Những đồn đoán về tương lai của Mauricio Pochettino tại Paris ênbốcùngMbappeởlạiPSGmùatớbxh anh 2024rộ lên sau khi PSGbị Real Madrid loại sớm ở vòng 16 đội Champions League.
Pochettino tự tin 100% cùng Mbappe ở lại PSG mùa tới
Sau khi Pochettinocùng PSG vô địch sớm Ligue 1 vào tuần trước, một số nguồn loan báo nhà cầm quân người Argentina chuẩn bị mất ghế vào tay HLV Antonio Conte (Tottenham).
Trong khi đó, Mbappechỉ còn 2 tháng trong thỏa thuận với PSG và đang được Real Madrid thúc giục gia nhập sân Bernabeu.
Tuy nhiên, theo ESPN thì đội bóng nhà giàu nước Pháp tin có thể thuyết phục Mbappe ở lại PSG sau cuộc gặp của Chủ tịch CLB, Nasser Al Khelaifi với mẹ của ngôi sao này tại Doha vừa qua.
Khi được hỏi về tương lai của bản thân cũng như Mbappe với PSG vào hôm qua, Pochettino nói chắc nịch: “Tôi chắc 100% cả 2 đều ở lại PSG mùa giải tới”.
PSG sở hữu dàn sao khủng nhưng có mùa giải được xem không thành công khi bị loại sớm ở Cúp C1
Tuy nhiên, cựu thuyền trưởng Tottenham cũng làm cho rõ hơn trước câu hỏi liệu đã nói chuyện với Mbappe liên quan việc này: “Đó chỉ là cảm giác của tôi hôm nay, những gì tôi có thể thấy và những gì tôi có thể nói với bạn.
Tôi không thể nói gì khác vì đó thực sự là những gì tôi cảm thấy và những gì tôi thấy. Trong bóng đá, bạn không bao giờ biết điều gì có thể xảy ra”.
HLV Pochettino từng được MU xem là ứng viên số 1 để làm HLV trưởng dài hạn ở Old Trafford, thay Ralf Rangnick vào cuối mùa. Tuy nhiên, sự xuất hiện của người đến sau Erik ten Hag đã ‘đánh bật’ cơ hội của nhà cầm quân Argentina.
Pochettino có hợp đồng với PSG đến hè năm sau.
L.H
Lịch thi đấu SEA Games 31
Lịch thi đấu SEA Games 31: VietNamNet cập nhật lịch thi đấu mới nhất Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 được tổ chức tại Việt Nam.
Vũ Mạnh Cường rất vui khi có dịp hội ngộ nghệ sỹ Cát Tường, nhạc sĩ Thanh Bình trong sự kiện đặc biệt này. Từng đứng chung sân khấu trong nhiều chương trình trước đó, các nghệ sĩ phối hợp rất ăn ý với nhau.
Điểm nhấn của sự kiện đặc biệt này chính là phần giao lưu, lắng nghe câu chuyện của những người phụ nữ đặc biệt và đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực. Bên cạnh đó là cuộc gặp với gia đình liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Khi lắng nghe hoài bão, đặc biệt là câu chuyện nữ liệt sĩ đạp xe gần 200km để tạm biệt các em, anh không khỏi xúc động.
Vũ Mạnh Cường xúc động trước câu chuyện liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đạp xe vượt quãng đường dài để gặp các em
Nam MC chia sẻ: “Tôi từng đọc nhiều câu chuyện, xem phim về liệt sĩ Đặng Thùy Trâm nhưng nay mới có cơ hội được gặp gỡ, tiếp xúc với gia đình nữ liệt sĩ. Lắng nghe câu chuyện, tôi càng thêm trân quý sự hi sinh của người con gái kiên cường này. Ở Đặng Thùy Trâm là một tình yêu gia đình, yêu thương các em và hơn cả là tình yêu nước mãnh liệt. Tôi thêm ấn tượng về “ngọn lửa trong tim" của nữ liệt sĩ. Đúng như câu nói của em gái liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, tôi mong mỗi người sẽ có một ngọn lửa trong tim, để sưởi ấm cho bản thân và làm nhiều việc có ích cho đất nước".
