













Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 18-23/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Lễ khai mạc sẽ được tổ chức tối 18/11 trên sân khấu nổi và được tường thuật trực tiếp trên sóng VTV.
Sự kiện nhằm tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp phát triển nhanh và bền vững đất nước; Tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam" 2022 sẽ có sự tham gia của khoảng 200 đồng bào, trong đó hơn 100 đồng bào các dân tộc là đại diện các gia đình, người có uy tín, các chức sắc tôn giáo, trí thức, con em của 15 dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng và 90 đồng bào là các cộng đồng tham gia hoạt động sự kiện thuộc dân tộc Chăm Islam (tỉnh An Giang); dân tộc Ê Đê (tỉnh Đắk Lắk); dân tộc Gia Rai tỉnh Gia Lai…
Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" sẽ có những hoạt động chính: Tổ chức Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc; giải vô địch anh tài vật dân tộc quốc gia; tái hiện lại những lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc; hội nghị gặp mặt nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc...
Chia sẻ về liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, Vụ trưởng Vụ Văn hóa Dân tộc Nguyễn Thị Hải Nhung cho biết, hoạt động thu hút sự tham gia của đồng bào 22 dân tộc với gần 500 nghệ nhân, diễn viên quần chúng. Để đảm bảo tính chân thực của các trang phục, Bộ VH-TT-DL đã phối hợp với các địa phương để lựa chọn các trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc ở 17 tỉnh, thành phố. Các nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số sẽ trực tiếp trình diễn, mỗi địa phương sẽ có từ 30-40 nghệ nhân, diễn viên quần chúng tham gia.
Trong khuôn khổ Tuần đại đoàn kết sẽ diễn ra giải vô địch Anh tài Vật dân tộc quốc gia năm 2022 nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Bên cạnh đó là các hoạt động giới thiệu phong tục tập quán cộng đồng các dân tộc Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ với nhiều lễ hội, di sản văn hóa truyền thống với các điểm nhấn văn hóa là sắc màu văn hóa của cộng đồng các dân tộc, thể hiện sự hội tụ, sức mạnh khối đại đoàn kết, kết tinh trong giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam.
">Nguyên liệu:
- Thiên lý: 150 g
- Giò sống: 150 g
- Hành khô: 2 củ- Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, bột canh, mì chính.
Cách làm:
Bước 1: Thiên lý rửa sạch để ráo.
Bước 2: Phi thơm hành khô với dầu ăn.
Bước 3: Sau đó tra phần nước đủ ăn vào đun sôi. Khi nồi nước sôi viên từng viên giò sống thả vào đun nhỏ lửa.
Bước 4: Nêm 1 thìa bột canh, đun tiếp cho tới khi giò sống chín nổi lên.
Bước 5: Cuối cùng, cho hoa thiên lý vào, đun sôi trở lại rồi tắt bếp, cho canh thiên lý ra bát tô.
Mùa hè ăn canh thiên lý rất mát và bổ dưỡng. Bạn hãy thử làm nhé.
Chúc bạn và gia đình có bữa cơm ngon miệng với canh thiên lý nấu giò sống!
(Theo Eva)Nguyên liệu:
- 1/2 con gà
- 2 quả dưa chuột
- 1 củ hành tây
- 1 củ cà rốt
- Rau răm, mùi 1 quả ớt
- 1 quả chanh
- Gia vị: đường, bột canh, mì chính, mắm.
Cách làm:
Bước 1: Gà sau khi làm sạch cho vào nồi luộc chín và vớt ra để ráo. (Khi luộc cho thêm 1 thìa súp).
Bước 2: Xé thịt gà, phần da gà lấy dao thái miếng sợi vừa ăn. Ướp thịt gà với: chút bột canh, đường, mì chính, nước cốt của 1/2 quả chanh còn lại.
Bước 3: Đeo găng tay bóp kĩ gia vị cho thật ngấm.
Bước 4: Hành tây bóc vỏ xắt lát theo chiều ngang.
Bước 5: Ngâm hành tây đã thái vào nước lạnh có cho vài cục đá, để vài phút rồi rửa qua, để ráo nước. Việc làm này sẽ giúp cho hành tây giòn và bớt hăng hơn đấy!
Bước 6: Sau đó bỏ hành tây vào một tô lớn và cho 5 muỗng đường vào ướp và vắt nước 1/2 quả chanh. Làm như vậy hành tây sẽ không bị hăng và vẫn giòn, nếu nhiều nước cốt chanh quá hành sẽ bị mềm và nhũn. Trộn đều, để khoảng 15- 20 phút rồi đổ hành ra rổ, trút bỏ hết phần nước tiết ra từ hành tây.
Bước 7: Rau răm, mùi thái nhỏ.
Bước 8: Rửa sạch cà rốt, dưa chuột. Cà rốt bào sợi, dưa chuột thái mỏng.
Bước 9: Sau cùng, trộn đều tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị với nước cốt của 1/2 quả chanh còn lại cùng 1 thìa nước mắm và 1/2 thìa đường nữa là xong.
Bước 10: Thêm rau răm, mùi và trộn đều. Cho nộm gà ra đĩa và thưởng thức.
Những khi nhà có làm món này, cả nhà chắc sẽ rất thích.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với nộm gà nhé!
(Theo Eva)