Lâu lắm rồi hôm nay đi chợ mình lại mua được món tôm đồng. Tôm đồng tuy nhỏ nhưng rang lên rất ngon và vỏ tôm thì mềm hơn tôm biển hay tôm nước lợ nên có thể rang ăn cả vỏ, giòn mà lại chứa nhiều canxi. Vì thế thấy chợ bán là mình chọn mua ngay 3 lạng về rang.
Ngoài ra hôm trước mình có người bạn về Phú Thọ chơi, mình nhờ mua được mấy hộp thịt chua. Là đặc sản của vùng, món này ăn kèm với lá mơ, sung, lộc vừng... chấm tương ớt, rất ngon và hấp dẫn.
“Đăng ký” thêm cho thực đơn, mình mua thêm một ít kim chi về ăn kèm rất đưa cơm. Riêng món canh, mình mua một ít xương ống về hầm lấy nước để nấu cùng cải cúc sẽ rất ngọt . Và để ăn tráng miệng, hôm nay mình sẽ mua caramen để đãi cả nhà.
TÔM ĐỒNG RANG
- Tôm cắt bỏ 1/3 đầu, rửa sạch. Hành lá cắt nhỏ, hành khô bóc vỏ đập dập. Đem ướp tôm với một chút nước mắm, hạt tiêu và một chút xíu rượu nấu ăn, để khoẳng 10phút cho ngấm gia vị.
- Cho hành khô lên chảo phi thơm cùng một ít dầu ăn. Cho tôm vào đảo cùng trên lửa to để tôm được đẹp màu. Sau đó tiếp tục nêm gia vị cho vừa ăn. Nếu bạn thích hoặc tuỳ khẩu vị có thể cho thêm một chút đường cho đậm đà. Khi tôm chín đỏ thì cho hành lá vào đảo cùng rồi cho món ra đĩa và thưởng thức khi món còn nóng.
THỊT CHUA
- Lá mơ rửa sạch, có thể ngâm với nước muối khoảng 20-30phút để đảm bảo vệ sinh. Vẩy sạch nước ở lá rồi xếp lên đĩa, cho thịt chua lên trên sẽ khiến món ăn nhìn hấp dẫn hơn. Thêm chút tương ớt ra đĩa. Khi ăn sẽ dùng lá mơ gói thịt lại và chấm tương ớt để thưởng thức món ăn đặc biệt này.
CANH XƯƠNG CẢI CÚC
- Xương ống rửa sạch, dung dao chặt vỡ xương rồi cho vào đun sôi. Sau đó đổ bỏ nước đầu tiên, thêm nước mới và đun om càng lâu càng tốt. Chừng khoẳng 1 tiếng có thể đổ lọc lấy nước để nấu canh.
- Rau cải cúc cắt bỏ rễ, rửa sạch. Đun sôi nước xương, nêm gia vị vừa miệng vì cho rau cải cúc vào. Vì rau khá nhanh chín nên nước sôi lại khoảng 1 phút thì cho canh ra bát.
KIM CHI
CARAMEN
GIÁ TIỀN MỖI MÓN ĂN TÔM ĐỒNG RANG - Tôm: 3 lạng - Hành lá 39.000 đồng 1.000 đồng THỊT CHUA - 1/2 lọ thịt chua - Lá mơ 18.000 đồng 2.000 đồng CANH CẢI CÚC - 2 mớ cải cúc - Xương ống 5.000 đồng 10.000 đồng KIM CHI - 1 đĩa nhỏ 15.000 đồng CARAMEN - 3 hộp 15.000 đồng Tổng: 105.000 đồng, 3 người ăn |
Bữa cơm hôm nay được cả nhà hưởng ứng rất nhiệt tình khiến mình rất vui. Món thịt chua lạ miệng ăn kèm tương ớt rất thú vị.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với thực đơn hàng ngày!
(Theo Khám phá)
" alt=""/>Bữa cơm 105.000 đồng: Món nào cũng hấp dẫnCa sĩ Việt Quang mất ở tuổi 44. Ảnh: FBNV. |
Theo chị gái Việt Quang, sau khi nam ca sĩ mất, nhiều đồng nghiệp, khán giả từ xa gọi điện đến chia sẻ động viên với gia đình.