Vũ Mạnh Cường cho biết bản thân anh may mắn khi được trò chuyện cùng chị Alui (Phó Trưởng thôn kiêm Bí thư chi đoàn làng Mrông Yố 2, xã Ia Ka, huyện Chư Pah, Tỉnh Gia Lai), PGS-TS Vương Thị Ngọc Lan (một chuyên gia hàng đầu VN trong lĩnh vực thụ tinh trong ống nghiệm, là người đã giúp cho ra đời hơn 10.000 đứa trẻ bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm), nhà văn nữ Trần Trà My (với nỗ lực vươn lên trong hành trình đầy gian nan của cô gái khuyết tật sinh ra ở miền “Gió Lào cát trắng”), Thạc sĩ môi trường Trương Ngọc Thùy Trang (chuyên ngành năng lượng tái tạo tại Đại học Melbourne, mong muốn đóng góp cho ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo tại Việt Nam).
Vũ Mạnh Cường giao lưu với nhà văn Trà My.
Trong những câu chuyện truyền cảm hứng, những người tham gia chương trình vô cùng xúc trước đoạn đối thoại đặc biệt của Vũ Mạnh Cường và nhà văn khuyết tật Trần Trà My. Nhận thấy nữ nhà văn khó khăn trong việc nói, Vũ Mạnh Cường thay vì trò chuyện thì chàng MC tự nguyện làm phiên dịch cho Trà My. Những thông điệp giàu sức lan tỏa về những hạt mầm tử tế, về dự án “ đem sách đến trại giam” vì tin vào lòng tốt luôn tồn tại trong mỗi con người… thực sự đã chạm đến trái tim của khán giả và thắp lên một ngọn lửa muốn chung tay cùng làm những điều tốt đẹp cho xã hội, cho cuộc sống.
Bích Ngọc
9X bắt tay nông dân, làm mới giá trị cà phê Việt
Thất bại khi mở một quán cà phê, Phạm Diệp Quốc Khánh không nản mà tìm cho mình hướng đi mới, nâng cao giá trị cà phê Việt bằng sự sáng tạo, chậm mà chắc.
" alt="Vũ Mạnh Cường rơi nước mắt khi gặp gỡ em gái liệt sĩ Đặng Thùy Trâm" />Vũ Mạnh Cường rơi nước mắt khi gặp gỡ em gái liệt sĩ Đặng Thùy Trâm
Với nhan sắc và tài năng nổi bật, Chu Linh Linh được kỳ vọng sẽ là một mỹ nhân xinh đẹp nổi tiếng của màn ảnh Hoa ngữ nếu ra mắt trong thời điểm đó. Tuy nhiên, sau cuộc thi, bà chỉ tham gia duy nhất một bộ phim truyền hình rồi nhanh chóng dừng sự nghiệp để kết hôn.
Ông xã của Chu Linh Linh là Hoắc Chấn Đình - vị tỷ phú giàu nức tiếng Hong Kong và hơn bà 12 tuổi. Chuyện tình của cả hai từng gây xôn xao Hong Kong lúc bấy giờ. Được biết, ngay sau khi Chu Linh Linh đăng quang Hoa hậu, bà đã lọt vào mắt xanh của Hoắc Chấn Đình, ông đã gửi tặng tân Hoa hậu một bó hoa khổng lồ để bày tỏ lòng ngưỡng mộ.
Chu Linh Linh và đại gia Hoắc Chấn Đình về chung một nhà sau 9 tháng tìm hiểu nhau. Với đám cưới này Chu Linh Linh cũng trở thành Hoa hậu Hong Kong đầu tiên lấy đại gia. Cuộc hôn nhân xa hoa của bà diễn ra hoàng tráng tại khách sạn The Mira Hong Kong.
