- MU khao khát đưa Ronaldo về lại Old Trafford. Real Madrid vạch kế hoạch 300 triệu euro để lấy Harry Kane. Atletico trả lương cao giữ chân Griezmann.
MU "đi đêm" ký Rakitic,khánh hòa Messi... ăn vạ Quỷ đỏTin thể thao 12
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Barcelona, 2h00 ngày 13/1 -
SEANUTS II: Uống sữa vào bữa sáng giúp trẻ tăng khả năng hấp thu canxi, vitamin D17% trẻ em Việt Nam được uống sữa vào bữa sáng
Báo cáo của SEANUTS II do Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam thực hiện cho biết hầu hết trẻ em đều ăn sáng nhưng chỉ có 17% trẻ được uống sữa vào bữa sáng và trẻ nhỏ được uống sữa thường xuyên hơn trẻ lớn (2-4 tuổi: 26%, 4-7 tuổi: 23%, 7-13 tuổi: 11%). Lượng sữa trung bình mà trẻ em Việt uống vào bữa sáng là 1,1 ly, ít hơn nhiều so với khuyến nghị là 4-6 ly mỗi ngày.
Theo khảo sát, trẻ em Việt Nam uống sữa vào bữa sáng hấp thu lượng canxi cao gấp 6 lần và lượng vitamin D cao gấp 30 lần so với trẻ không uống sữa vào bữa sáng. Ngoài ra, trẻ uống sữa vào bữa sáng sẽ hấp thu lượng canxi cao hơn 60%, lượng vitamin D cao hơn 90% so với trẻ uống sữa vào các thời điểm khác trong ngày, và lượng vitamin A, vitamin B12 cũng hấp thu được tốt hơn. Điều này cho thấy việc thực hiện các giải pháp dinh dưỡng phù hợp là điều cần thiết.
FrieslandCampina nỗ lực cải tiến sản phẩm để giải quyết thực trạng thiếu vi chất của trẻ em Việt
Sở hữu nhiều thương hiệu quen thuộc với người Việt gần ba thập kỷ qua như sữa Cô Gái Hà Lan, Yomost, Friso, Fristi..., FrieslandCampina Việt Nam hiểu rõ những thách thức lớn nhất về dinh dưỡng mà trẻ em Việt Nam đối mặt, từ đó đưa ra các giải pháp tiếp cận, giải quyết gánh nặng dinh dưỡng và góp phần cải thiện thể lực và trí lực của trẻ em Việt Nam.
Sữa Cô Gái Hà Lan được cải tiến với công thức tối ưu, ngon hơn và đầy đủ dinh dưỡng hơn, được bổ sung thêm đạm, canxi, vitamin D cho cơ thể khỏe mạnh và vitamin C giúp tăng cường đề kháng tốt.
"> -
Stent tương thích sinh học giúp phục hồi khả năng của mạch máuXơ vữa động mạch là tình trạng tích tụ mảng bám ở động mạch vành. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh động mạch vành. Nguyên nhân xuất hiện bệnh động mạch vành
Bệnh mạch vành xuất hiện khi động mạch vành bị hẹp khiến cho máu khó lưu thông và cơ tim không nhận được đủ lượng oxy và máu cần thiết. Theo các chuyên gia, bất kỳ lượng mảng bám nào tích tụ (bao gồm chất béo, cholesterol hoặc các chất khác bám vào bên trong động mạch) sẽ làm hẹp động mạch, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu, oxy cùng các chất dinh dưỡng đến tim.
Nếu không được kiểm soát, mảng bám có thể tích tụ trong đường ống này đến mức máu chảy rất ít hoặc bị ngắt hoàn toàn. Điều này có thể gây đau thắt ngực và đôi khi dẫn đến đau tim. Tuy nhiên, cơ thể bạn sẽ làm một điều gì đó để ngăn điều này xảy ra càng lâu càng tốt: Tái tạo khả năng tự nhiên của mạch máu.
Trong giai đoạn đầu của bệnh động mạch vành, khi các mảng bám bắt đầu tích tụ trên thành động mạch, nó thích nghi bằng cách dần mở rộng theo mức nhất định. Theo đó, nếu mảng bám tiếp tục hình thành, động mạch của bạn sẽ tiếp tục mở rộng để duy trì lưu lượng máu tốt như cũ và trì hoãn các cơn đau ngực, đau tim. Tuy nhiên, một khi bệnh động mạch vành đã tiến triển và các mảng bám gây tắc nghẽn đường ống đáng kể, nó sẽ không thể mở rộng thêm nữa. Từ đó, khả năng tái tạo tự nhiên của mạch máu bị suy giảm.