"Gia đình cảm kích trước tình cảm của mọi người. Quang ra đi nhưng vẫn được nhiều người thương quý, đó là phước phần của em", chị tâm sự.
Trước khi mất, Việt Quang thu âm một vài bài hát và ấp ủ ra mắt một ca khúc mới. Tuy nhiên, tâm nguyện của nam ca sĩ dang dở khi anh đột ngột mất vào rạng sáng 12/8.
Đến sáng 13/8, Nguyên Vũ cho biết bài hát cuối cùng mà Việt Quang muốn gửi tặng khán giả là Họa tâm. Thực hiện tâm nguyện của đồng nghiệp, Nguyên Vũ và ê-kíp đã tiến hành thực hiện MV.
"Họa tâmlà bài hát cuối cùng mà Việt Quang đã thu âm nhưng chưa kịp quay MV để ra mắt khán giả thì em ấy bệnh nặng rồi mất đi. Tôi làm MV này để tưởng nhớ một gương mặt, một giọng ca hay đã từng được mọi người yêu mến. Đây cũng là món quà chia tay mà Việt Quang mong được gửi đến khán giả của mình, để an lòng và ra đi mãi mãi", Nguyên Vũ nói.
Trong MV, những hình ảnh của Việt Quang khi đi diễn ở các sân khấu, vui bên bạn bè... được tái hiện lại khiến người nghe xúc động. Bài hát kết lại với những ca từ nhẹ nhàng, thổn thức: "Nếu mai không trở về/ Mặc mùa đông, ngày dần lặng lẽ/ Trôi đi, âm thầm".
Việt Quang trút hơi thở cuối cùng vào rạng sáng 12/8 tại nhà riêng. Ba tháng qua, nam ca sĩ chiến đấu với bệnh viêm phổi nặng.
Những ngày cuối đời, chị gái Việt Quang cho biết anh thường xuyên bị đau đầu, ói nhiều, không uống thuốc, ăn uống khó khăn. Tuy vậy, anh vẫn giữ tinh thần lạc quan, không than thở với người thân, bạn bè.
Sự ra đi của nam ca sĩ khiến đồng nghiệp, khán giả thương tiếc. Việt Quang là ca sĩ có chất giọng nam cao, ngoại hình điển trai và là chủ nhân của nhiều bài hit như Về đây, Tình phiêu lãng, Tình ơi, Cafe buồn, Thời sinh viên. Những ca khúc của anh gắn liền với tuổi thanh xuân của những khán giả thuộc thế hệ 8X, 9X.
(Theo Zing)
Ca sĩ Việt Quang đã trút hơi thở cuối cùng vào rạng sáng 12/8 tại nhà riêng sau thời gian chống chọi với bệnh viêm phổi.
" alt=""/>Tâm nguyện cuối đời của ca sĩ Việt QuangĐây là một trong những vùng đất hẻo lánh nhất trên trái đất nhưng sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và nguồn dược liệu quý, đặc biệt là đông trùng hạ thảo.
Tây Tạng có nhiều dãy núi tuyết vĩnh cửu, khí hậu khắc nghiệt, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là rất lớn. Thời gian đầu, cô gái Việt gặp không ít khó khăn khi đến một vùng đất mới.
Kiều Phùng kể, vì nằm ở độ cao hàng nghìn mét so với mặt nước biển nên không khí ở Tây Tạng khá loãng, càng lên cao sẽ càng cảm thấy khó thở, chóng mặt. Khi mới tới đây, đôi lúc cô cũng gặp hiện tượng này.
Để thuận tiện cho sinh hoạt và lựa chọn sinh sống lâu dài, Kiều Phùng đã thuê nhà ở nơi có độ cao khoảng 4.000m.
"Những người dân bản địa có thể sinh sống ở độ cao khoảng 5.000-6.000m vì họ đã quen với khí hậu nơi đây. Tôi chỉ dám chọn thuê nhà ở Na Khúc và Lhasa - thủ phủ của Tây Tạng", cô gái Phú Thọ kể.
