Ông ngoại làm thợ hồ, bà ngoại bán vé số. Công việc ở quê bấp bênh, chắt chiu mới đủ lo cái ăn, cái mặc. Ai cũng bận mưu sinh nên Tiến chỉ được học đến lớp 2 thì nghỉ. Hoàn cảnh bất hạnh khiến em sớm hiểu chuyện, cậu bé ngoan ngoãn, thường phụ giúp ông bà việc nhà. Em từng ao ước có thể đi làm để phụ ông bà về kinh tế, đáng tiếc chưa thể thực hiện thì đã đổ bệnh.
Tiến được phát hiện mặc bệnh ung thư máu khoảng 1 năm trước. Từ đó đến nay, mẹ em, chị Lý Thị Thanh Mai phải bỏ việc để lên bệnh viện chăm sóc con, ông bà ngoại ở nhà càng gắng sức làm lụng. Thế nhưng thu nhập ít ỏi của họ chẳng thể chống chọi được lâu. Về sau, ông ngoại Lý Văn On phải vay lãi để có tiền cho cháu đi bệnh viện.
Mới đây, chị Mai đã có mặt tại Báo VietNamNet để nhận số tiền 29.218.210 đồng do bạn đọc ủng hộ. Chị tâm sự: "Đối với gia đình tôi, số tiền này đã lớn lắm, có thể giúp bé Tiến kéo dài thời gian điều trị".
Người mẹ cũng nhiều lần gửi lời cảm ơn tới các nhà hảo tâm đã thương và giúp đỡ cho Tiến và gia đình trong lúc khó khăn cùng đường.
Nơi tiếp sức ấm áp cho các bệnh nhân hiểm nghèoHàng ngày, nhiều người ở Bệnh viện Chợ Rẫy đều ngóng chờ những chuyến xe đặc biệt chở đầy lương thực, thực phẩm đến căn bếp nhỏ sát nhà nghỉ thân nhân. Đây chính là nguồn hy vọng, tiếp sức cho họ trong quá trình chữa bệnh." alt=""/>Bạn đọc tiếp sức cho em Nguyễn Văn Tiến bị ung thư máu“Thực tế, các con chỉ có năm lớp 6 được đến trường học trọn vẹn. Sau đó, mỗi lần quay trở lại trường, chưa kịp thích ứng với việc học tập thì lại có một đợt dịch khác xảy đến. Vì thế, kiến thức ít nhiều cũng có sự thiếu hụt.
Chưa kể, trong quá trình học online, nhiều nội dung do thời lượng dạy có hạn, thầy cô thường khuyến khích học sinh về nhà tự đọc hoặc giáo viên sẽ gửi video để các con tự nghiên cứu. Do đó, có không ít kiến thức con cũng không nắm vững”, chị Mỹ Anh nói.
Học sinh thi vào lớp 10 tại Hà Nội (Ảnh minh họa).
Năm học này, học sinh lớp 9 nội thành bắt đầu quay trở lại học trực tiếp khi đã bước vào học kỳ 2. Nhưng cũng vì dịch bệnh, các trường chỉ được phép dạy học 1 buổi/ngày.
“Việc vừa phải đảm bảo củng cố kiến thức, vừa cấp tập ôn thi trong thời gian ngắn đã tạo ra cho các con rất nhiều áp lực. Rồi chưa kể, các lớp cũng không học trực tiếp hoàn toàn mà “buổi nọ buổi kia” do trường học có ca F0, do đó cũng không đảm bảo chất lượng”.
Vì học sinh phải trải qua một năm học hết sức khó khăn, bà mẹ này bày tỏ mong muốn, không nên tạo thêm áp lực bằng việc thi môn thứ 4 nữa mà chỉ nên thi 3 môn giống như năm 2020, giúp các con có tâm lý thật thoải mái để tiếp tục học tập trong điều kiện dịch bệnh.
Con đang thuộc diện F0, phải học online tại nhà, chị Đinh Thúy Hạnh, trú tại Thanh Xuân cùng chung nỗi lo khi kỳ thi chuyển cấp đã rất cận kề.
“Mấy ngày nay, con rất mệt vì ho sốt nên khó tiếp thu bài vở. Dù vậy, mỗi ngày con vẫn đều cố gắng dành 6 – 8 tiếng trước màn hình máy tính vì lo sợ sẽ bỏ lỡ kiến thức. Tôi thấy các con học online quá vất vả, nhưng không mấy hiệu quả. Nếu giờ đây thi nhiều môn, sợ rằng thời gian còn lại của năm học sẽ rất áp lực”.
Do đó, bà mẹ này bày tỏ mong muốn bỏ môn thi thứ tư, thậm chí chỉ nên thi tuyển vào lớp 10 với hai môn Toán, Ngữ văn để giảm áp lực cho học sinh.
“Hàng năm, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội vốn rất căng thẳng bởi tỉ lệ đỗ vào các trường công lập chỉ chiếm khoảng 62%. Với lứa học sinh 2007, ba năm liền các con phải học tập trong hoàn cảnh dịch bệnh đã quá khổ rồi, do đó không nên tạo áp lực thêm nữa”.
