KRU Esports đã ra mắt giới FIFA esports vào thagns trước bằng việc chiêu mộ một loạt các players và streamers. Giờ đây, tổ chức của Aguero đang muốn “lấn sân” sang CS:GOvới đội hình gồm bốn players người Argentina và một Uruguay.
KRU Esports được cho là đang đàm phán với Ignacio "meyern" Meyer để có được sự phục vụ của cựu rifler MIBR với vai trò hạt nhân của team. meyern, player 18 tuổi người Argentina, đã chơi cho nhiều teams Nam Mỹ như Isurus Gaming, Sharks Esports và MIBR.
Sau khoảng sáu tháng không để lại nhiều ấn tượng trong màu áo MIBR, meyern đã chuyển đến thi đấu cho tổ chức quê nhà 9z Team. Nếu đồng ý gia nhập KRU Esports thì đây sẽ là một cơ hội lớn để rifler trẻ tuổi chứng tỏ bản thân và thể hiện hết khả năng ở một môi trường tiềm năng.
Chân dung meyern
Những người đồng đội tin đồn của meyern tại KRU Esports gồm Luca "Luken" Nadotti, Gabriel "1962" Sinopoli và Nahuel "nhl" Herrera - vốn là ba players có nhiều kinh nghiệm đang thi đấu cho những tổ chức hàng đầu Argentina.
Có nhiều khả năng Luken sẽ đảm nhận vai trò đội trưởng kiêm in-game leader của team mới thành lập.
Maximiliano “max” Gonzalez, rifler người Uruguay, được cho là mảnh ghép cuối cùng của KRU Esports với điểm nhấn là hơn một năm chơi cho Isurus Gaming. Hiện max đang sát cánh bên cạnh meyern tại 9z Team và cặp đôi này đang cho thấy được sự ăn ý ở những giải đấu vừa và nhỏ.
ĐỘI HÌNH TIN ĐỒN CỦA KRU ESPORTS
Kun Aguero chưa lên tiếng xác nhận thông tin và báo cáo cũng cho hay đội hình của KRU Esports vẫn đang trong giai đoạn thương lượng hợp đồng. Nhưng nếu nguồn tin chính xác, đội hình này có thể nhanh chóng tạo dựng được tên tuổi trong khu vực.
Nhưng nếu muốn vươn tầm, KRU Esports buộc phải bổ sung hỏa lực.
Trước KRU Esports của Kun Aguero, một danh thủ bóng đá khác là Casemiro cũng đã trình làng team CS:GO có tên CaseEsports với năm players đồng hương Brazil vào hôm 30/10.
None (Theo AFK Gaming)
" alt=""/>Tổ chức esports của Kun Aguero chuẩn bị lên sàn CS:GOBắt chủ tịch xã nhận hối lộ cho phá rừng ở Đắk Nông
Phá rừng pơ mu: Cựu phó đồn biên phòng hầu tòa
Sáng nay, TAND huyện Tiên Phước (Quảng Nam) xét xử sơ thẩm các bị cáo Phùng Văn Bảy (SN 1978, trú thôn 9, xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước) và Nguyễn Thị Việt (SN 1979, vợ Bảy) tội "hủy hoại rừng".
Cũng phiên tòa này, Nguyễn Hoàng Mai (SN 1978, trú TP Tam Kỳ, Quảng Nam - nguyên cán bộ kiểm lâm địa bàn xã Tiên Lãnh) bị đưa ra xử tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo cáo trạng, tháng 2/2017, vợ chồng Bảy dựng lán trại tại khu vực Dội Lớn (thôn 8, xã Tiên Lãnh) rồi phát cây rừng trong suốt 45 ngày. Khi phát được một diện tích rừng khá lớn, Bảy dùng cưa lốc cắt hạ các cây gỗ to, để khoảng 30 ngày rồi đốt cháy, sau đó trồng keo ở đây.
Nhận tin báo, Nguyễn Hoàng Mai là kiểm lâm địa bàn đã vào kiểm tra. Tuy nhiên, bị cáo chỉ dùng máy định vị xác lập tọa độ mà không lập biên bản, hồ sơ vụ việc và báo cáo cho cấp trên.
![]() |
Bị cáo Mai (bên trái) và 2 vợ chồng Bảy tại phiên sơ thẩm |
Tháng 7/2017, Mai mới lập hồ sơ vụ hủy hoại rừng tại khu vực Dội Lớn, với diện tích rừng bị hủy hoại chỉ là 4,965 ha, nhưng vẫn không báo cáo vụ việc theo quy định.
Quá trình điều tra, công an xác định tổng diện tích rừng bị hủy hoại là 167.188m2, tổng trữ lượng gỗ bị thiệt hại 1.124m3, tổng trữ lượng gỗ thương phẩm 674m3.
Trong đó, diện tích rừng mà vợ chồng Bảy đã hủy hoại là 36.367m2, trữ lượng gỗ bị thiệt hại gần 276m3, trữ lượng gỗ thương phẩm 165m3, có giá trị thiệt hại 82 triệu đồng, giá trị về môi trường 330 triệu đồng.
Diện tích rừng bị hủy hoại chưa xác định được người vi phạm là 130.820m2, trữ lượng gỗ bị thiệt hại là 848m3, trữ lượng gỗ thương phẩm là 509m3.
Phiên tòa sẽ xử trong 2 ngày (31/10-1/11) tại TAND huyện Tiên Phước.
