Bộ sưu tập trong show diễn được thực hiện bởi 3 nhà thiết kế Lý Quí Khánh, Valentine Vân Nguyễn và Diego Chula. Họ sẽ kết hợp các nghệ nhân lành nghề tiến hành dệt bằng tay các bộ trang phục với họa tiết, hình dáng đa dạng.
"Tôi đã dành thời gian khoảng một tháng để đến Sapa tìm hiểu, sưu tầm cũng như thu mua những mẫu hoa văn thổ cẩm của các dân tộc Ê đê, H'Mông cho bộ sưu tập của mình. Chúng tôi sẽ sử dụng lụa tơ tằm kết hợp với thổ cẩm tạo ra hơn 45 mẫu đồ dạ hội", Lý Quí Khánh tiết lộ.
![]() |
Hoa hậu Ngọc Hân giới thiệu sản phẩm từ vải thổ cẩm. |
Đại diện ban tổ chức thông tin họ đầu tư hàng tỷ đồng cho show diễn. Trong đó, tính riêng chi phí đầu tư cho chất liệu đã hơn nửa tỷ đồng. Ê-kíp mất hơn 6 tháng cho việc mua vải, đến tận nhà các nghệ nhân ở Đăk Nông, Quảng Trị... chọn lựa và đặt hàng riêng các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
“Ngoài những thách thức lớn về thời tiết, không gian quá rộng, thời gian và khách mời tham gia sự kiện... Một trong những khó khăn quan trọng nhất chính là công tác hậu cần, tổ chức cũng như kinh phí để thực hiện show diễn tại không gian lớn này.
Tuy nhiên, ê-kíp quyết định thực hiện một show diễn thời trang ngay không gian rừng núi để tạo nên một dấu ấn mạnh mẽ cho thời trang trong nước”, đại diện ban tổ chức chia sẻ. Show thời trang được đạo diễn Nguyễn Hiếu Tâm thực hiện.
Thông qua Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ II năm 2020, sự kiện mong muốn quảng bá với bạn bè trong nước và quốc tế về hoa văn, trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số, tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch và các giá trị di sản văn hóa các dân tộc trong cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển.
Thúy Ngọc
Sau quãng thời gian liên tục bị trì hoãn bởi đại dịch Covid-19, Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2020 đã chính thức quay trở lại, quy tụ gần 20 nhà thiết kế cùng các thương hiệu thời trang tham gia.
" alt=""/>Show thời trang về thổ cẩm được đầu tư hàng tỷ đồng"Xảy ra chuyện lớn như vậy mà cô còn đi sớm về khuya được. Phụ nữ là phải quán xuyến gia đình. Cô làm khổ con, khổ cháu tôi rồi", mẹ chồng Nguyệt nói.
Thấy vợ và mẹ căng thẳng, Nhật (Ngọc Tưởng) - chồng Nguyệt an ủi vợ: "Em cố gắng lên! Anh sẽ chia sẻ với em nhiều hơn về anh và các con".
Ở một diễn biến khác, vợ chồng Bình (Thanh Thức) ngày càng gặp nhiều khó khăn. Cả hai không chỉ thiếu thốn về kinh tế mà Kỳ (Mai Tâm Như) - vợ Bình còn bị nghi oan lấy cắp nhẫn kim cương của khách.
"Rõ ràng lúc sáng tôi để nhẫn kim cương trong hộp, bây giờ chỉ còn hộp không. Nếu cô không làm thì sợ gì không cho tôi khám túi", người khách mất nhẫn kim cương nói. Sau đó, người này tìm thấy chiếc nhẫn đã bị mất trong túi xách của Kỳ.
Cũng trong tập này, Tam (Linh Sơn) đã bắt đầu quen với công việc mới ở viện dưỡng lão và được mọi người ở đây quý mến.
Liệu vợ Bình có thực sự lấy cắp nhẫn của người khác? Diễn biến chi tiết tập 15 phim Chúng ta phải hạnh phúcsẽ lên sóng tối nay, 29/11, trên VTV1.
Nội dung trên được các đại biểu nêu tại phiên thảo luận ở hội trường về dự Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, trong khuôn khổ Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV diễn ra sáng nay (28/11).
Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) cho rằng, hiện nay, cơ quan báo chí hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận phục vụ nhiệm vụ chính trị, giáo dục, không vì mục tiêu kinh doanh nhưng vẫn phải chịu mức thuế thu nhập 20% như các doanh nghiệp thông thường.
