Lực lượng chức năng đưa thi thể anh T. ra ngoài (Ảnh: Cắt từ clip).
Do nước chảy xiết, chiếc thuyền chở 5 người đàn ông bị va vào cánh cửa gara ô tô khiến thuyền bị lật úp. Sự việc khiến cả 5 người ngã xuống dòng nước ngập sâu khoảng 2m.
"Một người bị thuyền lật úp đè xuống dòng nước gây tử vong, một người khác bị thương", lãnh đạo phường Nguyễn Thái Học thông tin.
Nạn nhân là anh N.H.T. (ở thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình).
Những ngày qua, trên địa bàn TP Yên Bái đã có rất nhiều đoàn cứu trợ, nhà hảo tâm tới giúp bà con vùng lũ lụt (Ảnh: Trần Thanh).
8h sáng nay, thi thể anh T. đã được tìm thấy và được lực lượng chức năng bàn giao về cho gia đình.
"Đây là sự việc hết sức đau lòng. Đoàn cứu trợ trên có nhiều kinh nghiệm thực hiện công tác cứu trợ, họ cũng đã ra TP Yên Bái để cứu trợ từ 3-4 hôm nay. Do gặp dòng nước chảy xiết dẫn tới sự việc thương tâm", vị lãnh đạo phường thông tin.
" alt=""/>Đoàn cứu trợ ở Yên Bái bị lật thuyền, một người tử vongChủ tịch tập đoàn này tiếp tục nhắc lại 5 từ khóa "tuệ, bán, xe, số, xanh" (trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn, xe điện, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh) mà ông từng đề cập ở phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 được tổ chức vào tháng 4.
Ông Trương Gia Bình nhận định, 5 từ khóa này đã quyết định lịch sử của nhân loại trong suốt 3/4 thế kỷ vừa qua và sẽ tiếp tục xác định trong 1/4 thế kỷ còn lại. Cả 5 từ khóa đều liên quan đến AI - trí tuệ nhân tạo. FPT sẽ đầu tư toàn bộ nguồn lực để bước vào cuộc "đặt cược" lớn nhất trong lịch sử, trở thành một doanh nghiệp dẫn đầu về AI.
"Tôi muốn chia sẻ 3 điều quan trọng! Điều thứ nhất và cũng là thông điệp quan trọng nhất: Chúng ta sẽ đặt cược tất cả tương lai của mình vào AI!", trang truyền thông nội bộ của FPT dẫn lời ông Trương Gia Bình.
Ông Trương Gia Bình chia sẻ tại cuộc thảo luận chuyên sâu với các lãnh đạo cấp cao FPT (Ảnh: FPT).
Ông Bình thể hiện quyết tâm đanh thép về định hướng phát triển trí tuệ nhân tạo của FPT. Người đứng đầu FPT cho rằng, đến năm 2035, thay vì nỗ lực và tự hào khi có hàng vạn lập trình viên, FPT sẽ phải đặt một mục tiêu khác, đó là 1 triệu chuyên gia tư vấn AI.
Theo ông, bối cảnh hiện tại, AI đang phát triển nhanh chóng "đến mức công việc chúng ta làm hôm nay có thể không còn tồn tại vào ngày mai".
Để biến AI làm bệ phóng cho FPT, ông Trương Gia Bình nhấn mạnh đến khát vọng. Theo ông Bình, chưa bao giờ Việt Nam nói chung hay FPT nói riêng có cùng điểm xuất phát với thế giới. Trước đây, người Việt phải ngước nhìn lên các "gã khổng lồ" trong ngành phần mềm nhưng giờ đây đã có thể cùng đối thoại với những "lão làng" về AI.
Ông Bình phân tích, công nghệ AI đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của các công ty tư vấn, có những công ty đạt 1 tỷ USD chỉ trong vòng 3 năm. Phần mềm FPT phải mất 20 năm mới đạt được con số đó.
Cùng dấn thân vào cuộc đặt cược mới
"Vì sự 'hiểm nguy' của chính mình, chúng ta phải làm hết sức quyết liệt", ông Bình nhìn nhận và kỳ vọng FPT sẽ cùng dấn thân vào cuộc "betting" (tạm dịch: đánh cược) mới của tập đoàn này. Khoảng 5 năm trước, FPT cũng đã có một "đánh cược" với Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu thế giới Mila khi bỏ tiền đầu tư để thực hiện được những mục tiêu đặt ra thời điểm ấy.