Có thêm 2 cán bộ kiểm lâm ở Tương Dương (Nghệ An) bị cơ quan khởi tố vì liên quan vụ phá rừng.
" alt=""/>Quảng Nam: Để mất rừng, cán bộ kiểm lâm hầu tòaGame trên di động đang chiếm hơn 90% số lượng game phát hành tại Việt Nam
Theo báo cáo “Thị trường điện thoại và ứng dụng di động Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020” do Appota phát hành, cho thấy tỷ lệ sử dụng điện thoại di động chiếm đến 70% tổng dân số tương đương 150 triệu thiết bị. Trong đó, tỷ lệ người sử dụng smartphone chiếm hơn 45% dân số và xếp hạng thứ 15 trên thế giới. Số lượng thuê bao 3G - 4G chiếm 53% người dùng smartphone.
Việc giá thành những chiếc smartphone ngày càng rẻ, bên cạnh đó hạ tầng kết nối phát triển khiến cho người dùng ưu tiên smartphone là thiết bị kết nối internet chính thay vì PC/Laptop hay TV, máy tính bảng. Điều này cũng khiến cho các doanh nghiệp game trong nước tập trung phát hành game trên di động, nó trở thành mảnh đất màu mỡ dễ khai thác và cũng là xu hướng chung của thế giới.
Trong 2 năm trở lại đây, game chơi trên điện thoại di động đã trở thành một xu hướng mới trong việc phát hành game online ở Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 90% game online đang phát hành tại thị trường trong nước đều là game chơi trên điện thoại di động.
Cụ thể, kể từ năm 2018 đến nay, các nhà phát hành game trong nước không còn chú trọng vào việc mua bản quyền các game chơi trên máy tính, thay vào đó họ tập trung vào các game mobile. Hàng loạt game mobile “bom tấn” tại thị trường Trung Quốc, có giá bản quyền từ vài trăm ngàn đến vài triệu đô, đã được các doanh nghiệp mua về phát hành tại thị trường Việt Nam. Có thể kể đến các game được phát hành thành công và có doanh thu cao như: Võ Lâm Truyền Kỳ Mobile, Perfect World VNG, Đấu La Đại Lục, Giang Hồ Chi Mộng, Danh Tướng 3Q, Tình Kiếm 3D, Tam Quốc Vương Giả…
Perfect World VNG - một game mobile "bom tấn" có doanh thu cao tại Việt Nam
Việc phát hành game trên di động cũng được xem là dễ dàng hơn rất nhiều so với phát hành game trên máy tính trước đây, khi các doanh nghiệp chỉ cần đưa game lên các kho ứng dụng như Apple Store, Google Play, mạng xã hội Facebook...và tiến hành các phương thức quảng bá…là có thể đưa game trực tiếp đến người chơi.
Nhiều vấn đề đặt ra cho cơ quan quản lý
Việc bùng nổ game trên di động trong những năm gần đây, đang đặt ra nhiều vấn đề cho cơ quan quản lý.
Thứ nhất là ai cũng có thể phát hành game trên di động được, chỉ cần có một tài khoản được duyệt trên các kho ứng dụng như AppStore, Google Play là cá nhân, doanh nghiệp, hay kể cả các doanh nghiệp nước ngoài đều có thể phát hành game trên di động.
Thứ hai rất khó để quản lý thông tin cá nhân của người chơi game thể loại này, khi họ chỉ cần tải về bên cạnh dùng tài khoản của đơn vị phát hành, họ còn có thể dùng các tài khoản như Facebook, Google hoặc thậm chí không cần đăng ký tài khoản cũng có thể chơi được game.
Vấn đề nữa, đa số các máy chủ dành cho game trên di động hiện nay đều được đặt trên đám mây (cloud), thực tế các máy chủ trong nước doanh nghiệp báo cáo chỉ mang tính chất tượng trưng để tuân thủ các quy định về quản lý. Điều này cũng khiến cho việc khi xuất hiện các vi phạm sẽ rất khó để cơ quan chức năng xử lý.
Và cuối cùng là việc kiểm soát dòng tiền khi phát hành game trên di động là một điều rất khó. Bởi bên cạnh hỗ trợ đưa game đến người dùng, các kho ứng dụng như Apple Store hay Google Play còn tích hợp cả phương thức thanh toán, người dùng có thể trực tiếp trả tiền để mua game hay các vật phẩm trong game…
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực thanh toán, với hình thức này tiền sẽ chạy thẳng vào tài khoản của các doanh nghiệp như Apple, Google sau đó sẽ được các đơn vị này chia sẻ doanh thu cho các bên phát hành game. Điều đáng nói đây là các công ty xuyên biên giới và đang gây ra nhiều tranh cãi trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.
Thực tế, các hình thức quản lý game online được cơ quan chức năng đưa ra hiện nay đã quá cũ và nếu không có các phương thức quản lý mới, sẽ không theo kịp sự phát triển của lĩnh vực này. Đặc biệt trong thời gian gần đây xu hướng game đám mây cũng đã bắt đầu được các ông lớn trên thế giới rục rịch đưa ra thị trường.
Lê Mỹ
Không phải chạy theo phần cứng, phần mềm mới là thứ quyết định tương lai của ngành công nghiệp trị giá trăm tỷ USD này.
" alt=""/>Quản lý game di động đang phát sinh nhiều vấn đề bất cập