![]() |
Notebook Asus Zenbook U500VZ. Ảnh: Asus |
![]() |
Notebook Asus Zenbook U500VZ. Ảnh: Asus |
![]() |
Bệnh nhân điều trị tại Viện Huyết học truyền máu TƯ |
Mỗi người một hoàn cảnh, gặp cậu sinh viên Bùi Lê Việt (20 tuổi) trong nhữngngày : Thi xong đại học cũng là lúc em biết mình mắc căn bệnh quái ác - ung thưmáu. Mọi thứ xung quanh cuộc sống của Việt dừng lại, không có cảm giác vui mừngkhi thi đậu đại học mà chỉ còn nỗi lo lắng bệnh tật đang ngày đêm thường trực.
Nhận hơn 100 đơn vị máu từ những người xa lạ, trải qua nhiều lần xạ trị vàtruyền tiểu cầu, cuộc sống của Việt gắn liền với bệnh viện và máu.
Em truyền máu có khi nhiều hơn cả ăn cơm, Việt chia sẻ. Mang trong mình nhómmáu A, qua tìm hiểu cũng biết được 21% dân số chiếm nhóm máu này, có nhữngkhoảng thời gian Việt nằm viện 2, 3 ngày mới được truyền một đơn vị máu hay tiểucầu nhưng cũng thấy mình may mắn vì ngoài mình ra còn quá nhiều người cần đếnmáu mà máu lại không sản xuất được.
Ở cái tuổi đáng nhẽ được hồn nhiên vui đùa như bao bạn bè khác thì em Lê MinhHoàng (3 tuổi) lại phải trải qua chuỗi ngày gắn liền với bệnh viện, với nhữngdãy hành lang dài lặng lẽ tiếng bước chân đi về, với góc nhỏ nơi phòng bệnh mệtnhoài nằm chờ máu. Nơi ấy hiếm khi được thấy bóng trẻ nhỏ chạy nô đùa, là nơimỗi sáng các em tự động xếp hàng cho các bác sĩ lấy máu xét nghiệm.
Cuộc sống gắn liền với kim truyền, không còn sợ hãi với những mũi tiêm. Em làmsao biết được mình phải sống cả đời với căn bệnh Thalassamia không có cách chữatrị, chỉ duy trì sự sống nhờ những đơn vị máu từ người khác. Em không biết lo âuđang hằn sâu trên nét mặt cha mẹ, em đâu biết nỗi xót xa khi nhìn con ngày càngyếu đi mà không có máu để truyền. Đôi tay nhỏ bé đầy vết kim truyền vẫn ngàyngày miệt mài chiến đấu với bệnh tật và vẽ những ước mơ là cô bác sĩ, là chúcông an. Em không đáng bị như thế.
Từ khi 4 tháng tuổi, một tháng một lần em lại lên viện để truyền máu, nơi nàytrở lên thân thuộc như ngôi nhà thứ hai. Nhưng liệu ước mơ giản dị của em bé 4tuổi được làm chú công an có được thực hiện khi hàng ngày em vẫn phải chờ đợinhững đơn vị máu.
Thắp hi vọng từ những người hiến máu tình nguyện
Thiếu máu là bài toán muôn thủa không có lời giải không chỉ của ngành y tế màcòn của cộng đồng. Cứ vào thời điểm này trong năm, lượng dự trữ nhóm máu O và Aluôn có sự chênh lệch lớn với các nhóm máu còn lại, dẫn đến tình trạng hàng trămngàn người bệnh phải xếp hàng chờ máu hoặc chỉ được truyền một lượng nhỏ đủ đểduy trì sự sống. Điều này dấy lên sự cấp thiết của việc bổ sung nguồn máu nhóm Ovà A tại các bệnh viện trên cả nước.