Chị Hạnh cũng cho rằng, thực tế, Hà Nội tổ chức môn thi thứ tư với mong muốn tránh để học sinh học lệch, học tủ. Tuy nhiên, thực tế những năm trước, học sinh vẫn tập trung nhiều hơn cho ba môn Toán, Văn, Anh. Chỉ đến khi biết môn thi cuối cùng, lúc đó, bản thân các em, giáo viên và phụ huynh mới bắt đầu lao vào cuộc chiến học cấp tốc môn thứ tư để đi thi. Do đó, mục tiêu tránh học lệch, học tủ cũng không được giải quyết.
Những lứa học sinh chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh kéo dài (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, cũng có một số phụ huynh lại ủng hộ việc tổ chức môn thi thứ tư. Chị Thu Hằng (Cầu Giấy) cho rằng, đôi khi, môn thi thứ tư lại là “cái phao cứu cánh” giúp những học sinh chưa thực sự giỏi nhưng học chăm có thể đạt được kết quả tốt và giúp kéo điểm ba môn thi còn lại.
“Ngoài ra, dù có bao nhiêu môn đi chăng nữa thì cũng chỉ có chừng đó thí sinh và lấy chừng ấy chỉ tiêu. Do vậy, nếu thi thêm một môn là thêm một lần sàng lọc thí sinh, từ đó càng tăng độ chính xác, khách quan khi chọn lọc các em trúng tuyển”, phụ huynh này nói.
Bà mẹ này cũng cho rằng, học sinh nên được làm quen với những trở ngại vì sự học còn dài, khó khăn còn nhiều, dịch bệnh cũng là điều không thể đoán trước. Trong những hoàn cảnh như vậy sẽ càng tôi luyện cho trẻ khả năng tự thích nghi.
“Hơn nữa, đã học thì nên thi, nếu không các con sẽ bỏ qua những môn còn lại, dẫn tới học lệch. Tôi cho rằng, môn học nào cũng quan trọng như nhau, vì thế nên học gì thi đó và thi những kiến thức cơ bản, không phải kiểu dạng đánh đố”.
Đồng tình với việc thi bốn môn, nhưng bà mẹ này cũng bày tỏ mong muốn thành phố sớm đưa ra quyết định cụ thể để học sinh có thể tập trung học tập.
Trước đó, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, ngoài ba môn thi bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, học sinh sẽ biết môn thi thứ tư vào tháng 3. Đây là quy định đã được duy trì nhiều năm gần đây.
Trước ý kiến đề xuất công bố sớm môn thi thứ tư vào lớp 10 năm nay, ông Tiến cho rằng: “Nếu công bố sớm môn thi thứ tư, học sinh sẽ không học các môn không thi, từ đó dẫn đến không đảm bảo chất lượng dạy và học”.
Thúy Nga
Chiều tối nay 28/6, Sở GD-ĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập năm 2021. Trong đó, cao nhất là điểm chuẩn vào Trường THPT Chu Văn An với 53,3 điểm.
" alt=""/>Phụ huynh tại Hà Nội mong ngóng môn thi thứ tư vào lớp 10Mặc dù Mason Greenwood đang thi đấu nổi bật thời gian gần đây, MU vẫn muốn tăng thêm chiều sâu hàng công với Victor Osimhen.
Osimhen muốn được khoác áo MU |
Giới truyền thông Anh và Pháp cho biết, MU mới đây đánh tín hiệu chuyển nhượng Osimhen với Lille.
L'Equipe đưa tin, Osimhen vừa quyết định từ chối Napoli, để chờ cơ hội khoác áo MU.
Ngoài MU, có ít nhất hai đội bóng Premier League khác theo đuổi Osimhen là Arsenal và Tottenham.
Osimhen có thể đá tiền đạo cắm, hoặc dạt hai cánh khi cần thiết. Đây là yếu tố mà MU xem trọng cầu thủ 21 tuổi người Nigeria.
Trong trường hợp mua được Osimhen - có giá khoảng 35 triệu bảng - MU sẽ cho mượn Daniel James.
Juventus sắp có Jorginho
Juventus tiếp tục thảo luận với Chelsea về chuyển nhượng Jorginho, và có vẻ đang tiến triển rất thuận lợi.
Cách nay không lâu, Juventus trao đổi Miralem Pjanic lấy Arthur Melo của Barca, và HLV Maurizio Sarri vẫn cần thêm Jorginho.
Jorginho sắp gia nhập Juventus |
Tuttosport cho biết, đại diện Juventus vừa có cuộc liên hệ mới để tìm kiếm thỏa thuận chung về khoản phí chuyển nhượng, cũng như cách thức thanh toán.
Juventus muốn mua Jorginho theo công thức Juan Cuadrado trước đây.
Theo đó, Juventus đề xuất mượn Jorginho có tính phí trong hai năm, kèm theo điều khoản mua đứt.
Công thức này giúp Juventus tránh được việc phải chi quá nhiều trong mùa hè năm nay, với giá dự kiến của Jorginho không dưới 50 triệu euro.
Kim Ngọc
" alt=""/>Tin chuyển nhượng 9