Mặc dù TMĐT thích ứng tốt với giai đoạn đại dịch, song số liệu của Nielsen cho thấy mảng tiêu dùng (FMCG) nói chung của Việt Nam vẫn mới chỉ đang trong giai đoạn hồi phục, trong khi một số nước khác đã tăng trưởng trở lại.
Theo đó, ngành tiêu dùng của Việt Nam, Thái Lan, Hồng Kông, Myanmar dù đã gượng dậy khả quan, nhưng vẫn chưa thể quay lại giai đoạn trước dịch. Giá trị tăng trưởng ngành FMCG của cả 4 quốc gia trong năm 2021 đều âm khi so với 2020 và 2019. Cụ thể, giá trị tăng trưởng ngành tiêu dùng Việt Nam vẫn âm 6% so với năm 2019, và âm 4,8% so với năm 2020.
Trong khu vực, một số quốc gia như Singapore, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Indonesia, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc đều có giá trị tăng trưởng năm 2021 cao hơn so với hai năm trước đó.
Theo nhận định của chuyên gia từ NielsenIQ, nền kinh tế Việt Nam cần khoảng thời gian 9-12 tháng để hồi phục về lại thời gian trước dịch, tức năm 2019. Tuy vậy, nhìn vào GDP tăng trưởng khả quan trong quý 1/2022 và quý 4/2021, có thể dự báo thời gian hồi phục sẽ rút ngắn hơn dự kiến.
Ngoài ra, tình hình lạm phát đang được kiểm soát tốt, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống đáng kể, công việc kinh doanh dần phục hồi, chỉ số lạc quan của người dùng vào quý 4/2021 cũng đang tăng. Do đó, một bức tranh lạc quan cho ngành kinh tế nói chung và ngành tiêu dùng nói riêng sẽ diễn ra sớm hơn dự báo.
Chuyển đổi số và kinh doanh online là chìa khoá cho doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi và mức tăng trưởng thương mại điện tử được dự báo lạc quan. Tuy vậy, chuyên gia cho rằng một số khó khăn vẫn sẽ diễn ra, doanh nghiệp cần tích cực chuyển đổi số và đưa các mảng kinh doanh lên online để theo kịp đà phát triển.
Bà Phạm Thị Quỳnh Trang, Giám đốc thương mại Lazada Việt Nam, đánh giá TMĐT Việt Nam và khu vực đã có quá trình phát triển lâu dài, không chỉ là xu thế nhất thời trong giai đoạn đại dịch. Do đó, ngành này sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Giai đoạn dịch bệnh 2021, thống kê cho thấy toàn khu vực Đông Nam Á có 40 triệu người dùng kỹ thuật số mới. Trong những người tham gia khảo sát, 80% người có ít nhất một giao dịch trên nền tảng số. Riêng tại Việt Nam, thống kê của Lazada cho thấy 85% người chi tiêu nhiều hơn cho mua sắm trực tuyến, và họ cũng sẵn sàng trả nhiều hơn sau đại dịch.
Sau giai đoạn trên, đà tăng trưởng của TMĐT tiếp tục được duy trì. Cụ thể, trong mùa bán hàng Tết vừa qua, tổng số lượng người mua, số đơn hàng và số người bán trên Lazada tăng gấp đôi so với tết năm trước. Trong chương trình khuyến mãi hồi tháng 3, doanh số kênh bán chính hãng (LazMall) tăng 18 lần so với ngày thường. Từ những con số này, bà Trang cho rằng tiềm năng TMĐT Việt Nam vẫn lớn, còn nhiều dư địa phát triển.
Khảo sát gần đây nhất cho thấy có đến 95% người từng giao dịch trên nền tảng số sẽ tiếp tục mua sắm sau lần trải nghiệm đầu tiên.
![]() |
Bà Phạm Thị Quỳnh Trang, Giám đốc thương mại Lazada Việt Nam. (Ảnh: Hải Đăng) |
Dù có nhiều tiềm năng nhưng phía Lazada thừa nhận vẫn còn những khó khăn trước mắt mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mua bán trực tuyến phải đối mặt. Song bà Trang cho rằng những thử thách này là tất yếu, bắt buộc doanh nghiệp phải thích nghi. Doanh nghiệp phải đầu tư vào chuyển đổi số để tạo nền tảng, đồng thời lập chiến lược kinh doanh phù hợp với những thay đổi của ngành.
Khi đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp, bà Trang nhấn mạnh 4 yếu tố: Tận dụng lợi thế thời cuộc đang tăng của TMĐT, trang bị tư duy kinh doanh chuyển đổi số, kết nối và học hỏi từ cộng đồng kinh doanh, đón đầu xu hướng bán hàng.