Những thay đổi trong lưu lượng máu và sự hiện diện của một số chất hóa học mà cơ thể sản xuất gây ảnh hưởng đến mức độ tái tạo của động mạch. Bệnh động mạch vành có thể xảy ra với những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, thận mạn tính, tăng mỡ máu hoặc thường xuyên hút thuốc, ít hoạt động thể chất, thừa cân. Những trường hợp này cần được kiểm tra định kỳ để hạn chế hoặc làm chậm tiến triển của bệnh.
Stent tương thích sinh học - Triển vọng mới trong điều trị động mạch vành
Hiện nay, có một số phương pháp để điều trị bệnh động mạch vành. Đặt stent là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, một vết mổ nhỏ và đưa stent qua một ống thông. Bởi vì nó là phương pháp xâm lấn tối thiểu, quá trình phục hồi của bạn thường dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên có tới một nửa số bệnh nhân đặt stent phủ thuốc thông thường gặp các biến chứng nặng cần nhập viện điều trị, bao gồm cả tái can thiệp, các cơn đau tim và thậm chí tử vong.
Tại Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 18 (2022), Giáo sư Lim Soo Teik (chuyên gia tư vấn cấp cao, Trung tâm Tim mạch Quốc gia Singapore) cho biết, stent tương thích sinh học là công nghệ mới dành cho các bệnh nhân hẹp mạch vành, kết hợp được lợi ích của cả hai loại stent phủ thuốc và stent tự tiêu. Theo đó, thiết bị này thường được dùng trong can thiệp xâm lấn tối thiểu, cho phép mạch máu co giãn tự nhiên trong hơn 6 tháng can thiệp.
Stent tương thích sinh học được phát minh và sản xuất bởi Elixir Medical (tập đoàn nghiên cứu công nghệ y khoa có trụ sở chính Tại Milpitas, bang California, Mỹ). Hiện nay, stent tương thích sinh học đã được cấp phép lưu hành tại châu Âu và các nước trên thế giới.
Muốn tham khảo về stent tương thích sinh học, người nhà cùng bệnh nhân cần tham vấn với các bác sĩ để được tư vấn phù hợp. Hiểu đúng về bệnh động mạch vành, đưa ra biện pháp phòng tránh cùng phương pháp chữa trị khi cần sẽ giúp trái tim tăng khả năng khỏe mạnh. Tìm hiểu thêm thông tin tại: https://machvanhkhoe.com.vn/kien-thuc-ve-benh-mach-vanh/
"> -
Mẹ 12 năm trời đưa con gái đi bệnh viện, thầy bùa vì "án oan" tâm thầnBệnh nhân là cô gái tên Tr. (24 tuổi, quê tỉnh Khánh Hòa), được bệnh viện tuyến dưới chuyển đến với chẩn đoán loạn trương lực cơ, tâm thần phân liệt.
Theo lời kể từ gia đình, từ năm lớp 6 khi đang khỏe mạnh, Tr. đột ngột xuất hiện tình trạng tay chân co quắp, té ngã, đi vệ sinh không tự chủ, mất kiểm soát về trí não…
Thương con gái, cô T. (65 tuổi, mẹ bệnh nhân) đưa Tr. đi khắp nơi để chữa trị. Thậm chí, nghe những người xung quanh nói con có thể đã bị vấn đề về tâm linh, người mẹ dắt con đến tận Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận) để gặp các thầy bùa, thầy pháp "làm phép".
"Tôi tìm đến thầy người Kinh lẫn những người dân tộc thiểu số, mỗi lần làm phép tốn 7-10 triệu đồng. Họ nói bao nhiêu cũng đưa để cứu con, nhưng làm hoài mà bệnh không khỏi", người mẹ kể lại.
Thấy đi các thầy không hiệu quả, người mẹ lại đưa con đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ, và kể cả "nhà thương điên" để điều trị.
Theo thời gian, gia đình chấp nhận bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ, vì hầu hết các cơ sở đều chẩn đoán T. bị chậm phát triển tâm thần.
Cách đây 4 năm, cô gái khởi phát tình trạng đau đầu, thay đổi tính cách và ngày càng ít nói, hạn chế tiếp xúc. Tiếp đến, bệnh nhân có biểu hiện run tay, tứ chi co cứng, đi lại khó khăn. Bệnh nhân tiếp tục được gia đình đưa đến khám tại bệnh viện chuyên khoa tâm thần địa phương, được chẩn đoán tâm thần phân liệt và uống thuốc theo toa.