Ông Bình cho hay, gần đây, FPT đã đầu tư vào Landing AI, trở thành một trong những nhà đầu tư lớn và đối tác chiến lược của Landing AI tại châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó còn hợp tác với Andrew Ng. để thành lập AVI Les. Trong nội bộ, FPT cũng thành lập đơn vị chiến lược DC5 (DC5 Hub/DC5), tập trung vào việc xây dựng dữ liệu.
Vị chủ tịch FPT cũng hé lộ về khoản đầu tư lớn nhất, điều FPT chưa từng làm, là chi 200 triệu USD xây dựng AI Factory ở Việt Nam. Tập đoàn này đang làm phòng thí nghiệm AI lab ở Singapore, ở Sillicon Valley tại Mỹ, hợp tác với những "bậc thầy lớn" của thế giới như Yoshua Bengio, Andrew Ng.
"Chúng ta sẽ xây dựng dự án với các trường đại học hàng đầu thế giới về AI, tài trợ và đầu tư vào các phòng thí nghiệm hàng đầu thế giới về AI như Milla - Quebec AI institute, và sẽ mở tiếp các dự án nghiên cứu với họ.… FPT tiết kiệm từng xu từng hào, nhưng chúng ta đã cá cược lớn đến thế, vì chúng ta tin tưởng vào AI", ông Bình chia sẻ về hướng đi sắp tới của FPT.
Song song với đó, FPT sẽ tiếp tục hợp tác, đồng hành với những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực AI như: Microsoft, Google, Nvidia trên nhiều lĩnh vực.
"Chúng ta không chờ đến năm 2035, chúng ta phải làm hôm nay", ông Bình nêu thông điệp. Theo yêu cầu của ông, mỗi người FPT phải nâng cao năng suất lao động 30%, có thể đi học, có thể tự thay đổi cách làm việc của chính mình. Trước đây làm được 3 việc thì hôm nay phải làm được 10 việc, hoặc ít nhất là 4 việc (tăng 30%).
Mỗi người phải là một chuyên gia AI, mỗi lãnh đạo phải là lãnh đạo AI, mỗi đơn vị, mỗi sản phẩm - dịch vụ đều phải là AI. "Tất cả phải là AI", ông Bình nhấn mạnh và ra "đề bài" cho mỗi thành viên tập đoàn này trong quý III tăng 7% năng suất lao động bằng AI.
" alt=""/>Ông Trương Gia Bình hé lộ cú "đặt cược" tất cả tương lai của FPTĐại biểu Nguyễn Minh Hoàng (Ảnh: QH).
Mặt khác, khi sử dụng điều hòa người dân đã chịu chi phí điện tính theo lũy tiến. Nay, họ lại phải chịu thêm mức thuế suất đặc biệt khi lắp đặt sẽ không hài lòng.
"Lắp đặt máy điều hòa là yêu cầu tất yếu của cuộc sống đối với đông đảo người dân, không nên xem đây là mặt hàng xa xỉ. Trong khi chúng ta nói đất nước chúng ta phát triển, chúng ta đang có cuộc sống hạnh phúc hơn thì phải tạo điều kiện để người dân có cuộc sống thoải mái hơn", đại biểu cho hay.
Cũng thảo luận về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) nhìn nhận việc sử dụng điều hòa nhiệt độ có gây ô nhiễm môi trường. Song, khi đời sống người dân được nâng lên thì dùng điều hòa là nhu cầu thiết yếu. Ông Huân đặt câu hỏi mùa hè nóng, nhất là ở thành phố thì liệu có chịu được khi không có điều hòa?
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Ảnh: Quang Phúc).
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) cũng đặt vấn đề rằng hiện nay, điều hòa nhiệt độ có phải là mặt hàng xa xỉ hay không. Theo ông Nghĩa, nhiều gia đình sử dụng điều hòa nhiệt độ, nếu đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này, có nghĩa đang "đẩy lùi sinh hoạt của Việt Nam về 40-50 năm trước".
Đại biểu đoàn TPHCM nêu thực tế nhiều người dân ở tại các nhà trọ cũng lắp điều hòa để sử dụng cho gia đình, con cái. Mặt khác, không phải lúc nào họ cũng sử dụng điều hòa, mà có tính thời điểm, nên đại biểu cho rằng đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là không hợp lý.
Vị đại biểu cũng nêu rõ, thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Đồng thời, điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng.
Theo dự thảo Thuế tiêu thụ đặc biệt, đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ dưới 90.000 BTU trở xuống vẫn đề xuất đánh thuế 10%. Điều này cũng khiến không ít đại biểu khác phản đối.
" alt=""/>Không nên xem điều hòa là hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt