Trung Quốc được xem là thị trường ô tô lớn nhất thế giới, phụ thuộc nhiều vào chipset nhập khẩu cho các bộ phận điện tử như bộ điều khiển và hệ thống cân bằng điện tử. Trong một tuyên bố với Reuters, Volkswagen cho biết họ đang theo dõi tình hình, phối hợp với công ty mẹ và các nhà cung cấp để có biện pháp đối phó với tình trạng thiếu hụt này.
Một nhà sản xuất ô tô khác của Trung Quốc là BYD Auto đã xác nhận sự thiếu hụt một số sản phẩm liên quan đến chất bán dẫn trong ngành công nghiệp ô tô, tuy nhiên công ty không bị ảnh hưởng do đã chuẩn bị từ trước.
Trong khi đó, nhà sản xuất ô tô Xiaopeng Motors cho biết, họ không bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt chipset và việc sản xuất, vận hành vẫn diễn ra bình thường. Các báo cáo đến từ Trung Quốc chỉ ra rằng FAW Volkswagen và SAIC Volkswagen là những công ty phải ngừng sản xuất khi đối mặt với khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng chipset.
Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực thúc đẩy sản xuất chipset trong nước vì các lệnh trừng phạt gần đây của Mỹ đối với Huawei. Một nhà máy sản xuất chipset đang được triển khai xây dựng ở thành phố Vũ Hán với khoản đầu tư khoảng 20 tỷ USD, trong khi Huawei đã hoàn thiện nhà máy sản xuất chipset đầu tiên tại Trung Quốc và dự kiến đưa vào hoạt động vào năm 2021.
Phan Văn Hòa (Theo gizmochina)
Doanh số bán xe trên toàn cầu được dự báo giảm tới 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn mọi lĩnh vực khác, ngành công nghiệp ô tô đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
" alt=""/>Ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc bị ảnh hưởng do thiếu hụt nguồn chipsetThông thường, cáp ethernet sẽ có 8 sợi dây nhỏ bên trong, kết nối vào thiết bị bằng một giắc cắm tiêu chuẩn RJ45. Một số thiết bị sẽ có đèn LED để báo tín hiệu kết nối thành công khi có mạng. Một cáp như vậy sẽ có chiều dài tối thiểu khoảng 30cm và tối đa 30m.
Một điều mà ít ai để ý đó là cáp ethernet cơ bản được chia làm hai loại là có bảo vệ và không có bảo vệ. Các loại cáp đời mới hiện nay đều được bọc lá đồng, nhôm hoặc chất dẫn điện khác để che chắn giảm nhiễu do xung đột với các tín hiệu khác.
Ngược lại, các loại cáp không được bảo vệ sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi tín hiệu không dây, thậm chí dẫn tới đứt mạng không rõ nguyên nhân. Chuyện tưởng thật như đùa nhưng đây chính là nguyên do khiến cả một ngôi làng ở xứ Wales mất mạng suốt 18 tháng trời.
Như vậy việc trang bị một đoạn dây mạng chất lượng là điều hết sức cần thiết không chỉ để kết nối nhanh hơn, mà còn giúp người dùng bảo vệ đường truyền kết nối tránh những sự cố không đáng có.
May mắn là phần lớn các loại cáp quang trên thị trường Việt Nam hiện nay đều đã là loại tương đối tốt, thường là chuẩn Cat5e (Cat viết tắt của Category). Tuy nhiên, thế giới hiện đã tiến lên sử dụng Cat6 với hỗ trợ tốc độ kết nối lên tới 1Gbps ở khoảng cách 55m và có bảo vệ.
![]() |
Cáp Cat8 là chuẩn mới nhất hiện nay, được mạ vàng ở giắc cắm |
Tiên tiến nhất hiện nay phải kể đến cáp chuẩn Cat8 với tốc độ đạt 40Gbps ở khoảng cách 30m, có bảo vệ. Người dùng có thể đặt mua loại cáp này ở nước ngoài với giá khoảng dưới 15 USD (gần 350.000đ) cho đoạn dây dài 3m, so với mức giá chỉ dưới 6.000đ/m bán ở thị trường Việt Nam hiện nay.
Ngoài thông số về chuẩn Category, người dùng có thể sẽ để ý đến các ký tự viết tắt khác như TP (xoắn đôi), UTP (xoắn đôi không bảo vệ), STP hay SSTP (xoắn đôi có bảo vệ), FTP hay SFTP (xoắn đôi bọc lớp bạc). Ngoài ra còn có nhiều thông số viết tắt khó hiểu khác được in lên chính sợi cáp, tuy nhiên người dùng chỉ cần lưu ý đến thông số Cat là đủ.
