Ai cũng có tiếng nói cá nhân và muốn nói ra quan điểm. Các đồng nghiệp có thể thất vọng vì họ không có thời gian chia sẻ ý kiến, còn cấp trên của bạn cũng có thể không hài lòng vì họ muốn nghe nhiều quan điểm khác nhau. Dần dần, mọi người sẽ mất kiên nhẫn với bạn và bắt đầu phớt lờ bạn. Theo CareerViet, bạn cần phải giải quyết tình trạng này ngay.
Đo thời lượng nói của bạn
Hãy thành thật tự hỏi bản thân: “Tôi có nói át mọi người không?”. Thử đếm số lần bạn nêu ý kiến sau mỗi cuộc họp. Ví dụ: “Mình đã nhận xét dự án 3 lần và đề xuất thay đổi 2 lần”. Sẽ không có một tiêu chuẩn nào về số lần hay thời lượng cần nêu ý kiến của mỗi công việc. Nhưng nếu cảm thấy thời lượng nói của mình đang nhiều hơn mọi người cộng lại, trong khi mình không phải người trình bày chính, hoặc mình không được mọi người hỏi ý kiến mang tính tổng hợp, tức là đã đến lúc phải học cách nghe nhiều hơn nói.
Thử đặt ra quy luật này cho bản thân: “Mình sẽ đợi 2 người phát biểu trước, hoặc chỉ khi không ai phát biểu”. Thậm chí khó hơn: bạn có thể bấm giờ khi nói, và giới hạn mỗi lần phát biểu không quá 3 phút.
Tất nhiên, cũng tùy tình huống mà áp dụng, nhưng việc tuân thủ quy tắc ngay từ đầu sẽ dần dần trở thành ý thức chia sẻ quyền nói cho người khác.
Học cách phát biểu súc tích
Bạn có thể là người giàu sáng tạo và luôn bùng nổ ý tưởng để chia sẻ cho mọi người. Tuy nhiên, mô tả những ý tưởng một cách lan man thì hại nhiều hơn lợi, chỉ khiến mọi người thấy bạn không có khả năng tập trung và chuẩn bị. CareerViet tin rằng đã đến lúc tìm cách nói cô đọng và tập trung hơn để người khác thấy ý kiến của bạn đáng lắng nghe.
Note sẵn những ý tưởng và cập nhật chúng hàng ngày cho đến khi bạn thấy đã tương đối đủ để chia sẻ với mọi người trong cuộc họp hoặc qua email là một cách.
Thử note ra những ý tưởng đó với số lượng ký tự giới hạn. Bạn sẽ nói gì khi bạn chỉ được nói từng đó từ? Rút ngắn thông điệp nhưng vẫn đảm bảo bản chất và các thông tin chính.
Lên dàn ý (vài gạch đầu dòng) trước khi bạn định đưa ra thảo luận trong cuộc họp. Như vậy những điều bạn nói sẽ không thừa không thiếu và tránh đi lan man.
Hãy cố gắng cắt bỏ những chuyện không liên quan đến đề tài bạn muốn chia sẻ. Kể cả nếu bạn định kể một yếu tố hài hước để gây chú ý, thì cũng tiết giảm để tránh lấn vào thời lượng của nội dung chính.
Học cách lắng nghe
Hãy cho các đồng nghiệp đủ thời gian để kịp ‘thẩm thấu’ những gì bạn nói và đặt câu hỏi. Còn nếu bạn nói liên tu bất tận, rất có thể người ta định phản hồi rồi quên mất, hoặc đơn giản là mất hứng thú.
Sau khi nói xong một ý lớn, bạn hãy dừng lại 3 giây để lấy hơi, cũng là để mọi người thấy khoảng nghỉ và bạn có thể hỏi xem có ai cần giải thích thêm. Chính phương pháp này giúp bạn khỏi đắm chìm vào màn độc thoại, cũng như giúp người khác nắm bắt bài phát biểu của bạn tốt hơn. Khi bạn nhận được phản hồi của họ, bạn có thêm thông tin, còn họ thấy rằng được tham gia cuộc họp một cách đúng nghĩa và trân trọng thời gian với bạn hơn.
“Hỏi ý kiến người thân”
Thực ra đây là cách đơn giản để biết mọi người đang nghĩ sao về cách bạn chia sẻ tại cuộc họp. Hãy hỏi đồng nghiệp mà bạn tin tưởng hoặc bạn tin rằng họ khách quan. Bạn cũng có thể hỏi kinh nghiệm của họ để tự “hãm phanh” khi phát biểu nơi đông người.
Mặt khác, bạn cũng có thể thấy một số đồng nghiệp có phong cách phát biểu khiến người khác lắng nghe hoặc chào đón. Hãy xem bí quyết của họ là gì, và thử ứng dụng với bản thân xem.
Mục tiêu của bạn không phải là chia sẻ quan điểm cho đã, mà là chia sẻ và được mọi người công nhận. Càng tuyệt hơn nếu mọi người áp dụng ý tưởng của bạn. Hãy thử tất cả các cách trên để đảm bảo rằng ý kiến của bạn được lắng nghe.