Báo chí thời đó tiết lộ chi phí đám cưới lên tới 10 triệu đô la Hong Kong (gần 30 tỷ VNĐ), yến tiệc bày đến 360 bàn, toàn bộ hoa trang trí được chở bằng máy bay từ Đông Nam Á sang.
Cuộc hôn nhân "đẹp mã" nhưng nhiều buồn phiền
Là một người phụ nữ xinh đẹp, thông minh, yêu thích sự tự do và có máu kinh doanh, nhưng khi về nhà họ Hoắc, Chu Linh Linh phải từ bỏ hết việc diễn xuất, những thú vui tao nhã để yên vị làm một người vợ hiền dâu thảo, sinh con đẻ cái cho nhà họ Hoắc. Đến năm 30 tuổi, nàng Hậu đã sinh đến 3 người con trai.
Tuy nhiên, cuộc sống chốn hào môn lại không giống những gì Chu Linh Linh tưởng tượng. Bước chân vào gia tộc giàu có, bà buộc phải tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt, hạn chế xuất hiện bên ngoài, chỉ tập trung chăm sóc chồng con.
Hoa hậu Chu Linh rất yêu thích thời trang, mê chụp ảnh, khiêu vũ, chơi các trò chơi thể thao và ngao du năm châu bốn bể. Trong khi chồng cô chỉ thích giao lưu với tầng lớp thượng lưu, đến những nơi quý tộc và ăn ở các nhà hàng sang trọng.
Mỗi khi cô đưa chồng đi ăn và giới thiệu những món ăn vặt, Hoắc Chấn Đình tỏ ra vẻ khinh thường và không thèm để tâm đến. Ngoài ra, có nguồn tin cho rằng, gia đình nhà họ Hoắc không thích Chu Linh Linh, nhất là khi hai nhà không "môn đăng hộ đối".
Đến năm 1989, để chuẩn bị xuất hiện tại một bữa tiệc, Chu Linh Linh hỏi quản gia và mượn một số món đồ trang sức để diện trong buổi tối. Sau khi hỏi, cô đã đeo lên và rời đi nhưng bị quản gia giật lại và bắt cô kí vào giấy mượn đồ. Chu Linh Linh bức xúc và gào lên rằng cô chính là phu nhân trong nhà chứ không phải là một người ngoài nào khác.
Sau đó, Chu Linh Linh xuất hiện cùng chồng tại sự kiện, ai cũng nhận ra rằng cô đang rất căm phẫn. Hoắc Chấn Đình chửi mắng cô thậm tệ và nói rằng cô đã làm cho anh bị mất mặt với mọi người xung quanh. Từ đó, mối quan hệ của hai người bị rạn nứt nghiêm trọng.
Sự cách biệt về xuất thân, địa vị xã hội cùng tính cách khiến cuộc sống hôn nhân của Chu Linh Linh ngày càng xảy ra nhiều mâu thuẫn. Năm 2000, Hoắc Chấn Đình bị đồn ngoại tình với một nữ phát thanh viên ở Đại lục. Khi được Chu Linh Linh hỏi chuyện, ông gạt đi và nói: "Đàn ông ai mà chẳng có chuyện này".
Sau cuộc tranh luận cãi vã, Chu Linh Linh quyết tâm rời khỏi biệt thự nhà họ Hoắc và chuyển đến một căn chung cư sống khi không mang theo bất cứ một thứ tài sản gì. Đến năm 2005, Hoắc Chấn Đình và Chu Linh Linh chính thức ly hôn, kết thúc mối tình sau 27 năm chung sống.
Tái hôn ở tuổi 50, tận hưởng cuộc sống tự do
Sau ly hôn, truyền thông Hong Kong đăng tải thông tin Chu Linh Linh bén duyên với một đại gia bất động sản tên La Khang Thụy. Thực tế, La Khang Thụy đã dành tình cảm cho Chu Linh Linh từ những năm 2000, khi vợ chồng bà đang xảy ra mâu thuẫn và ly thân nhau.