Dù vậy, chỉ mỗi dây cáp tốc độ cao thôi là chưa đủ. Để đạt được tốc độ kết nối Internet nhanh nhất, người dùng còn phải chú ý đến các điều kiện về thời tiết, hạ tầng nhà mạng, modem/router/switch và thiết bị đầu cuối đang sử dụng.
Cuối cùng, ngoài các loại cáp ethernet theo chuẩn nói trên còn có PoE (power over ethernet), tức các loại cáp vừa truyền điện vừa truyền tín hiệu mạng. Hiện chuẩn PoE đã được dùng trên cả tivi, máy tính bên cạnh camera, điện thoại bàn, máy chấm công ngày trước. Vì thế người dùng cần hết sức lưu ý với các thiết bị cắm dây PoE kiểu này.
Phương Nguyễn
Có khá nhiều cách để tăng cường tín hiệu cho WiFi nhưng không phải phương pháp nào cũng mang lại hiệu quả.
" alt=""/>Muốn mạng nhanh, đừng quên dùng dây mạng chất lượngLada Niva được đánh giá là một chiếc SUV có thiết kế đơn giản với khả năng off-road đáng kinh ngạc (dựa trên thông số kỹ thuật), cùng với việc dễ dàng bảo trì.
Chiếc mini SUV trở nên phổ biến sau khi ra mắt, chủ yếu do giá cả phải chăng. Chiếc xe được sản xuất không chỉ ở châu Âu, mà còn ở châu Phi, Nam Mỹ và Trung Đông.
Niva cũng được dùng làm xe quân sự, xe cứu thương và xe cứu hỏa ở nhiều quốc gia khác nhau. Mặt dù vẫn đang được sản xuất, Niva chỉ có mặt trên một số thị trường vì không còn đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn.
Năm 1998, liên doanh giữa AvtoVAZ (công ty mẹ của Lada) và General Motors đã phát triển loại xe hiện đại hơn có tên là Chevrolet Niva.
Volga Gaz-24
![]() |
Volga Gaz-24 |
Gaz-24 được ra mắt vào năm 1970, dựa trên nhiều thiết kế của Ford từ những năm 1950.
Gaz-24 là sedan, có phiên bản mui trần. Các mẫu xe đầu tiên sử dụng động cơ 2,5 lít 4 xi-lanh, công suất 85 mã lực.
Năm 1975, Volga ra mắt phiên bản trang bị động cơ V-8 5,5 lít, công suất 190 mã lực. Gaz-24 có diện mạo mới vào năm 1977, thay đổi bảng điều khiển, bổ sung nhiều tính năng cải thiện độ an toàn.
Gaz-24 tồn tại cho đến năm 1992 và được thay thế bởi Gaz-3102. Dù không phổ biến như Niva, nhưng GAZ-24 đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau ở Đông Âu, cũng như châu Á và châu Phi.
3. Moskvitch 408
![]() |
Moskvitch 408 |
Một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất từ thời Liên Xô là Moskvitch đã giới thiệu chiếc 408 vào năm 1964.
Chiếc xe sau đó đã trở thành một trong những mẫu phổ phiến nhất của hãng và được sản xuất cho đến năm 1976.
Không như Volga Gaz-24, Moskvitch 408 nhỏ hơn, rẻ hơn và động cơ tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Xe có 2 tùy chọn, bản xăng 1,4 lít 4 xi-lanh và bản diesel 1,8 lít 4 xi-lanh, tất cả đều 50 mã lực.
Moskvitch 408 được bán với tên gọi Elite ở châu Âu và Scaldia ở Bỉ. Tại đây, xe có phiên bản động cơ diesel 52 mã lực.
4. UAZ Hunter
![]() |
UAZ Hunter |
UAZ Hunter còn có tên khác là UAZ 469, sản xuất vào năm 1971. Hunter được phát triển cho các lực lượng vũ trang Liên Xô và lực lượng vũ trang thuộc Khối Warszawa (7 nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa ở Trung và Đông Âu, gồm Liên Xô, Ba Lan, Bulgaria, Đông Đức, Hungary, Romania và Tiệp Khắc).
Không dưới 50 quốc gia đã sử dụng hoặc vẫn sử dụng Hunter làm phương tiện quân sự, chủ yếu đến từ Đông Âu, Châu Á, Nam Mỹ và Châu Phi.
Hunter cũng được dùng phổ biến trong các tổ chức nhà nước khác nhau nhờ thiết kế mạnh mẽ và bền bỉ, cũng như khả năng off-road ấn tượng. Dù vậy, Hunter không được người tiêu dùng ưa chuộng.
