Điểm nổi bật nhất của chiếc máy chính là camera có khả năng lấy nét bằng tia laser. Thông thường, các smartphone lấy nét dựa trên độ tương phản, nghĩa là trong một khung hình nếu đối tượng nào có màu sắc hay ánh sáng nổi bật nhất thì dễ lấy nét vào đó nhất; ngược lại, chủ thể bị tối hay toàn bộ khung cảnh ở trong môi trường sáng yếu thì máy ảnh sẽ khó lấy nét hơn. Việc lấy nét bằng tia laser dựa trên nguyên tắc máy ảnh sẽ phóng một tia laser đến chủ thể cần lấy nét, tia laser sẽ phản hồi lại để camera đo nét. Cách lấy nét bằng laser hiệu quả hơn việc lấy nét dựa trên độ tương phản vì nó không phụ thuộc nhiều vào điều kiện ánh sáng chung quanh.
![]() |
Thử nghiệm cho thấy Asus Zenfone 2 Laser lấy nét nhanh, liên tục trong môi trường ánh sáng trong phòng, và tất nhiên ở môi trường ngoài trời thì máy lấy nét tốt hơn do ánh sáng nhiều và tự nhiên hơn. Khả năng lấy nét liên tục của máy khá nhanh, tương đương vài mẫu máy cao cấp; máy cũng cho chất lượng ảnh khi chụp lia máy tốt hơn vài mẫu ở cùng phân khúc, nhưng không tốt bằng máy ảnh trên các smartphone cao cấp hơn, ảnh hơi nhòe so với ảnh chụp từ smartphone cao cấp trong cùng điều kiện chụp.
![]() |
Mãi cho đến năm ngoái, sau rất nhiều vòng thương thảo, Apple mới đưa được iPhone vào hệ thống phân phối của China Mobile - nhà mạng lớn nhất Trung Quốc. Tuy nhiên có vẻ như kỳ trăng mật của Apple với Trung Quốc ngắn ngủi hơn kỳ vọng rất nhiều. Trong quý gần nhất, Apple ghi nhận lần đầu tiên doanh số iPhone tại Trung Quốc giảm so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu tại Đại lục, HongKong, Macau đã giảm 26% xuống còn 12,49 tỷ USD.
![]() |
Apple thua trên sân Trung Quốc vì không cạnh tranh nổi về giá |
Theo số liệu từ Counterpoint Research, iPhone hiện chiếm 10.8% thị phần thị trường smartphone Trung Quốc, giảm so với mức 12% cách đây một năm. Hãng tin Bloomberg thì nhấn mạnh rằng mức giảm này đã khiến cho Apple tụt xuống vị trí số 5 trên thị trường Trung Quốc, "mất chỗ ngay ở thị trường nước ngoài lớn nhất của hãng".
Chịu trách nhiệm trong sự tụt dốc này của Apple, không ai khác, chính là các thương hiệu nội địa. 53% smartphone tiêu thụ tại Trung Quốc trong quý gần nhất do các công ty Trung Quốc sản xuất như Xiaomi, Huawei, Vivo và Oppo. Thế mạnh của họ là nhân công rẻ, thiết kế sao chép nên giá bán chỉ bằng một phần nhỏ so với iPhone, trong khi cấu hình đạt được từ 50-70% so với con dế biểu tượng của Apple.
Nhận thấy xu hướng này khó lòng đảo ngược, Apple bắt đầu chuyển hướng chú ý sang Ấn Độ - thị trường được dự đoán sẽ sớm lớn thứ hai thế giới về quy mô tiêu thụ smartphone. Năm ngoái, doanh số iPhone ở Ấn Độ tăng tới 53% so với năm 2014. Vấn đề duy nhất của thị trường Ấn Độ là thu nhập bình quân đầu người thấp, chỉ khoảng 1500 USD/người/năm. Không thể trang trải nổi những con dế cao cấp, người dùng Ấn Độ buộc phải trung thành với các model bình dân. 70% điện thoại mới được người Ấn Độ mua trong năm ngoái có giá từ 150 USD trở xuống.
Nên biết rằng model iPhone bán chạy nhất ở Ấn Độ lại chính là iPhone 5s, hiện đang được bán với giá 300 USD. Trong một nỗ lực nhằm hạ thấp giá thành iPhone tại thị trường này, Apple đang xin phép Chính phủ Ấn Độ cho phép kinh doanh iPhone cũ tại đây. Tuy vậy, Chính phủ Ấn vẫn nhất mực từ chối đề nghị này từ phía Táo khuyết.
T.C
" alt=""/>Apple săn đón người Ấn Độ mua iPhone