Sau thời gian điều trị, tình trạng bệnh nhân không cải thiện, không tự đi lại được, chảy nước dãi, ăn uống sặc nghẹn… "Các bác sĩ nói bé đã bị đen cả hai bên não, không thể chữa được nữa, nên tôi mới đưa con đến Bệnh viện Chợ Rẫy", cô T. nói tiếp.
Giải tiếng oan mắc bệnh tâm thần
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hữu Phước, Phó trưởng khoa Viêm gan, Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ, qua thăm khám lâm sàng, các bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân bị tăng trương lực cơ tứ chi và vùng hầu họng, ảnh MRI sọ não có bất thường... Kết quả giải trình tự gen cho thấy, bệnh nhân có đột biến gen ATP7B trên exon số 8.
Cộng thêm các triệu chứng điển hình, bệnh nhân được chẩn đoán bị Wilson thể gan - thần kinh. Đây là căn bệnh liên quan đến rối loạn đồng. Nếu không can thiệp hoặc điều trị không đúng cách kéo dài, bệnh nhân có thể chết trước 30 tuổi vì gây ra tổn thương não, gan bất hồi phục.
Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc thải đồng, dùng kẽm và các hỗ trợ cần thiết khác. Sau thời gian chăm sóc tích cực, từ chỗ không tiếp xúc được, tứ chi co cứng, bệnh nhân xuất viện tỉnh táo, tiếp xúc tốt, ăn hết sặc nghẹn, được rút sonde dạ dày.
6 tháng sau đó, bệnh nhân nói rõ, hết chảy nước dãi, tự đi lại chậm được. Một năm sau ngày xuất viện lần đầu ở Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân đã sinh hoạt gần như bình thường.
Theo bác sĩ Phước, Wilson là bệnh di truyền, do đột biến gen ATP7B, dẫn đến tích tụ đồng trong mô, gây tổn thương đa cơ quan. Đây là căn bệnh vô cùng phức tạp, khó chẩn đoán vì triệu chứng thay đổi từ lâm sàng, sinh hóa cho đến sinh học phân tử.
Nhiều trường hợp bị chẩn đoán nhầm với tâm thần phân liệt vì có triệu chứng thần kinh rất nặng. Do đó, ngoài điều trị thành công, các bác sĩ còn "giải oan" cho bệnh nhân, khi bị điều tiếng mắc bệnh tâm thần.
Trước đây, tỷ lệ mắc bệnh Wilson trong y văn là 1/30.000. Hiện nay, với sự phát triển của y học, tỷ lệ mắc bệnh theo chẩn đoán lâm sàng là 1/16.000, nhưng ước tính theo nghiên cứu đột biến gen là 1/2.700. Tại nước ta, theo một nghiên cứu, tỷ lệ người lành mang gen bệnh Wilson của người Việt là 1/100.
Trong bệnh Wilson, thể gan là thể thường gặp nhất. Vào năm 2016, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã điều trị thành công trường hợp đầu tiên tại Việt Nam bị phát hiện lao gan trên nền bệnh Wilson.
Cách đây 7-8 năm, thuốc điều trị Wilson rất hiếm, thậm chí thuốc thải đồng phải qua tận Lào, Campuchia để mua. Hiện nay, tại Việt Nam đã có thuốc thải đồng cổ điển (khoảng 12.000 đồng/viên), nhưng chưa được bảo hiểm thanh toán.
Bằng nhiều nỗ lực, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã xin được thuốc thải đồng viện trợ từ Hiệp hội Wilson Hoa Kỳ, mang lại cơ hội sống cho nhiều bệnh nhân trong và ngoài nước. Đơn vị đang quản lý, điều trị khoảng 400 bệnh Wilson.
Các bác sĩ khuyến cáo, dù bệnh Wilson chẩn đoán được nhưng điều trị rất cực, khoảng thời gian đầu phải rất kỹ lưỡng trong việc dùng thuốc thải đồng, vì có thể gây ra tác dụng phụ. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn phải quan tâm chế độ ăn và gần như theo dõi suốt cả cuộc đời.
"Trong 2 năm đầu điều trị, có 4 nhóm thực phẩm bệnh nhân không được ăn, đó là hải sản có vỏ (đặc biệt là sò), nội tạng (nhất là gan), các loại nấm, bánh kẹo (như socola)", bác sĩ Phước nói.
">