Vĩnh Phú
" alt=""/>Làm sao để khỏi nói lan man trong cuộc họp?Keke là một trong những đứa trẻ được hưởng lợi từ việc giảm tỷ lệ nhập học mầm non. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, điều này cũng đặt ra thách thức đối với sự tồn tại và phát triển của hệ thống các trường mầm non, đặc biệt là các trường tư thục vừa và nhỏ.
Nguy cơ trường mẫu giáo đóng cửa hàng loạt
Các chuyên gia Trung Quốc cho biết, việc một số trường mẫu giáo và tiểu học phải đóng cửa do ít học sinh là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội tốt để giảm số lượng học sinh trong mỗi lớp và để các trường theo đuổi sự phát triển chất lượng cao hơn, theo China Daily.
Năm 2022, cả Trung Quốc có 289.200 trường mẫu giáo, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức giảm đầu tiên trong một thập kỷ. Số trẻ em đăng ký học mầm non là 46,3 triệu, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục xu hướng giảm từ năm 2021, theo số liệu của Bộ Giáo dục nước này.
Tại quận Củng Thự, 6 trường mẫu giáo tư thục không có học sinh hoặc hoạt động giảng dạy dự kiến sẽ đóng cửa sau khi giấy phép hoạt động hết hạn, phòng giáo dục quận cho biết.
Hà Nam trở thành tỉnh đầu tiên ở Trung Quốc đề xuất điều chỉnh việc bố trí trường mẫu giáo cấp tỉnh với mục tiêu thúc đẩy việc thành lập, chuyển đổi và đóng cửa có tổ chức các trường không có học sinh.
Theo đó, tỉnh này đề xuất xây dựng, mở rộng hoặc cải tạo các trường mầm non công lập ở khu vực thành thị có dân cư tập trung, tạm dừng xây trường mới ở khu vực nông thôn. Đồng thời hướng dẫn việc sáp nhập hoặc đóng cửa những trường có chất lượng giáo dục kém, ít học sinh.
Yu Xueping, người đứng đầu Trường mẫu giáo số 1 tại tỉnh Giang Tô, cho rằng số lượng trường mẫu giáo và trẻ em nhập học giảm là do tỷ lệ sinh thấp.
Dữ liệu từ Ủy ban Y tế Quốc gia cho thấy Trung Quốc có 9,56 triệu trẻ sơ sinh vào năm 2022, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng dân số cả nước giảm 850.000 người, đánh dấu lần suy giảm đầu tiên trong thế kỷ này do ảnh hưởng tích lũy của mức sinh thấp.
Theo một báo cáo do Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Phát triển Trung Quốc công bố, tỉ lệ sinh tổng thể (số trẻ em trung bình sinh ra của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản) đã giảm xuống còn 1,09 vào năm 2022, mức thấp nhất ở các quốc gia có dân số trên 100 triệu người.
Theo thầy Yu, độ tuổi nhập học tối thiểu đã giảm từ 18 tháng xuống còn 6 tháng trong năm 2023. Do đó, nhà trường đang xây dựng kế hoạch thúc đẩy sự phát triển tích hợp giáo dục mầm non và mẫu giáo nhằm giảm bớt áp lực cho phụ huynh trong việc nuôi dạy con nhỏ. Đồng thời, trường cũng chia sẻ cơ sở hạ tầng và tài nguyên giảng dạy hiện có để tạo thêm doanh thu.
Thách thức tránh chồng chéo quản lý nhà trẻ và mầm non
Wang Haiying, giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách giáo dục mầm non tại Đại học Sư phạm Nam Kinh, cho biết việc tích hợp giáo dục mầm non và mẫu giáo là trọng tâm của nhiều trường mẫu giáo ở Trung Quốc. Tuy nhiên, thách thức hàng đầu nằm ở việc làm rõ và thống nhất các cơ quan quản lý.
Tại Trung Quốc, Ủy ban Y tế Quốc gia giám sát các dịch vụ chăm sóc trẻ em từ 0-3 tuổi, trong khi Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-6 tuổi.
Ông Wang cho biết giáo dục mầm non cần phải nằm trong một khuôn khổ thống nhất với một cơ quan quản lý để tránh sự chồng chèo quản lý.
“Giáo dục mầm non có bản chất định hướng thị trường, vì hệ thống giáo dục công cơ bản chỉ bao gồm một phần nhỏ so với giáo dục bắt buộc”. ông nói.
Khi tỷ lệ sinh giảm ảnh hưởng nặng nề nhất đến các trường mẫu giáo tư thục, càng có nhiều ý kiến cần có những chính sách ưu đãi cho các trường tư thục để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh.
Ông Wang đề xuất cho phép các trường mầm non tư thục quy mô nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn giảng dạy tuyển sinh sớm. Đồng thời, các trường công lập phải xây dựng quy định kiểm soát số lượng trẻ em nhập học để đảm bảo nhiều mô hình trường mẫu giáo có thể hoạt động cùng lúc.
Tử Huy