Ông ròng rã theo đuổi nàng Hậu suốt 8 năm và nhận được cái gật đầu của bà vào năm 2008. Ở tuổi 50, Chu Linh Linh quyết định "đi bước nữa". Hôn lễ của bà được tổ chức ở Singapore với sự góp mặt của một số người thân và bạn bè thân thiết, tránh sự chú ý của giới truyền thông.
Ngay sau khi kết hôn, La Khang Thụy tuyên bố nhượng cho Chu Linh Linh một nửa số tài sản 20 tỷ đô la Hong Kong (gần 60 nghìn tỷ VNĐ) của mình vô điều kiện để thể hiện tình yêu với bà. Báo chí Hong Kong khi đó đã gọi La Khang Thụy là đại gia si tình nhất đất Cảng Thơm.
Không chỉ yêu thương Chu Linh Linh, La Khang Thụy còn rất tôn trọng và ủng hộ sở thích của vợ. Từ khi tái hôn, Chu Linh Linh được tự do theo đuổi niềm đam mê khiêu vũ, chụp ảnh. Không những vậy, bà cũng thường xuyên xuất hiện bên ông trong những hoạt động kinh doanh. Cả hai thường xuyên bị bắt gặp tay trong tay tình tứ đi dạo phố.
Trải qua 10 năm hôn nhân, La Khang Thụy vẫn giữ thói quen nắm chặt tay vợ khi ra phố. Cặp vợ chồng giàu sụ vẫn thường xuyên cùng nhau dạo phố, mua sắm, tình cảm mặn nồng không kém gì các đôi tình nhân trẻ.
Hiện tại, dù đã lên chức bà nhưng Chu Linh Linh vẫn xinh đẹp trẻ trung và vô cùng rạng rỡ. Cuộc sống hạnh phúc của bà sau nhiều thăng trầm trong cuộc sống khiến nhiều người không khỏi ngưỡng mộ.
Muốn biết đàn ông có yêu thật lòng, đừng bỏ qua 7 hành động này của họ
Anh ấy sẽ sẵn sàng hiểu và chấp nhận quan điểm của cô ấy - ngay cả khi không đồng ý.
" alt="Hoa hậu Hồng Kông ly hôn tỷ phú lấy đại gia, ngày tái hôn được cho 60 nghìn tỷ" />Hoa hậu Hồng Kông ly hôn tỷ phú lấy đại gia, ngày tái hôn được cho 60 nghìn tỷ
Thương cho biết, tới đây sẽ làm hồ sơ nộp vào một trường đại học của thành phố để học chuyên ngành quản trị khách sạn, nhà hàng. ‘Con thích học chuyên ngành luật, nhưng sợ lực học của mình không đạt nên chọn hướng an toàn hơn. Bây giờ, con đang tập trung học kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2020. Mong dịch bệnh qua nhanh, để tụi con được đến trường và được dự thi tốt nghiệp’, cô nữ sinh sinh năm 2002 bày tỏ.
Nói về việc sử dụng mạng xã hội, Thương cho biết, em bắt đầu biết dùng từ năm học lớp 10. Em kể, nhóm bạn của em thường hẹn nhau đi uống trà sữa, hẹn học bài nhóm.
‘Mỗi khi thầy cô ra bài tập về nhà, bọn con chia ra mỗi người giải một câu hoặc một chủ đề. Giải xong, cả nhóm ngồi lại để từng người thuyết trình rồi thảo luận. Bọn con hẹn nhau trong group chát. Vì không có Facebook, con thường trễ hẹn, nên bị các bạn chọc là đồ lạc hậu’, Thương nói về lý do lập một tài khoản cá nhân trên mạng xã hội.
Hiện Thương đang học online tại nhà, ôn luyện kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 tới đây.