Điều này gây áp lực tài chính lớn, đặc biệt khi nguồn thu từ quảng cáo ngày càng giảm do cạnh tranh với các nền tảng số. Trong khi đó, các tổ chức công ích được hưởng chính sách miễn, giảm thuế nhưng báo chí lại chưa được hưởng chính sách này, "dù có vai trò rất quan trọng trong xã hội".
Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh).
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ các nền tảng Google, Facebook... khiến nguồn thu từ quảng cáo ngày càng giảm, gây khó khăn trong việc duy trì hoạt động, "không có chính sách đặc thù làm suy yếu khả năng tài chính của các cơ quan báo chí".
Bên cạnh đó, Luật Thuế hiện tại chưa có quy định riêng cho cơ quan báo chí, dẫn đến việc áp dụng mức thuế suất như doanh nghiệp thông thường mà không xét đến vai trò đặc biệt của báo chí. Đại biểu đề xuất áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% hoặc có thể thấp hơn đối với phần thu nhập từ hoạt động ngoài nhiệm vụ chính trị như quảng cáo, tổ chức sự kiện.
Đồng thời miễn thuế thu nhập doanh nghiệp với các khoản tài trợ, viện trợ cho cơ quan báo chí để tạo nguồn lực hỗ trợ cho báo chí thực hiện các nhiệm vụ truyền thông chính trị. Cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho các cơ quan báo chí địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và khả năng tự chủ tài chính thấp hoặc là rất thấp.
Đại biểu cũng đề nghị có cơ chế kê khai thuế đơn giản hoặc ưu tiên với các cơ quan báo chí trong việc xác định thu nhập trước thuế và các ưu đãi. Đặc biệt cần tăng cường ứng dụng công nghệ trong kê khai thuế để giảm gánh nặng cho cơ quan báo chí trong giải quyết các thủ tục hành chính.
Ngoài ra, đại biểu tỉnh Trà Vinh cũng đề xuất thành lập quỹ hỗ trợ tài chính để tài trợ một phần cho cơ quan báo chí. Song hành với đó là việc xây dựng cơ chế thu thuế từ các nền tảng mạng xã hội như Google, Facebook để hỗ trợ các cơ quan báo chí trong nước.
Góp ý kiến vào đóng góp vào thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) đối với cơ quan báo chí, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (đoàn Phú Yên) khẳng định, báo chí là hoạt động chính trị - xã hội, có vai trò định hướng dư luận xã hội quan trọng. Tuy nhiên, việc tác nghiệp của báo chí hiện nay đang rất khó khăn. Đời sống, thu nhập của cán bộ, phóng viên giảm sút rất nhiều và hoạt động của các cơ quan báo chí đang đứng trước nhiều thách thức.
Ngoài ra, các cơ quan báo chí cũng đứng trước sức ép phải cạnh tranh thông tin trên mạng xã hội, từ các nguồn thông tin khác đòi hỏi chất lượng thông tin báo chí phải tốt hơn rất nhiều, đầu tư công sức nhiều hơn. Việc giảm thu nhập cũng ảnh hưởng lớn đến các cơ quan báo chí, tâm tư của nhiều phóng viên báo chí yêu nghề.
Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (đoàn Phú Yên).
Để đảm bảo cho các các cơ quan báo chí ổn định hoạt động, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật nghiên cứu giảm thuế hơn nữa cho các cơ quan báo chí. Theo đó, đại biểu đề nghị nên có chính sách hỗ trợ nhiều hơn nữa đối với các cơ quan báo chí, không chỉ giảm thuế xuống 10% với tất cả các loại hình báo chí mà còn có nghiên cứu thể giảm xuống 5%.
Điều này cũng góp phần ổn định tinh thần của các cơ quan báo chí, phóng viên, bởi khi giảm thuế thì chất lượng báo chí sẽ tốt hơn và công chúng đều hưởng lợi trong việc được cung cấp thông tin, tiếp cận giá trị văn hóa chất lượng cao, đấu tranh với các thông tin xấu độc, góp phần định hướng giá trị thông tin xứng tầm với vị thế của đất nước.
Hà Cường" alt=""/>ĐBQH đề xuất áp dụng mức thuế suất ưu đãi cho các cơ quan báo chí