Vì lạnh giá, cheo leo nên dân cư ở Tây Tạng thưa thớt, cuộc sống bình lặng khác hẳn vẻ nhộn nhịp của những thành phố hiện đại.
Mùa hè ở Tây Tạng rất ngắn chỉ khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 và gần như không có mùa thu. Mùa đông kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, băng tuyết bao phủ khắp nơi. Mùa xuân ngắn ngủi chỉ vào khoảng tháng 5.
Kiều Phùng cho hay, càng lên cao nhiệt độ càng lạnh. Ở khu vực cô sinh sống, mùa đông thường duy trì nền nhiệt khoảng -10 đến -20 độ C. Những vùng cao hơn, nhiệt độ có thể hạ xuống dưới -30 độ C.
Những khu vực thành phố mới, khu chung cư mới thường được trang bị hệ thống sưởi. Vì vậy, mùa đông với những người sống ở khu vực này không quá khắc nghiệt.
"Những người từ nơi khác đến hay những người có điều kiện kinh tế hơn sẽ vẫn sinh hoạt, tắm giặt bình thường nhờ hệ thống sưởi, nước nóng hiện đại", Kiều Phùng kể.
Tuy nhiên, ở những vùng dân cư cũ, vùng có độ cao lớn tập trung nhiều người bản địa, các gia đình vẫn phải sử dụng nhiều cách thức truyền thống để giữ ấm, phổ biến nhất là bếp sưởi dùng nguyên liệu phân bò.
Kiều Phùng kể, các gia đình người Tây Tạng thường nuôi nhiều bò Yak trong nhà. Đây là giống bò lông dài, sống thích nghi ở độ cao hơn 3.000m so với mực nước biển, chịu được cái lạnh dưới âm độ của vùng cao nguyên Himalaya đặc biệt này.
Người Tạng dùng mọi thứ từ bò Yak: Sữa, thịt để làm thực phẩm, lông để làm áo, thảm trùm bên ngoài các ngôi nhà để giữ ấm, phân bò dùng làm nguyên liệu đốt sưởi cho mùa đông, trát tường giữ ấm.
Vì lạnh giá và nguồn nước không ổn định nên đa số người Tạng rất ít tắm, vài ba tháng họ mới tắm một lần. Có người sẽ tìm đến các suối nước nóng công cộng để ngâm mình cả ngày trong những hôm bớt lạnh. Có gia đình lấy băng từ các hồ nước về để đun lên dùng cho sinh hoạt.
Những gia đình ở trong núi sâu do điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn nên họ thường lựa chọn những cách sinh hoạt "ít nước nhất có thể" như tích trữ đồ ăn, ở hẳn trong nhà, không đi ra ngoài tiếp xúc với ai…
Mùa đông, một bộ phận người dân sùng đạo sẽ lựa chọn tránh rét bằng cách chuyển vào các tu viện để tu hành, những người có điều kiện kinh tế sẽ di chuyển các thành phố ấm áp gần Tây Tạng như Lhasa, Thành Đô…
Vào những ngày nhiệt độ -10 đến -20 độ C, Kiều Phùng thường hạn chế ra ngoài bởi nếu không che chắn kỹ cô rất dễ bị bỏng lạnh, tay chân buốt cứng...
Cũng theo cô gái Việt, người dân Tây Tạng chủ yếu sống bằng nghề chăn nuôi gia súc và săn tìm dược liệu.
Chi phí sinh hoạt ở đây khá đắt đỏ vì nhiều loại thực phẩm, rau củ phải nhập từ khu vực khác đến. Đường sá đi lại vất vả, chi phí xăng xe không hề rẻ.
"Chi phí trung bình một tháng sinh sống ở Tây Tạng của tôi hết từ 50 đến 70 triệu đồng/tháng. Tiền nhà hơn 10 triệu đồng, còn lại chủ yếu là xăng xe", cô gái này kể.
Theo Dân trí