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương là nơi mỗi ngày phải cung cấp gần 1000đơn vị máu cho khoảng 122 bệnh viện lân cận, phục vụ công tác cứu chữa và điềutrị. Số lượng bệnh nhân ngày càng tăng thêm trong khi đó nguồn máu dự trữ chobệnh nhân cấp cứu, những người bị bệnh về máu phải truyền máu thì quá bấp bênh.Tổng số máu thu gom được từ các nguồn hiến máu tình nguyện, người bán máu chuyênnghiệp
chỉ mới đáp ứng được 40% nhu cầu cần máu điều trị.
Như vậy, còn đến 60% người bệnh có nhu cầu về máu mà chưa được đáp ứng, kéo theođó là chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng, thậm chí nguy cơ xấu nhất là tử vong cóthể xảy ra. Có sự mất cân bằng giữa các nhóm máu khi nhóm máu B và AB có nhiềuthì lại ít bệnh nhân, hơn nửa số người dân có nhóm máu O, A thì lượng máu O, Acần cho điều trị lại luôn ở trong tình trạng thiếu hụt.
Ths. Phạm Tuấn Dương - Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ươngcho biết: Tuy nhiên, vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 hiện nay, tình trạng chênhlệch nhóm máu A và nhóm O đã gần hết, chỉ còn đủ phục vụ trong một, hai ngàytới. Đây là tình trạng đáng báo động của Viện khi không đủ máu phục vụ cho côngtác điều trị.
Ths. Dương còn cho biết, Hiện nay, lượng máu Viện đang có là trên 6.000 đơn vị,tuy nhiên tỷ lệ giữa các nhóm có sự chênh lệch rất lớn. Theo đúng nhu cầu, thìlượng máu nhóm O cần đảm bảo tối thiểu 50% trong tổng lượng máu dự trữ, hiện naylượng máu O chỉ chiếm 34%; lượng máu A cần có khoảng 25% nguồn dự chữ, nhưnghiện cũng chỉ còn ở mức 8,5%. Tình hình này thực sự báo động trong công tác cungcấp máu điều trị cho người bệnh.
Mỗi người mỗi số phận, ông Hùng, cậu sinh viên Bùi Việt hay Hoàng chỉ là mộttrong hàng ngàn những bệnh nhân đang ngày đêm chờ máu để duy trì cuộc sống. Vẫnbiết còn khó khăn, thiếu thốn nhưng những điều đó không làm giảm đi hi vọng sốngtừng ngày của họ.
Với họ, món quà ý nghĩa nhất cuộc đời là những đơn vị máu hiến tặng từ ngườihiến máu tình nguyện để họ biết rằng không chỉ mình họ đang chiến đấu với cănbệnh quái ác này, mà hơn hết còn nhiều trái tim nhân ái luôn đồng hành và sẻchia cuộc sống với người bệnh.
Khắc phục tình trạng này, Viện kêu gọi cộng đồng tích cực tham gia hiến máu, đặc biệt là những người có nhóm máu A, O. Các ngày hiến máu được cập nhật tại mục Các điểm hiến máu trong ngày tại website: www.nihbt.org.vn. Cùng đó, vào các ngày chủ nhật hàng tuần, ngày hội hiến Chung dòng máu Việt được tổ chức dành cho người có nhóm máu A hoặc nhóm máu O. Mỗi ngày cần thu được ít nhất 200 đơn vị máu nhóm O và 100 đơn vị máu nhóm A. |
Yến Nhi
" alt=""/>Nỗi đau của những người chờ máu mỗi ngàyFacebook và nhà sản xuất phần cứng chơi game Razer là một trong những công ty công nghệ đầu tiên tại Mỹ bắt đầu hạn chế nhân viên du lịch tới Trung Quốc trong bối cảnh có nhiều lo ngại liên quan đến dịch viêm phổi cấp ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Theo hãng tin Bloomberg, Facebook đã ra lệnh hạn chế đối với tất cả nhân viên có dự định tới du lịch Trung Quốc và cả những người vừa mới trở về từ Trung Quốc. Mặc dù Facebook bị cấm tại Trung Quốc nhưng công ty vẫn có văn phòng tại quốc gia này và hợp tác với các nhà cung ứng Trung Quốc để sản xuất thiết bị thực tế ảo Coculus cũng như thiết bị chat video gia đình Portal.
