THỊT KHO NẤM
Thịt đem rửa sạch, thái miếng. Ướp thịt với một ít hạt tiêu, hạt nêm, mắm, đường trong khoảng 30 phút cho thịt ngấm gia vị.
Phi thơm một ít hành băm nhỏ, cho tiếp đường vào đun. Dùng đũa đảo thật đều cho đến khi đường chuyển màu cánh gián thì cho tiếp thịt vào xào săn. Chế nước cao hơn mặt thịt, đun sôi rồi hạ lửa nhỏ. Nấm rửa sạch. Đun sôi nước với một ít muối rồi cho nấm vào chần trong 2 -3 phút, sau đó vớt ra để ráo. Khi thịt đã chín nhừ thì cho tiếp nấm vào đun trong khoảng 5 – 6 phút nữa rồi tắt bếp. Cho thịt kho nấm ra đĩa, dùng nóng với cơm rất ngon.
CANH NGAO MÙNG TƠI
Ngao tươi rửa nhiều nước cho sạch, cho nên bếp luộc sôi đến khi ngao há miệng. Nhặt phần ruột ngao và bỏ vỏ. Phần nước ngao ngạn cho trong và đặt lên bếp đun sôi. Cho thêm 1 thìa súp. Mồng tơi nhặt bỏ phần gốc, lá già và rửa sạch. (Nếu thích thái thì thái nhỏ còn không để cả ăn sẽ ngon hơn).
Khi nồi canh ngao sôi thả mồng tơi vào. Lên nấu ở lửa to để rau được xanh. Đun khoảng 2-3 phút. Tiếp đến cho thịt ngao vào. Nêm bột nêm cho vừa miệng. Đun thêm 1-2 phút nữa. Khi thấy nồi canh chín bắc xuống bếp thêm mì chính rồi chút canh ra bát tô.
CÀ MUỐI
Bạn có thể mua cà muối ở ngoài hàng, chỉ cần 5.000 -10.000 đồng là cả nhà đủ ăn. Hoặc nếu thích, bạn có thể tự muối cà theo hướng dẫn dưới đây.
Cà mua về đem phơi ra trời nắng khoảng 5-6 tiếng để cho cà bị héo đi. Chuẩn bị một chậu nước muối loãng. Dùng dao cắt bỏ cuống của quả cà (chú ý không cắt phạm vào phần thịt của quả cà thì khi muối cà sẽ không bị nhũn mềm). Cắt tới đâu thì ném ngay quả cà vào chậu nước muối tới đó. Khi cắt hết lượt thì rửa qua cà ngay trong chậu nước đó. Sau đó thay bằng một chậu nước muỗi loãng khác, để ngâm cà khoảng 2 -3 tiếng.
Riềng gọt bỏ vỏ, rửa sạch, để khô nước rồi thái lát mỏng (hoặc thái chỉ). Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, để khô rồi đập dập. Đun sôi 2 thìa ăn cơm đầy muối với 1l nước, sau đó để nước muối nguội hẳn. Vớt cà ra, rửa lại lần nữa, sau đó lấy ½ chỗ nước muối đun sôi để nguội rửa cà lần cuối, vảy cho cà ráo bớt nước. Xếp ½ chỗ tỏi và riềng xuống đáy lọ, cho hết chỗ cà vào lọ sau cùng thì rải một lớp riềng, tỏi còn lại lên trên cùng (rải đều đủ để che hết cà). Nếu muốn ăn cay thì cho vào bình cà vài lát ớt (hoặc cả quả).
Đổ chỗ nước muối để nguội còn lại vào lọ, đậy lắp lọ cho kín rồi để lọ cà ở nơi thoáng mát. Sau 2 ngày là món cà muối có thể ăn được rồi. Có thể cho thêm vào lọ cà một thìa dấm trắng để món cà chua nhanh hơn. Khi cà đã chua thì cất lọ cà vào ngăn mát tủ lạnh để ăn dần.
Nếu làm nhiều và dùng bình (hoặc âu) miệng rộng, lớp riềng không đủ để che kín cà thì các bạn hãy dùng một cái đĩa, vỉ tre hoặc một túi bóng chứa nước đặt lên trên để nén cho cà không bị nổi trên mặt nước.
Nếu trong nhà mà có sẵn dứa thì các bạn hãy lấy phần lõi của quả dứa, thái miếng dài rồi cho vào muối cùng để món cà muối của chúng ta được thơm hơn.
Giá tiền mỗi món ăn Thịt kho nấm - Thịt ba chỉ: 400gr - Nấm đông cô, hành khô, đường, mắm, gia vị, hạt tiêu vừa đủ 48.000đ Canh ngao mùng tơi - Ngao: 500g - Mồng tơi: 1 mớ; gia vị 16.000đ Cà muối 5.000đ Tổng: 69.000 đồng, 4 người ăn |
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với bữa cơm hàng ngày!
