹ thuật Việt Nam, là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Anh đã tổ chức thành công 3 triển lãm cá nhân và tham gia nhiều triển lãm, có tác phẩm trong bộ sưu tập cá nhân trong nước và nước ngoài.
Họa sĩ Đoàn Xuân Tùng có bằng thạc sĩ tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam, từng đạt 3 giải thưởng tại Triển lãm thường niên Khu vực I(Hà Nội)và Liên hoan Mỹ thuật trẻ toàn quốc các năm 2017, 2018 và 2020. Anh cũng đã tham gia nhiều triển lãm trong và ngoài nước.
Họa sĩ Nguyễn Mạnh Cường, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam, đạt nhiều thành tựu trong các cuộc triển lãm cá nhân và triển lãm nhóm, có tác phẩm trong các bộ sưu tập trong nước và nước ngoài.
" alt="Chiêm ngưỡng những bức hoạ tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam">Chiêm ngưỡng những bức hoạ tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam
-
Em bé Sonny nặng 6,35kg lúc mới chào đời Bác sĩ Asa Ahimbisibwe cho biết: "Em bé khá mũm mĩm, có kích thước lớn. Đây là trường hợp hiếm gặp".
Em bé có tên là Sonny. Đây là đứa con thứ năm của Britteney Ayres và chồng Chance Ayres. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, giống như các anh chị em của mình, Sonny khi sinh ra có kích thước lớn hơn một bé trai bình thường. Bố mẹ của em vô cùng bất ngờ.
Cậu bé nặng 6,35kg và dài 55cm. Hai anh chị trước của cậu bé cũng sinh ra bằng phương pháp mổ và nặng hơn 5kg. Tuy nhiên, lần sinh này, người mẹ hoàn toàn bất ngờ về cân nặng của cậu bé Sonny, theo GMA.
Vợ chồng Britteney Ayres cùng các con Britteney Ayres cho biết quá trình mang thai của cô không có bất kỳ biến chứng nào và việc Sonny chào đời sớm hơn 1 tuần so với ngày dự sinh ban đầu là một may mắn.
"Bác sĩ nói với chúng tôi rằng đây là lần đầu tiên trong nhiều năm sự nghiệp anh ấy chứng kiến em bé có kích thước lớn như vậy. Sonny cũng là em bé lớn nhất ra đời tại Bệnh viện Cambridge Memorial kể từ năm 2010. Hiện tại, chúng tôi thực sự rất vui mừng vì đã được về nhà. Thật là một điều may mắn. Cậu bé sẽ là em bé con út của chúng tôi", cô chia sẻ.
Sonny hiện đã trở về nhà với bố mẹ và gia đình, trong đó có 4 anh chị em của cậu lần lượt là Chance 6 tuổi, Everett 5 tuổi, Lucky 3 tuổi và Marigold 1 tuổi. Cậu bé khỏe mạnh và không gặp biến chứng gì.
"Chúng tôi có gia đình hạnh phúc. Đó là sự kết quả của tình yêu thương. Tôi và chồng đều đồng ý rằng gia đình giờ đã trọn vẹn. Năm người con là đủ", bố em bé nói.
Đập vỡ kính cứu em bé bị bỏ quên trong ô tô giữa trời nóng
MỸ - Em bé bị bỏ quên trong ô tô ở một trạm xăng thuộc bang Texas, giữa trời nóng 38 độ C." alt="Bố mẹ vỡ oà hạnh phúc đón con trai nặng bằng trẻ 3 tháng tuổi chào đời">Bố mẹ vỡ oà hạnh phúc đón con trai nặng bằng trẻ 3 tháng tuổi chào đời
-
Nguyễn Bình Nguyên - Kẻ Trộm Hương với công việc chuyên môn như lồng tiếng, thuyết minh, đọc bản tin, audio book… Ảnh: Toàn Đặng - Là người thể hiện tác phẩm nổi tiếng này, cảm xúc của bạn ra sao trước sự đón nhận của người nghe?
Đường xưa mây trắnglà cuốn sách nổi tiếng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Một vị tỷ phú Ấn Độ dựa trên tình tiết của tiểu thuyết đã dựng bộ phim về cuộc đời Đức Phật thu hút đông đảo khán giả. Khi chuyển thể dưới dạng sách nói, tôi mong muốn người Việt tiếp cận với tác phẩm chính gốc do một vị thiền sư người Việt viết.
Bên cạnh đó, cuốn tiểu thuyết khá dài, nếu tiếp cận dưới hình thức truyền thống (sách giấy) cũng bị hạn chế tệp độc giả nên tôi quyết định chuyển sang dạng sách nói để mở rộng đối tượng.
Khi làm lại tác phẩm tôi đón nhận nhiều bình luận tán thưởng nên cảm thấy hạnh phúc.
- Vì sao bạn quyết định ghi âm lại tác phẩm "Đường xưa mây trắng" khi trước đó đã có một bản sách nói nổi tiếng khác của Chiếu Thành?
Bản của chú Chiếu Thành ghi âm cách nay mười mấy năm, nếu thính giả tìm nghe sách nói cuốn Đường xưa mây trắngthì không có nhiều lựa chọn. Do vậy, tôi quyết định thu âm lại, đồng thời có cách thể hiện mới hơn: chèn nhạc theo tình huống, thêm đoạn mô tả âm thanh để người nghe dễ hình dung ra khung cảnh câu chuyện diễn ra ở đâu, những gì đang xảy ra trong bối cảnh đó. Hy vọng người nghe sẽ thấy gần gũi hơn, cảm giác như chính bản thân đang sống trong hoàn cảnh đó, cảm nhận được những lời của Bụt nói với môn đồ của mình.
- Chắc cũng có người thắc mắc với cái nick “Kẻ Trộm Hương” của Bình Nguyên?
Kẻ trộm hươnglà tên của một bài kinh trong Tương ưng bộ. Bài kinh Gandhatthenasuttaṃ kể về vị tu sĩ đi ngang hồ sen ngát hương nên dừng lại ngửi hương. Bấy giờ, vị thiên nhân giữ hồ sen đó hiện ra nhắc nhở việc ngửi hương như vậy cũng là hình thức của kẻ đi trộm hương. Vị tu sĩ lúc đó mới phản biện lại sao những người khác hái hoa, đào củ sen… mà ông không hiện ra nhắc. Vị thiên nhân liền nói, những người kia không có tu, ông là tu sĩ phải tinh tế hơn, phải khác. Vị tu sĩ lúc đó mới hiểu và cảm ơn vị thiên nhân.
Qua câu chuyện này tôi cảm mến cái tên “Kẻ trộm hương”, vừa thơ vừa hay. Đồng thời, khi tôi đặt tên đó cho bản thân là hàm ý trong công việc mình làm cũng dính tới phát dương Phật pháp với số đông, do chưa phải là Phật tử nên đôi khi mắc sai lầm, trái với giáo lý. Những lúc như vậy chỉ mong có một vị thiện tri thức giống như vị thiên nhân trong kinh hiện ra nhắc nhở để mình tránh sai lầm, đi đúng chánh pháp. Từ đó bản thân không bị tổn phước, không gieo rắc sai lầm cho người khác.
- Không chỉ đọc "Đường xưa mây trắng", bạn còn đọc khá nhiều tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Bạn yêu văn học và văn hóa Nam bộ xưa?
Tôi sinh ra ở Sài Gòn - vùng đất được xem như chiếc nôi của văn hóa Nam bộ. Tôi có suy nghĩ, mình sinh ra, lớn lên và hấp thụ văn hóa nơi đây, bây giờ có điều kiện và phương tiện nho nhỏ là giọng đọc thì nên làm gì đó tô điểm thêm vẻ đẹp văn hóa, trả lại cho mảnh đất này. Những ai yêu thích Kẻ Trộm Hương nghe những tác phẩm tôi đọc sẽ thêm yêu quý vùng đất, cảm mến văn hóa. Theo đó, đời sống văn hóa càng phát triển, con người càng văn minh, của cải giàu có hơn - giống như cách mình trả ơn quê hương.
Thực tế là ở Nam bộ có kho tư liệu văn hóa - nghệ thuật rất lớn, chỉ cần biết cách sử dụng đã thành công rồi!
“Nếu ứng dụng lời Phật thuyết trong ứng xử giữa người với người thì có thể đạt được nhiều thành tựu”, Nguyễn Bình Nguyên bày tỏ. Ảnh: Toàn Đặng - Theo bạn, đọc sách, nhất là sách Phật giáo giúp ích gì?
Khi tôi đọc những sách về Phật giáo, ban đầu là đọc thụ động - có đơn vị mời đọc và trả thù lao - lâu dần nội dung sách thấm vào mình.
Đọc nhiều, ánh nhìn, nhân sinh quan đã được chuyển hóa so với thời trẻ, tư tưởng đúng đắn. Khi có hệ tư tưởng tốt, mình sẽ tập hợp được nhiều người cùng tần số để làm thêm nhiều việc hữu ích hơn.
- Khi nãy bạn có nói sẽ ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, cụ thể như thế nào?
Tôi nghĩ những lời Phật dạy là bộ giáo dục công dân vĩ đại. Nếu ứng dụng lời Phật thuyết trong ứng xử giữa người với người thì có thể đạt được nhiều thành tựu. Ví dụ trong môi trường công việc, gia đình rất khó tránh va chạm, nếu mình thấy nhân-duyên của những ứng xử trái ý đó sẽ dễ cảm thông hơn. Khi có sự cảm thông thì căng thẳng không còn leo thang - nếu ai cũng nhẹ nhàng, dễ thương với nhau như vậy, cuộc sống tốt đẹp hơn biết mấy.
Trước đây, tôi gay gắt, nóng tính, tự trách, tự than về việc người ta đối xử với mình như vậy. Đọc sách Phật giáo, hiểu nhân duyên của mọi biểu hiện, tôi nhận ra, nếu không sửa được người khác thì tập sửa chính mình để vừa vặn với họ trong cách sống và công việc.
- Sắp tới, bạn có đọc tác phẩm Phật giáo nào khác?
Sau Đường xưa mây trắng, tôi thực hiện thêm quyển Am mây ngủcủa Thiền sư Nhất Hạnh, viết về Phật hoàng Trần Nhân Tông. Để cho thính giả đỡ chán, thỉnh thoảng tôi đổi qua văn học Nam bộ của Hồ Biểu Chánh hoặc thể loại khác…
Nếu có thời gian, tôi mong muốn đọc sách của Thiền sư Nhất Hạnh vì thấy dễ hiểu, dễ ứng dụng nên cũng muốn lan tỏa hệ tư tưởng của Thầy đến với nhiều người.
Cuốn sách giá trị về cuộc đời Đại sư Huyền Trang“Cuộc đời và sự nghiệp của Đại sư Huyền Trang” của Thích Tuệ Lập và Thích Ngạn Tông, do Nguyễn Phố dịch, NXB Dân Trí ấn hành là tác phẩm không thể thiếu cho những ai quan tâm đến Phật giáo, lịch sử và văn hóa nhà thiền." alt="Voice talent Kẻ Trộm Hương kể chuyện đọc sách thiền sư Thích Nhất Hạnh">Voice talent Kẻ Trộm Hương kể chuyện đọc sách thiền sư Thích Nhất Hạnh
-
Nhận định, soi kèo Al
-
Bà Hương (áo xanh) phải dỗ dành cháu trai để cháu chịu ở yên. Cháu trai 15 tháng tuổi của bà Hương bị ngã từ trên cao. Dù gia đình đã thăm khám, chạy chữa nhưng đến hiện tại, sức khỏe tâm thần của cháu vẫn bị ảnh hưởng khá nhiều. 17 tuổi nhưng cháu mới học lớp 9.
Dù buồn chuyện của cháu, cả gia đình bà Hương luôn cố gắng vượt qua cú sốc tinh thần. Nhưng nỗi đau này chưa qua, nỗi đau khác lại tới.
Khi cháu nội đầu được 12 tuổi, con dâu bà Hương không may mất vì tai nạn. Con trai bà đau buồn sinh bệnh tật, trí lực cũng kém đi. Anh bỏ nghề dạy học và đi làm bảo vệ.
Tiền bạc lo chữa bệnh tật cho con, cho cháu trở thành gánh nặng khiến ông bà lao đao. Tiền bán nhà sau này cũng đủ lo cho sức khỏe của gia đình và trả những món nợ cũ.
Từ đó, vợ chồng bà và gia đình con trai quyết định chuyển về sinh sống cùng gia đình con gái trong căn nhà cấp 4 ở phường Phúc Xá (Ba Đình, Hà Nội) để mẹ con chăm sóc lẫn nhau. Không lâu sau, con rể bà bị tai biến, ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động cũng kém đi.
“Tôi cảm thấy không còn gì khổ hơn nữa. Nhiều lúc tự trách số phận sao để gia đình mình gánh mọi nỗi bi thương. Con trai, con rể là chỗ dựa lớn nhất đều gặp biến cố, chồng tôi thì yếu, nhà còn toàn đàn bà trông cậy vào nhau”, bà Hương nói.
Mọi gánh nặng dồn lên vai bà và con gái. Được đồng tiền nào, cả nhà lại gom góp trả chi phí sinh hoạt và lo cho các cháu ăn học.
Bà kể, cuộc sống 9 người trong căn nhà cấp 4 chật hẹp rất khó khăn. Mọi việc sinh hoạt, ăn uống đều phải sắp xếp có trình tự, chia giờ tắm gội. Người khỏe giúp người yếu. Các cháu của bà hầu hết đã lớn nên may mắn cũng hỗ trợ được việc nhà.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa lớn, lượng nước dâng cao, nhiều hộ gia đình khu vực phường Yên Xá trong đó có nhà bà Hương bị ngập lụt. Lo cho sức khỏe của con, cháu, được sự động viên của chính quyền, bà Hương quyết định cùng cả nhà di dời đến nơi an toàn.
Sáng 11/9, cả gia đình bà Hương có mặt tại số 67 phố Phó Đức Chính nhận sự hỗ trợ của chính quyền. Cả nhà yên tâm nhưng cháu trai từng bị tai nạn khi 15 tháng tuổi liên tục đòi về. Một lúc, bà lại ra động viên cháu ở lại, đưa cho cháu đồ ăn, nước uống để cháu đồng ý.
Chồng bà Hương, ông Nguyễn Văn Tiến (72 tuổi). Như mọi người, gia đình bà được sắp xếp nơi ăn, chốn ngủ, chăn gối,… đầy đủ.
“Cuộc sống lụt lội vất vả là điều không ai muốn. Tôi phải bỏ lại nhà đến đây cũng buồn. Nhưng nhà tôi chật lại đông người, trẻ con thì nhiều nên rất lo. May mắn có sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền, chúng tôi yên tâm hơn rất nhiều. Cuộc sống đã khó khăn giờ còn vất vả hơn. Tôi chỉ mong lũ sớm qua để bà con được trở lại bình thường”, bà Hương chia sẻ.
Đồ ăn, chốn nghỉ của bà con tại nơi di dời Biết ơn tình người trong bão lũ
Từ 17h ngày 10/9, anh Nguyễn Văn Nam đã có mặt tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp thường xuyên cơ sở 2 thuộc phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội), một trong những điểm tạm lánh dành cho người dân tránh ngập lụt.
Anh Nam cho biết, thời điểm anh rời căn nhà trọ rộng 7m2 ở cụm 3, phường Phúc Xá (quận Ba Đình), trời vẫn mưa tầm tã và nước đã mấp mé bờ sông. “Bây giờ thì nước đã ngập lên đến đầu rồi” – người đàn ông 31 tuổi cho biết.
Câu đầu tiên anh chia sẻ với phóng viên là lời cảm ơn chính quyền, bà con và các mạnh thường quân đã lo cơm nước, thuốc men đầy đủ cho những người dân như anh trong những ngày khó khăn này.
Anh Nam nói, quê anh ở Thanh Hóa nhưng anh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Do hoàn cảnh, chỉ có một mình bà ngoại nuôi anh từ ngày nhỏ. Hiện 2 bà cháu sống trong căn nhà trọ rộng 7m2 bên bờ sông. Cách đây 2 năm rưỡi, vợ con anh đã mất trong một tai nạn.