Khi tham gia mạng xã hội, Thương đăng ký làm thành viên một số hội nhóm trên Facebook để có thể chia sẻ kinh nghiệm học tập, hoặc tìm việc làm thêm phù hợp phụ ba mẹ tiền học phí. Một người bán hàng đa cấp đã kết bạn, nhắn tin với em, mục đích mời em đi làm cùng. ‘Ban đầu, người đó nói chuyện rất dễ thương, tâm lý, chia sẻ nhiều câu chuyện hay. Mỗi khi con chia sẻ một trạng thái là vào bình luận, rồi nhắn riêng’, Thương kể.
Sau đó, người này rủ em đi bán hàng đa cấp. Vì tin, Thương đồng ý tham gia. Em lấy số tiền tiết kiệm từ tiền ăn, xin thêm bố mẹ để đi mua đồ của công ty. Tuy nhiên, cô bé nhanh chóng nhận ra, việc đang theo là chưa đúng nên từ bỏ. ‘Con có lên chỗ công ty trả lại hàng và đòi lại tiền. Họ chỉ trả cho con một nửa’, Thương kể và xem đây là bài học đầu đời của mình.
Thương có dáng người cao, khuôn mặt dễ thương, lại thích làm mẫu ảnh nên có tham gia chụp hình cho một số người. Em cũng tham gia nhóm này để nhiều người biết đến mình hơn. ‘Con chỉ làm cho người quen, chụp hình lành mạnh. Thù lao mỗi lần chụp con nhận được 100-150 ngàn đồng’, Thương kể.
Một người phụ nữ cũng tham gia vào hội nhóm của Thương. Đọc thông tin của em, chị ta kết bạn, mời em tham gia làm mẫu ảnh, hứa trả thù lao cao. Là người cùng nhóm, Thương đồng ý kết nối để trao đổi công việc, đạo cụ, trang phục, địa điểm chụp và mức thù lao. ‘Chị ấy nói nhiều lắm, nhưng con nhớ là phải chụp hình nhạy cảm, mặc đồ hở hang’, Thương kể.
Đã bị lừa một lần, Thương chụp lại đoạn nói chuyện của mình với người phụ nữ kia, đi hỏi các anh chị mà mình từng hợp tác.
‘Các cô chú, anh chị đều nói: ‘không tham gia nhé’. Chị đó trà trộn vào nhóm để tìm người và làm những việc không đứng đắn’, cô nữ sinh lớp 12 kể. Em cũng cho biết, sau đó, em nhẹ nhàng từ chối lời mời của người phụ nữ kia. ‘Con nghĩ, mình cứ nhẹ nhàng cho yên chuyện, chứ làm rầm rộ có khi lại ảnh hưởng. Chị kia cũng biết ý nên không còn nhắn tin nữa’, Thương nói.
Từ hai câu chuyện của mình, Thương rút ra cho mình bài học khi tham gia mạng xã hội là: khi có một người lạ, hoặc ai đó nhắn tin rủ mình làm những chuyện không đứng đắn hoặc họ rủ rê tham gia làm việc gì đó mờ ám thì phải nói với người thân, mang chuyện đi hỏi người lớn để có lời khuyên bổ ích.
Học đòi mạng xã hội, thu tiền bảo kê bạn học
Bé Minh Anh, 12 tuổi, học sinh lớp 6 một trường THCS ở Quận 9, TP.HCM, yêu thích môn tin học, lịch sử và địa lý. Kết thúc học kỳ 1 vừa qua, Minh Anh đạt học sinh xuất sắc.
Sau các giờ học, cô bé phụ giúp việc nhà với mẹ. Những hôm được nghỉ học, ba mẹ bận đi làm, em ở nhà trông em, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa giúp mẹ. ‘Con thấy phụ mẹ việc nhà rất tốt. Nó giúp ba mẹ đỡ vất vả hơn, giúp con biết chia sẻ những khó khăn với mẹ’, cô bé sinh năm 2008 nói.
Em kể, ở trường em học có một nữ sinh lớp 7 - tên Linh thường đánh lộn, thu tiền bảo kê bạn học trong trường. ‘Chị Linh xem được mấy clip thu tiền bảo kê trên mạng xã hội rồi làm theo. Một bạn học cùng khối con - khối 6 là nạn nhân của chị ấy.