Trong khi hãng sản xuất thiết bị, phụ kiện chơi game trên máy tính Razer có trụ sở tại California, Mỹ đã xác nhận với trang The Vergevề những biện pháp tương tự. Razer đã đưa ra cảnh báo tới tất cả nhân viên và hạn chế họ tới Trung Quốc vào thời điểm này. Đặc biệt, Razer cũng ban hành chính sách cho phép các nhân viên làm việc tại nhà.
Razer giống như Facebook và nhiều công ty công nghệ Mỹ khác đều có văn phòng ở khắp Trung Quốc. Razer cũng liên kết với khá nhiều nhà cung cấp Trung Quốc để sản xuất các thiết bị phần cứng, bao gồm chuột, bàn phím, tai nghe và laptop chơi game.
Thậm chí hãng điện tử Hàn Quốc LG đã ban hành lệnh cấm toàn bộ nhân viên không được du lịch tới Trung Quốc. Theo hãng tin Reuters, LG đã khuyên các nhân viên đang hoạt động tại Trung Quốc sớm trở về nhà càng sớm càng tốt.
Hàng loạt các công ty công nghệ khác đang theo dõi sát sao dịch bệnh
Trang thương mại điện tử số 1 tại Mỹ Amazon xác nhận đang tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Nhưng công ty đang cân nhắc có lên hạn chế nhân viên du lịch tới Trung Quốc hay không.
HyperX của Kingston, một thương hiệu phụ kiện chơi game khá phổ biến tại Mỹ từ chối bình luận về giải pháp ngăn chặn dịch corona. Bên cạnh đó Apple, Google và Microsoft cũng chưa đưa ra bất cứ thông báo nào. Có lẽ các công ty này đang theo dõi sát sao tình hình để kịp thời đưa ra những biện pháp tốt nhất.
Trước đó Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đã khuyến cáo tất cả công dân Mỹ tránh du lịch đến Trung Quốc vào thời điểm này.
Tình hình ngày càng căng thẳng tại Vũ Hán
Virus corona hay còn gọi là 2019-nCoV thuộc chủng corona gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), trước đây từng tìm thấy trên loài dơi quạ và rắn. Đó là lý do khiến nhiều người nghi ngờ dịch bệnh bùng phát từ chợ đầu mối Hoa Nam, nơi chuyên buôn bán động vật hoang dã ở Vũ Hán.
Giới chức Trung Quốc ngay sau đó đã ban hành lệnh phong tỏa Vũ Hán và nhiều thành phố khác khiến 56 triệu người mắc kẹt, không thể về nhà hoặc đi du lịch. Nhiều thành phố trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải đã tăng cường mức độ kiểm soát tại các nơi công cộng, bao gồm việc kiểm tra nhiệt độ bất cứ ai di chuyển vào thành phố và đóng cửa Tử Cấm Thành.
Chính phủ nhiều nước như Mỹ, Pháp, Nhật Bản đều đang lên kế hoạch đưa công dân về nước nhanh chóng để tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Một số quốc gia như Malaysia, Mông Cổ hay các đặc khu Hồng Kông, Macau thậm chí đã ban hành lệnh cấm du khách đến từ Vũ Hán và Hồ Bắc nhập cảnh.
Trong một tiết lộ với đài CCTV, chủ tịch ủy ban nhân dân TP.Vũ Hán, ông Chu Tiên Vượng cho biết đã có 5 triệu người rời khỏi Vũ Hán trước khi thành phố kịp ban hành lệnh phong tỏa. Đây chắc chắn là một thông tin gây hoang mang lớn.
Sau đó một ngày WHO cũng đã lên tiếng xin lỗi về việc đánh giá thấp dịch corona, đồng thời nâng mức cảnh báo rủi ro ở mức rất cao tại Trung Quốc, cao ở cấp khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên WHO vẫn chưa ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu.