Chỉ học hết cấp 2, anh Nam từng làm nhiều công việc tự do. Hiện anh đi bán nước thuê ở Bờ Hồ. Mỗi cuối tuần, bà chủ lại cho anh bán thêm diều để tăng thu nhập. Mỗi ngày, anh nhận được 200 nghìn đồng tiền công.
Bà ngoại anh năm nay 91 tuổi, vẫn còn đi lại được nhưng bị bệnh gout. Hàng ngày bà vẫn bán đồ chơi cho trẻ em ở Bờ Hồ để kiếm sống.
Anh Nam biết ơn sự giúp đỡ của chính quyền và cộng đồng trong những ngày khó khăn. Anh Nam cho biết, thu nhập của anh sau khi đóng tiền nhà 1,5 triệu đồng/tháng, gần như không có để tiết kiệm.
Từ khi Hà Nội bắt đầu mưa bão, anh cũng dừng bán hàng ở Bờ Hồ nên không có thu nhập. Nỗi lo lớn nhất của anh bây giờ là bà đổ bệnh và anh không thể kiếm được tiền vào những ngày lụt.
Những bữa cơm, chai nước,… và sự chăm lo chu đáo của chính quyền và cộng đồng dành cho bà cháu anh lúc này vô cùng quý giá.
“Đêm qua tôi không ngủ vì sợ bà ngoại và những người già ở đây có chuyện bất trắc. Nếu chuyện không may xảy ra còn có thanh niên chạy xuống báo cho cán bộ trực”.
Anh bảo, bây giờ chỉ mong nước rút để được đi bán hàng kiếm tiền, lo sống qua ngày.
Theo thông tin, một khách sạn lớn trên địa bàn phường cung cấp miễn phí toàn bộ suất cơm, nước uống, bánh ngọt, thuốc men và chăn, gối cho người dân. Các nhu yếu phẩm khác cũng nhanh chóng được người dân xung quanh tiếp ứng, hỗ trợ.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Nguyễn Dân Huy – Chủ tịch UBND phường Trúc Bạch cho biết, tính đến chiều tối 11/9, tại đây đã tiếp nhận gần 50 người dân di dời tránh ngập. Sức chứa tối đa của cơ sở là hơn 400 người.
“Số lượng dân phải di dời rất lớn nhưng hầu như mọi người trú tạm tại nhà người thân hoặc về quê. Ở đây chủ yếu là người già neo đơn hoặc những người tỉnh xa thuê trọ”.
Phường huy động lực lượng dân quân, y tế,... sẵn sàng hỗ trợ bà con đảm bảo điều kiện sinh hoạt, ăn ở. Ông cho biết, trong quá trình tiếp nhận người dân, phường nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ cộng đồng, cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Hiện tại, điều kiện ăn ở, sinh hoạt của bà con về cơ bản đã được đảm bảo.
Từ khi mở cửa điểm tạm lánh, phường đã huy động các lực lượng dân quân, y tế, công an và cán bộ địa bàn túc trực 24/24 giờ, sẵn sàng hỗ trợ người dân trong sinh hoạt, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe vì có khá nhiều người già mắc bệnh mãn tính.
Chủ tịch UBND phường Trúc Bạch cho biết, phường cũng đã chuẩn bị các phương án đề phòng về nơi lưu trú để có thể đáp ứng được số lượng người lớn hơn, nếu tình hình trở nên xấu hơn.
Thanh niên Yên Bái tháo vách, trèo mái nhà đưa thực phẩm cho hàng xóm chống lũ
Nam thanh niên ở Yên Bái tháo một góc vách tôn trên sân thượng rồi cẩn trọng đi qua mái căn nhà gần như bị nhấn chìm trong nước lũ để trao gói thực phẩm cho gia đình hàng xóm." alt="9 người sống trong căn nhà cấp 4 di dời vì lũ lụt từng chịu nỗi đau thấu trời">9 người sống trong căn nhà cấp 4 di dời vì lũ lụt từng chịu nỗi đau thấu trời