- Trường CĐ Kỹ thuật Cao thắng và Trường CĐ Kinh tế Đối ngoại công bố điểm chuẩn 2018 theo kết quả thi THPT quốc gia.
- Trường CĐ Kỹ thuật Cao thắng và Trường CĐ Kinh tế Đối ngoại công bố điểm chuẩn 2018 theo kết quả thi THPT quốc gia.
Bình luận trên VietNamNet, nhiều độc giả đồng cảm khi hiện nay, nhiều trường đưa ra các khoản thu đầu năm “vô lý, khó hiểu” khiến phụ huynh choáng ngợp.
“Nếu thu các khoản học phí, bảo hiểm y tế, đồng phục… tôi không có ý kiến gì, nhưng yêu cầu nộp 500.000 đồng/học sinh để mua TV, tôi cảm không thấy thuyết phục. Tại sao phải mua TV khi giáo viên chủ yếu giảng dạy bằng máy chiếu?”.
Độc giả Trần Hữu Vĩ cũng cảm thấy “không xuôi” với nhiều khoản cần phải nộp, chẳng hạn như “phí quản lý cuối ngày”.
“Về danh nghĩa, đây là cách giúp những phụ huynh bận rộn không thể đón con tan có người coi trông hộ. Nhưng cũng có nơi, đây lại là cách ép phụ huynh nộp tiền trông trẻ rất khiên cưỡng. Thậm chí, một số giáo viên còn dùng cách này để phụ đạo, dạy các dạng đề kiểm tra mà những em không tham gia “quản lý cuối ngày” không biết”.
Cùng chung bức xúc, một độc giả khác bình luận: “Đầu năm học mới, chưa gặp mặt cô giáo đã bị “vận động hành lang” sơn sửa lớp, năm ngoái lại chuyện gắn máy lạnh. Bên cạnh đó, tiền làm giấy khen, quà khen thưởng, huy hiệu… phụ huynh cũng đều bị thu”.
Độc giả Nguyễn Hoài Nam cho rằng mỗi dịp đầu năm hay cuối năm học, các khoản phí phải nộp luôn là câu chuyện khiến phụ huynh đau đầu. Từ chuyện góp tiền mua máy lọc nước (trong khi đã đóng tiền mua nước uống tinh khiết) đến những đóng góp mua sắm cơ sở vật chất, văn phòng phẩm… lên tới vài trăm nghìn đồng.
“Vấn đề không phải ít hay nhiều tiền, nhưng cần minh bạch và công khai. Phụ huynh cho con đi học đã phải đóng rất nhiều loại tiền, nếu tiếp tục kêu gọi nộp những khoản vô lý, chuyện bức xúc cũng là đương nhiên”.
Nhưng dù bức xúc, nhiều người vẫn thừa nhận có những khoản mang tính vận động, ủng hộ trên tinh thần nhất trí, tự nguyện nên “chẳng ai dám từ chối”.
“Tôi có con học ở Quận 12, nhà trường cũng lập ra hội phụ huynh chuyên đứng lên thu tiền. Nhưng sau đó, họ đưa ra đủ các thể loại phí cần đóng góp. Nếu không đóng, tôi sợ con ngại với bạn bè hoặc ngại bị thông báo lên các hội nhóm cho mọi người cùng biết. Lo giáo viên không quan tâm đến bé, cuối cùng tôi vẫn phải bấm bụng đóng tiền”, một phụ huynh bình luận trên VietNamNet.
Thậm chí, một độc giả còn cho rằng “hội phụ huynh giờ đây chẳng khác nào hội… phụ thu”.
“Có riêng chuyện điều hòa, năm nào cũng thu, năm nào cũng lắp mới. Mỗi năm, hội phụ huynh còn thu 500.000 đồng/em vào quỹ với mục đích dùng trong các hoạt động của trường, lớp, tặng quà thầy cô, nhưng thực tế chi tiêu gì không ai rõ”. Dù cảm thấy không hài lòng, nhưng phụ huynh này vẫn cắn răng đóng đủ vì không muốn con bị coi là cá biệt.
Nên bỏ hội phụ huynh?
Độc giả Nguyễn Cường đề xuất các trường nên “giải tán” hội phụ huynh để tránh trở thành “cánh tay nối dài thu” của nhà trường.
“Hội phụ huynh xuất hiện ít hỗ trợ trong các vấn đề trường lớp, chủ yếu chỉ để thu tiền kêu gọi ủng hộ, quỹ trường, quỹ lớp. Có những trường năm nào vào đầu các khóa như lớp 1, lớp 6 cũng đều kêu gọi lắp điều hòa, máy chiếu, TV... Nhưng như nhà tôi điều hòa dùng 10 năm nay vẫn chưa thấy hỏng”.
Nhiều độc giả cũng đồng tình rằng các khoản tự nguyện đóng góp đang “đè nặng” lên phụ huynh liên tục trong nhiều năm. Một số người bày tỏ sự khó hiểu vì sao những tài sản công liên tục hư hỏng mỗi năm, buộc phải mua mới.
“Việc hư hỏng đồng loạt là chuyện khó xảy ra. Thay vì thu tiền mua mới, nhà trường nên thu tiền bảo dưỡng, định kỳ 5 năm/lần. Phụ huynh chỉ cần đóng các khoản cơ bản như học phí, tiền đồng phục, sách vở, phù hiệu, bảo hiểm bắt buộc... Các khoản khác phụ huynh có thể đóng theo khả năng của mình.