Tính đến thời điểm này đã có khoảng 4.635 ca nhiễm bệnh, trong đó tính riêng tại Trung Quốc có tới 4.562 trường hợp nhiễm và 106 người đã chết. Dịch bệnh cũng đã lây lan tới nhiều khu vực như châu Úc, châu Mỹ và châu Âu.
Mai Huyền
" alt=""/>Facebook, Razer và LG hạn chế nhân viên du lịch Trung Quốc vì dịch coronaLux và Nox, hai linh vật của Artifact, cùng bàn chơi với ba lanes đặc trưng được dùng để quảng bá cho trading card-game mới nhất của Valve đã không còn hiện diện trong Dota 2.
Được thêm vào cách đây vài tháng, khi người chơi Dota 2nhấp vào Lux và Nox đang ngồi chơi bài, một cửa sổ dạng pop-up sẽ xuất hiện để thông báo về ngày ra mắt Artifactđi kèm với một đường link “Tìm hiểu thêm”.
Với nhiều người, đây được coi là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Valve đã buông tay với Aritfactsau khi tựa game này đã đánh mất 99% lượng người chơi kể từ thời điểm mới xuất hiện vào cuối tháng 11 năm ngoái.
Ở thời điểm bài viết được đăng tải, Artifactchỉ có trung bình 786 người chơi cùng lúc trên Steam trong 24 giờ qua – theo số liệu thống kê của SteamCharts. Tệ hại hơn thế, chỉ có 48 người xem nội dung Artifacttrên Twitch – nền tảng streaming game số một thế giới.
Khi mà nhà phát triển chỉ tung ra một vài bản updates nhỏ lẻ và vẫn “bặt vô âm tín” về kế hoạch phát triển game, rõ ràng là cộng đồng người chơi Artifactcó rất ít hy vọng để bấu víu vào lúc này.
Tuy nhiên, hành động loại bỏ hình ảnh quảng bá Artifacttrong Dota 2 của Valve có lẽ chỉ xuất phát từ nguyên nhân giản đơn – đó là nó đã lỗi thời. Artifactđã được tung ra cách đây gần ba tháng rồi nên việc Valve “cố đấm ăn xôi” nhồi nhét nội dung này vào Dota 2không còn phù hợp nữa.
Với mục tiêu khiến người chơi Dota 2chú ý tới Artifact– hay thậm chí là chơi thử game – cũng đang thất bại bởi thực tế là lượng người chơi vẫn giảm từng ngày.
Bên cạnh đó, nhiều người chơi Dota 2trên các máy tính đời cũ, cấu hình thấp cũng đang phàn nàn với nhà phát triển rằng những nội dung quảng cáo đang gây ảnh hưởng xấu đến hiệu suất. Chưa kể đến việc cửa sổ pop-up quảng cáo gây ra sự khó chịu không nhỏ nếu bạn có lỡ nhấp chuột nhầm vào hai linh vật của Artifact.
Ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa ai có thể biết chắc chắn Valve sẽ định làm gì để cứu vãn tình thế bi đát mà Artifactđang phải đối diện.
Cách đây vài ngày, Adrian “Lifecoach” Koy, streamer kiêm pro player Aritfact, đã chia sẻ trên tài khoản Twitter cá nhân rằng anh đã tới Seattle, Mỹ để thăm trụ sở của Valve và khẳng định mình sẽ “không từ bỏ hy vọng về tương lai của Artifact.”
Valve đã im hơi lặng tiếng về tương lai của Artifact trong suốt hai tháng qua
Valve vẫn chưa lên tiếng tiết lộ về kế hoạch phát triển trong tương lai gần dành cho Artifact. Tweet gần đây nhất trên tài khoản Twitter chính thức của Artifactđã xuất hiện vào ngày 21/12 năm ngoái – tức là cách đây đúng hai tháng.
ABC (Theo VPEsports)
" alt=""/>Đến Fountain trong Dota 2 còn không cứu sống nổi Artifact