Ngày nào chị Linh cũng yêu cầu bạn ấy phải đưa tiền. Chị nói: ‘phải đưa tiền thì mới được vào lớp, còn không thì bị đánh’. Bạn kia sợ, ngày nào cũng đưa hết tiền ba mẹ cho ăn sáng cho chị ấy. Có khi, bạn ấy còn kiếm cớ xin thêm tiền mẹ để đưa cho chị Linh. Có mấy lần, bạn không xin được tiền mẹ để đưa thì bị chị Linh đánh.
Chị Linh thu tiền của bạn được mấy tháng thì bị nhà trường phát hiện. Vì từng nhiều lần đánh bạn, lại thu tiền bảo kê của bạn nên chị ấy bị đuổi học’, bé Minh Anh kể.
Theo Minh Anh, những học sinh là nạn nhân của các tệ nạn học đường thì nên nói ra với người lớn, không nên chịu đựng một mình. Bởi, chịu đựng sẽ làm kẻ xấu lấn lướt, còn mình thì càng bị bạo hành dẫn đến tự ti, học hành sa sút.
Nói về việc sử dụng mạng xã hội của mình, bé Minh Anh cho biết, mỗi ngày em được ba mẹ cho sử dụng khoảng một giờ để tìm tài liệu, tìm cách giải bài tập . ‘Mạng xã hội chỉ nên áp dụng vào việc học, giúp mình biết nhiều kiến thức, tìm cách giải bài tập. Còn với những clip quảng cáo, câu chuyện học sinh đánh nhau… con chỉ lướt qua’, cô bé Minh Anh nói.
Chị Tạ Mỹ Linh, công tác tại tổ chức Liên minh Phòng, chống mua bán người Việt Nam, gọi tắt là AAT cho biết, bé Minh Anh và Thương là một trong những bé được tổ chức hỗ trợ học bổng vì là con em của các gia đình khó khăn.
Ngoài ra, các em còn được tham gia các khóa học ngoại khóa, các hoạt động của tổ chức. Hiện, hai em là một trong những học sinh có thành tích học tập tốt.
Học trực tuyến từ lớp 4, cô gái Quảng Ninh nhận bằng cử nhân năm 17 tuổi
Học trực tuyến từ khi còn là học sinh cấp 1, Nguyễn Vũ Khánh Linh (Quảng Ninh) đã xuất sắc phá kỷ lục về tốc độ học trực tuyến, chỉ 2 tháng nữa sẽ nhận bằng cử nhân vào năm 17 tuổi.
" alt="Lên mạng kiếm việc, nữ sinh 2 lần vạch trần kẻ dụ dỗ mình" />
...[详细]
'Muốn nuôi được ngựa phải có tình thương với ngựa. Tôi đã nhiều lần đến trường đua Phú Thọ, nhìn những con ngựa lăn xả trên đường đua, thấy thương chúng vô cùng', anh Tú chia sẻ tiếp.
Bầy ngựa của anh vào lúc trường đua còn mở cửa lên đến 12 con. Bây giờ, các trường đua Phú Thọ, Đức Hòa, Đại Nam đều đã đóng cửa, bầy ngựa của anh lâm vào cảnh 'thất nghiệp' nên anh phải bán bớt.
8 con ngựa còn lại của anh bây giờ không được đầu tư như khi còn đua nên tướng mạo có phần giảm sút. 'Muốn bán lắm nhưng tìm người mua như mò kim đáy biển.
Anh thấy con ngựa trắng đó, nó đã được 7 tuổi rồi. Hồi Đại Nam còn đua, có người trả 100 triệu tôi không bán, giờ thì muốn bán không ai mua'.
Cũng như bao người nuôi ngựa mà chúng tôi có dịp tiếp xúc, anh Tú rất mong trường đua mở cửa lại để hàng ngày còn nghe tiếng vó ngựa trên đường, để còn có điều kiện chăm sóc thương yêu chúng. 'Cái nghiệp nuôi ngựa đua mà anh', anh Tú chua chát nói với chúng tôi.
Mong muốn mở lại trường đua
Con ngựa thật cao, đứng im cho chủ xịt nước tắm nó. Nhìn con ngựa thật đẹp, thật oai. 'Giống ngựa nước ngoài đó anh' anh Huỳnh Văn Lào 48 tuổi, nhà ở ấp Hậu Hòa, xã Đức Hòa Thượng - người đang tắm cho ngựa nói với chúng tôi.
'Gốc tích con ngựa này hơi ly kỳ một chút', anh kể tiếp. Cha mẹ nó giống nước ngoài nhưng nó sinh ra ở vùng cà phê (Đắk Lắk). Nuôi lớn, nó được bán cho khu du lịch Đại Nam làm ngựa đua. Cuối cùng, Đại Nam chuyển thẳng cho anh nuôi đến bây giờ.
Chuồng ngựa nhà anh Lào.
Anh Lào sinh ra trong một gia đình có truyền thống nuôi ngựa (từ đời ông, cha và giờ đến anh). Ngày xưa, cha ông của anh đều thường xuyên có mặt tại trường đua Phú Thọ. Ngựa nhà anh đã từng tham gia trên đường đua. Đến đời anh, trường đua vắng bóng ngựa, không còn nơi tung hoành nhưng ngược lại, bầy ngựa nhà anh lại tăng lên.
'Nếu ngày trước, cha ông theo nghiệp đua ngựa thì đến đời tôi, ngựa không còn được đua nên tôi chuyển sang kinh doanh. Tôi mua vào bán ra nên số ngựa nhiều dần ...'. Anh Lào kể lại.
Số ngựa hiện nay anh đang có lên đến 15 con gồm toàn ngựa thuần chủng ngoại nhập. Nhìn bầy ngựa của anh, con nào cũng cao to khỏe mạnh. Anh cho biết, nhiều nơi làm du lịch đã đến mua ngựa của anh. Một vài con xấu, anh bán lại cho một viện bào chế dược phẩm ở Ninh Thuận để nơi đây lấy huyết thanh. Chỉ hãn hữu lắm có những con ngựa bị chết mới được xẻ thịt, bởi thịt ngựa không được thông dụng lắm.
Ai cần giống ngựa tốt, muốn phối giống anh sẵn sàng hỗ trợ với giá rẻ. Anh nói, bây giờ ai cũng khổ. Phú Thọ, Đức Hòa, Đại Nam cả 3 trường đua đều đóng cửa. Có ai làm ra được đồng nào từ ngựa đâu nên anh chỉ lấy 1,5 triệu cho một lần ngựa phối giống trong khi ở những nơi khác lấy từ 3 - 5 triệu/lần.
Anh Lào tắm cho ngựa.
Chi phí nuôi ngựa đua giá rất cao. Ngoài cỏ, mỗi ngày mỗi con còn cần phải có khoảng 100.000đ tiền thức ăn. Chính vì điều này đã làm cho số lượng ngựa và người nuôi giảm đáng kể.
Cũng may, những năm gần đây mầm bệnh của ngựa không xuất hiện giúp người nuôi đỡ một khoản chi phí.
'Nuôi vì tình yêu với ngựa chứ thật ra nghề nuôi ngựa, kinh doanh ngựa không có tương lai', anh Lào nói. Anh cũng cho biết, muốn phát triển nghề này điều kiện tiên quyết là phải mở lại trường đua. Đây cũng là điều kiện và lý do duy nhất để hồi sinh lại nghề vốn đã một thời vang bóng.
300 chuyến xe cứu người hằng đêm của chàng trai Bình Dương
Chàng trai 23 tuổi này đã có hơn 2 năm chạy khoảng 300 chuyến xe cấp cứu miễn phí, kịp thời đưa người bị nạn vào bệnh viện.