Ví dụ tôi tự nguyện đóng 100.000 đồng cho tất cả các khoản còn lại, nhà trường tự phân chia cho phù hợp. Nếu thấy khoản nào gấp, trường sẽ ưu tiên chi trước, khoản nào không quan trọng chờ ngân sách hoặc đợi năm sau.
Đây là vấn nạn chung của cả nước vào đầu năm học nên cần phải có biện pháp quyết liệt để tránh lạm thu. Là cán bộ viên chức, tôi còn chóng mặt chạy theo các khoản thu, nói gì đến các bác nông dân”, độc giả Long Đại bình luận.
Một độc giả khác cho rằng phụ huynh cần mạnh dạn từ chối những khoản tự nguyện nếu thấy vô lý. “Hoàn cảnh mỗi gia đình đều khác nhau nên việc đóng góp cần dựa trên điều kiện kinh tế. Nếu tổng thu không đủ, nhà trường có thể huy động từ các nguồn xã hội hóa, không nhất thiết phải phụ thuộc vào sự đóng góp của phụ huynh”, độc giả đề xuất.
Người Việt cảm ơn và trân quý HLV Park Hang Seongay cả khi Những chiến binh sao vàng không thắng Thái Lan giành AFF Cup 2022. Bởi lẽ, những điều chiến lược gia người Hàn Quốc mang lại cho bóng đá Việt Nam không chỉ là các danh hiệu.
Giá trị của lương duyên 5 năm rực rỡ (từ tháng 10/2017) ông mang lại còn lớn hơn thế. Là cách vị thuyền trưởng truyền lửa, dạy các cầu thủ Việt Nam ngẩng cao đầu, bản lĩnh trên sân cỏ và luôn chiến đấu đến cùng không từ bỏ.
Là ông mang đến thêm niềm tin, tình yêu bóng đá nơi người hâm mộ, thắp lên ngọn lửa nhiệt tình, là cầu nối cho mối quan hệ 2 đất nước Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng tốt đẹp, gắn bó hơn.
Cũng bởi có ông dẫn dắt ĐTQG Việt Nam mà người hâm mộ bóng đá Hàn Quốc dõi theo bước chân của đội, cổ vũ thầy và trò giành chiến thắng ở các giải đấu, từ khu vực Đông Nam Á (SEA Games, AFF Cup) đến châu lục (U23 châu Á, Asian Cup, vòng loại World Cup,…).
Nhờ có ông, bóng đá Việt Nam tạo được tiếng vang, vượt ngoài khu vực Đông Nam Á. Trong 5 năm cầm quân, có thể nói HLV Park Hang Seo đã cùng các lứa cầu thủ từ U23 Việt Nam đến tuyển Việt Nam ‘càn quét’ các mặt trận, gây ấn tượng không ai bằng.
Bắt đầu là U23 châu Á ở Thường Châu rực lửa, mà chỉ nhắc lại thôi người Việt Nam vẫn còn đầy cảm xúc. Đó là giải đấu ra mắt của thầy Park, nhưng đã gây một tiếng vang lớn, khi chúng ta lần lượt vượt qua nhiều đối thủ mạnh để chơi trận chung kết để đời giữa Thường Châu tuyết trắng. Tuy không bước lên ngôi vị cao nhất nhưng các tuyển thủ Việt Nam, ông Park đã là những người chiến thắng, những người hùng trong lòng người hâm mộ nước nhà.
Tiếp theo đó là những ngọt ngào từ Asiad 2018 với việc Olympic Việt Nam lọt vào vòng 4 đội mạnh nhất, rồi vinh quang AFF Cup 2018, ấn tượng cho một tuyển Việt Nam vào đến tứ kết Asian Cup 2019,…
‘Phép thuật’ của HLV Park Hang Seo còn phát huy mạnh mẽ với U23 Việt Nam khi thỏa giấc mơ giành Vàng sau 60 năm chờ đợi (tại SEA Games 30), rồi tiếp đà thành công ở kỳ đại hội sau đó (SEA Games 31).
Ông cũng đưa tuyển Việt Nam đi vào lịch sử khi lần đầu tiên lọt vào đến vòng loại cuối World Cup 2022 khu vực châu Á và là đội đầu tiên ở Đông Nam Á có được chiến thắng ở vòng đấu này.
HLV Park Hang Seo, ông là khác biệt, là dấu son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Trước ông chưa ai làm được và sau này cũng sẽ là thách thức lớn cho người kế nhiệm vượt qua.
Cảm ơn ông, HLV Park Hang Seo, vì tình cảm ông dành cho bóng đá Việt Nam cũng như những gì ông mang lại. Cũng thật vui khi ông thổ lộ, Việt Nam như quê hương thứ hai của mình, cho ông được sinh ra lần nữa, nhận được thật nhiều tình cảm nồng ấm từ người hâm mộ.
Hôm nay, bóng đá Việt Nam và ông chia tay, là khép lại một hành trình để mở ra một trang mới mà ông tin rằng đó là lựa chọn tốt nhất cho cả đôi bên. Chúc ông với kế hoạch tiếp theo là gì thì cũng có được niềm vui, hạnh phúc như trong 5 năm ngồi ‘ghế nóng’ ĐTQG Việt Nam!
Video highlights Thái Lan 1-0 Việt Nam (nguồn: FPT Play)