(Theo Khám phá)
" alt=""/>Chưa đầy 70.000 đồng có bữa cơm thanh mát"Mọi sinh hoạt, thói quen của tôi là do con trai tôi sắp đặt", người đàn ông nội trợ toàn thời gian cho biết.
Một ngày bình thường, Amos Wu thức dậy khi con trai dậy, khoảng 6-7h sáng. Trước khi chuẩn bị bữa sáng cho con, anh dành thời gian duy nhất trong ngày cho bản thân để tắm. Toàn bộ thời gian còn lại anh Amos Wu chăm sóc con trai.
"Điều quan trọng dẫn đến quyết định mang tính bước ngoặt là tôi muốn quan sát con lớn lên mỗi ngày thay vì nhờ ai đó chăm sóc con. Nếu bạn bỏ lỡ khoảng thời gian phát triển của con, bạn sẽ không bao giờ lấy lại được. Một đứa trẻ có thể đánh mất mối quan hệ gắn bó với bố mẹ trong tương lai ở ngay khoảng thời gian này".
Hiểu và thương vợ con hơn
Bên cạnh việc dựa vào bản năng làm cha của mình, kinh nghiệm chăm sóc mèo nhiều năm qua cũng giúp Amos Wu làm tốt vai trò ông bố toàn thời gian.
Anh chia sẻ rằng có lần con trai anh bị chàm bội nhiễm khiến cổ sưng và tấy đỏ. Nếu là người không có kinh nghiệm, các bậc cha mẹ thường chạy đôn chạy đáo khắp nơi để hỏi han, lo lắng.
Nhưng với kinh nghiệm của mình, anh Amos Wu cho rằng việc quan trọng khi đó là phải giữ bình tĩnh. Con đau, con khóc, nếu cha mẹ không bình tĩnh sẽ làm mọi việc rối hơn. Cuối cùng mọi việc được giải quyết sau khi anh đưa con đi khám và tuân theo bác sĩ chữa trị.
Trong các tình huống hàng ngày, anh là người đưa ra quyết định và tự chịu trách nhiệm vì vợ anh đi làm rất bận. Vợ anh là một y tá ở bệnh viện lớn nên anh gần như không thể liên lạc với cô trong giờ làm việc hay giờ trực.
Amos Wu nói: "Chúng ta thường nghe về chuyện những người phụ nữ kiệt sức khi phải một mình chăm sóc con cái. Nhưng người đàn ông không bao giờ hiểu hết việc làm mẹ khó khăn như thế nào. Trở thành ông bố nội trợ toàn thời gian, tôi hiểu được sự mệt mỏi, khó khăn của các bà mẹ là như thế nào và sức chịu đựng của họ đáng nể phục".
Điều quan trọng là con được chăm sóc tốt nhất
Gia đình và bạn bè của Amos Wu đều hiểu anh yêu trẻ con, anh luôn chia sẻ bản thân muốn có con từ khi còn trẻ. Khi anh quyết định trở thành ông bố nội trợ, gia đình và bạn bè đều ủng hộ.
Trong khi đó, mẹ vợ là người lo lắng và hoài nghi nhiều khi lần đầu tiên nghe anh nói muốn trở thành ông chủ của chính mình.
Amos Wu thừa nhận rằng trong xã hội vẫn tồn tại tư duy truyền thống về vai trò giới tính người chăm sóc trẻ, nhất là khi tương tác với người thế hệ cũ hay bác sĩ.
"Những người lớn tuổi vẫn có tư duy truyền thống nên họ thích nói chuyện về con cái với phụ nữ như vợ tôi hơn, đôi khi tôi phải lấy thông tin lại từ cô ấy. Ví dụ như mẹ vợ có nói gì không, mẹ vợ có dặn dò gì không", Amos Wu chia sẻ.
Khi đi đến bệnh viện, bác sĩ muốn trao đổi trực tiếp về sức khoẻ của con với vợ anh hơn. Trong khi đó, anh mới là người chăm sóc con và đưa ra câu trả lời cho mọi câu hỏi của họ.
"Có nhiều người vẫn suy nghĩ rằng mẹ phải là người chăm sóc con nhỏ, làm việc nhà, bố ra ngoài kiếm tiền. Tôi không ủng hộ, giới tính không phải là vấn đề trong việc chăm sóc con cái. Trong hôn nhân, phân chia vai trò làm cha làm mẹ do hai bên trao đổi, thoả thuận để đi đến thống nhất. Tất cả những gì cha mẹ cần quan tâm là liệu con cái có được chăm sóc tốt nhất hay chưa", Amos Wu nói.
Sợ lời khen ngợi
Mọi quyết định của Amos Wu xuất phát từ tình thương vợ, yêu con, anh không làm để chứng tỏ điều gì, anh cảm thấy sợ hãi khi nhận nhiều lời khen ngợi.