Đặc biệt, UAZ Hunter từng được sản xuất tại Việt Nam, bên cạnh Cuba, Azerbaijan, Ukraine và Sudan. Baijah Automotive từng sản xuất Hunter tại Đức từ 2003-2007.
5. Lada Xray
![]() |
Lada Xray |
Lada Xray là chiếc crossover cỡ nhỏ ra mắt vào năm 2015, dựa trên nền tảng B của liên minh Nissan-Renault từ năm 2002.
Xray chỉ được chế tạo tại Nga, có 2 tùy chọn động cơ xăng: động cơ 1,6 lít công suất 106 mã lực và 1,8 lít 122 mã lực.
Điều thú vị nhất của chiếc Xray là nó do Steve Mattin thiết kế, người đã chắp bút cho các phiên bản cũ của Mercedes-Benz GLE và GLS. Ông cũng là thành viên nhóm thiết kế Mercedes SLR McLaren.
6. Avtokam 2160
![]() |
Avtokam 2160 |
Khác với những chiếc xe trên, Avtokam là thương hiệu ít được biết đến. Avtokam thành lập vào năm 1989 và ra mắt Ranger vào năm 1991. Sau đó 1 năm, Ranger đổi tên thành 2160.
2160 là chiếc crossover cỡ nhỏ tương tự Suzuki Jimmy. Tương tự Lada Niva, Avtokam 2160 được chế tạo cứng cáp và chắc chắn.
7. Marussia B2
![]() |
Marussia B2 |
Hãng Marussia sở hữu đội đua Công thức 1 từ năm 2012 đến 2015 nên cũng được nhiều người biết đến.
Mẫu xe B2 ra mắt lần đầu tại Triển lãm ô tô Frankfurt vào năm 2009. B2 có ngoại hình hầm hố, trang bị động cơ V6 với công suất 420 mã lực. Mẫu xe chỉ cần 3,8 giây để tăng tốc lên 100 km/h, tốc độ tối đa 310 km/h. Marussia chế tạo khoảng 500 chiếc B2 cho tới năm 2014, khi hãng ngừng hoạt động. Mỗi chiếc B2 có giá bán lẻ 130.000 USD chưa kể các tùy chọn.
8. Kalashnikov CV-1
![]() |
Kalashnikov CV-1 |
Kalashnikov là một trong những thương hiệu huyền thoại của Nga, nhưng là ở lĩnh vực súng trường tự động chứ không phải ô tô. Về chiếc CV-1, nó được ra mắt vào năm 2018 và là một chiếc xe chạy điện.
CV-1 có thể tăng tốc lên 100 km/h trong chưa đầy 6 giây, phạm vi di chuyển ước tính 350 km. Tuy nhiên, đã 4 năm trôi qua và Kalashnikov vẫn chưa ra mắt mẫu mới.
9. UAZ 452
![]() |
UAZ 452 |
UAZ 452 ra mắt vào năm 1965 và có khả năng off-road. Tương tự UAZ 469, bản 452 ban đầu được phát triển cho mục đích quân sự trước khi bán cho công chúng.
452 có nhiều biến thể, gồm xe buýt nhỏ, xe cứu thương, xe tải và có cả phiên bản mui trần.
Năm 1985, công suất động cơ của chiếc 452 tăng từ 78 lên 99 mã lực. UAZ 452 vẫn đang được sản xuất và rất phổ biến ở các nước thuộc Liên Xô cũ.
10. ZIS 110
![]() |
ZIS 110 |
ZIS 110 mang phong cách xe cổ của những năm 1930-1940 và có thiết kế tương tự chiếc Packard Super Eight ở Mỹ.
ZIS ra mắt năm 1946. Trong khi chiếc Super Eight ngừng sản xuất vào năm 1951, chiếc ZIS 110 vẫn sống tới năm 1958.
Vào thời đó, ZIS 110 là phương tiện sang trọng nhất của Nga. Chiếc xe dài 6 mét, trang bị động cơ 8 lít, công suất 140 mã lực. Có hơn 2.000 chiếc ZIS 110 đã được chế tạo, bao gồm nhiều bản như sedan, mui trần, phaeton và phiên bản bọc thép.
Minh Khôi(theo TopSpeed)
Bạn có trải nghiệm như thế nào với xe Nga? Hãy chia sẻ bài viết trải nghiệm của mình về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu lên Nga cùng tình hình chiến sự Ukraine khiến các hãng xe rơi vào tình thế phải tạm dừng sản xuất tại Nga hoặc tạm ngưng xuất khẩu xe sang nước này.
" alt=""/>10 mẫu xe nội địa Nga mà bạn có thể chưa biết