Bạn bè, người thân xung quanh hay ca ngợi anh chăm sóc con "như một người chuyên nghiệp". Nhưng anh cho rằng những việc làm hàng ngày của anh không đáng nhận lời khen. Đơn giản vì anh chỉ đang hoàn thành trách nhiệm cơ bản của một người làm cha.
"Mọi người không nên khen hay chê trong trường hợp này. Điều gì phù hợp với gia đình tôi thì tôi làm, có thể sẽ không phù hợp với gia đình bạn. Tôi hiểu ý tốt của mọi người nhưng tôi thấy hơi mệt và không thích cho lắm", anh nói.
Hiện tại, ưu tiên lớn nhất của anh là tiếp tục làm một ông bố nội trợ, chăm sóc con cho đến khi con đến "tuổi dậy thì nổi loạn". Anh ấy kêu gọi nhiều ông bố cùng tham gia hơn để trải nghiệm vai trò là người chăm sóc chính trong gia đình, bỏ ngoài tai những lời bình phẩm khen chê của xã hội.
" alt=""/>Ông bố nghỉ việc quản lý, ở nhà chăm con: Hiểu và thương vợ nhiều hơn1. Dùng thìa múc kem để nạo ruột bí
Thay vì phải bổ các loại bí ra thành nhiều phần nhỏ và dùng dao cắt hết phần ruột, có cách đơn giản và nhanh gọn hơn rất nhiều để bạn giải quyết công đoạn này, đó là dùng thìa múc kem. Bạn cũng có thể dùng nó để làm salad xắt mỏng.
2. Loại bỏ mỡ thừa từ đồ ăn
Một số loại thực phẩm có nhiều mỡ hơn mong đợi và bạn loay hoay với việc vớt chúng ra ngoài. Một viên đá lạnh sẽ làm cứu cánh dễ dàng cho bạn.
Bọc giấy ăn ngoài viên đá và lướt nó trên bề mặt của loại thực phẩm nhiều mỡ. Viên đá sẽ có tác dụng như một thanh nam châm, mỡ trôi về phía nó và đông cứng lại trên giấy ăn.
3. Dùng màng bọc thực phẩm như đầu bếp chuyên nghiệp
Màng bọc của bạn thường bị căng ra không đều hoặc là rách? Hãy giữ nó trong tủ lạnh, như các đầu bếp chuyên nghiệp làm. Lúc này màng bọc sẽ hoạt động tốt hơn, dính chắc và khó rách.
4. Bóc vỏ cam, quýt dễ dàng
Lớp vỏ dày của cam, quýt có thể làm hỏng móng tay của bạn, chưa kể gây đau đớn nếu bóc nhiều. Hãy để lò vi sóng cứu những chiếc móng tay của bạn, chỉ 10 giây trong lò, các quả cam quýt sẽ ngoan ngoãn để bạn bóc vỏ một cách dễ dàng.
5. Bóc trứng "trong một nốt nhạc"
Thêm một chút soda hoặc giấm vào nước ngâm trứng sẽ giúp bạn bóc trứng dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều.
6. Vắt cam, chanh nhiều nước hơn
Thật là bực mình khi quả chanh của bạn quá dày vỏ và vắt được quá ít lượng nước cần thiết. Vậy thì bạn hãy làm lạnh chúng bằng cách cho vào tủ lạnh, sau đó cho vào lò vi sóng khoảng 15-20 giây. Chắc chắn quả chanh, cam của bạn sẽ vắt được nhiều nước hơn đến khó tin.
7. Cắt hành khỏi lo chảy nước mắt
Tủ lạnh sẽ giúp bạn khỏi điều này. Hãy để hành vào tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi cắt chúng, bạn sẽ không thể rơi một giọt nước mắt. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng cách này chỉ hiệu quả khi bạn có ý định nấu hành, thay vì làm một món salad với chúng.
8. Thức ăn không bị trào ra ngoài khi sôi
Một trong những nỗi lo thường trực của các bà nội trợ khi nấu ăn là thức ăn sôi và trào ra ngoài bất ngờ ngay khi bạn không để ý. Có một cách đơn giản mà có thể bạn chưa từng nghĩ tới: đặt một chiếc muôi gỗ ngang miệng nồi.
Chiếc môi sẽ ngăn cho lớp bọt khí sôi tràn ra ngoài, gây bẩn trên bếp. Vậy là từ giờ bạn đã có thể yên tâm nồi không bị sôi và trào khi đang bận dở mắt trong một tích tắc cho việc quan trọng khác.
Hi vọng các bạn thích thú với những mẹo vặt này.
(Theo Em đẹp)
" alt=""/>Các mẹo vặt để nấu ăn nhanh