Hải Đăng
Các doanh nghiệp đề xuất những giải pháp nhằm tiết giảm chi phí vận chuyển vốn đang khá cao tại Việt Nam.
" alt=""/>Doanh nghiệp cần làm gì để đón sóng tăng trưởng của thương mại điện tử?Theo Sở TT&TT Đà Nẵng, trong mấy ngày sát thời điểm tắt sóng truyền hình analog, số lượng cuộc gọi của người dân các tỉnh, thành gọi về số 0511 1022 để hỏi thông tin tăng lên khá nhiều so với trước đây. Sở TT&TT Đà Nẵng đã chủ động tăng số lượng bàn tiếp nhận và đáp ứng nhu cầu giải đáp thông tin cho người dân.
Theo số liệu thống kê của Sở TT&TT Đà Nẵng, các cuộc gọi đến từ khắp các tỉnh thành Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Long An, Bến Tre, Hậu Giang, Đồng Nai, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Giang… trong đó có cả những cuộc gọi đến từ các tỉnh chưa triển khai số hóa truyền hình như Lào Cai, Tuyên Quang. Trong đó, số lượng các cuộc gọi từ Hà Nội chiếm khá lớn. Trong ngày ngắt sóng truyền hình analog, cuộc gọi sớm nhất hỏi về số hóa truyền hình là vào lúc 7h34 và cuộc gọi muộn nhất là vào lúc 22h02.
Thông tin người dân hỏi liên quan đến nhiều lĩnh vực như: Thế nào là tắt sóng mềm, hỏi địa chỉ mua đầu thu ở đâu, đang dùng truyền hình IPTV hay cáp có phải mua đầu thu khác không, nếu đã mua tivi đời mới rồi thì thu xem truyền hình bằng cách nào… Nhiều nhất là số lượng cuộc gọi hỏi về việc khu vực người dân đang sinh sống có bị ngắt sóng truyền hình không và phải thu xem thế nào, đi mua đầu thu ở đâu, số lượng các kênh truyền hình sẽ bị ngắt sóng…
Đặc biệt có một số người dân sau khi nhận được tin nhắn của Bộ TT&TT thông báo về thời hạn ngắt sóng truyền hình qua điện thoại đã gọi đến tổng đài đề nghị giải đáp thêm, vì nội dung tin nhắn viết không dấu nên có một số người chưa hiểu được nội dung. Ví dụ, nhiều người dân ngay tại Hà Nội cũng thắc mắc không hiểu “truyen hinh tuong tu” (truyền hình tương tự) là cái gì?
" alt=""/>Tổng đài 0511 1022 “cháy máy” ngày tắt sóng truyền hình analogĐiều gì đang thúc đẩy sự thay đổi đáng kể này? Bắt đầu là chuyện dữ liệu liên tục phát triển như là những đợt thủy triều vô tận làm thay đổi lớn tương ứng trong cách các tổ chức thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu đó. Mỗi ngày trôi qua càng thấy rõ rằng dữ liệu hiện là vấn đề cơ bản mà các doanh nghiệp phải nắm bắt đúng.
Yếu tố quan trọng khác trong sự gia tăng của object storage là sự xuất hiện nhanh chóng của các ứng dụng phát triển trên nền tảng đám mây (cloud-native application). Được xây dựng dựa trên microservice và thường xuyên sử dụng nhiều dữ liệu, các ứng dụng dạng này thường được xây dựng trên nền tảng “container” và object storage. Sự phổ biến ngày càng tăng của các ứng dụng này không chỉ trên cloud, mà trong trung tâm dữ liệu và thậm chí ở biên mạng, đang thúc đẩy sự phát triển hệ thống CNTT on-prem.
![]() |
Chi tiết xu hướng object storage
Đó là bức tranh lớn. Bây giờ, chúng ta hãy xem xét sâu hơn bốn xu hướng trên thị trường đã thúc đẩy sự chuyển đổi sang lưu trữ đối tượng.
Hiện đại hóa ứng dụng tiếp tục diễn ra nhanh chóng khi các doanh nghiệp và “ông lớn” trong các ngành (Google, Facebook, Amazon…) theo đuổi việc hiện đại hóa ứng dụng, họ ngày càng sử dụng mô hình cloud-native để phát triển và triển khai các ứng dụng mới và hầu hết chúng đang chạy trong môi trường Kubernetes. Các ứng dụng mới này có xu hướng sử dụng mô hình lấy API làm trung tâm, chẳng hạn như S3 API, để truy cập vào bộ lưu trữ và tự động hóa việc cấp phát lưu trữ.
Nhiều loại tải mới xuất hiện như xử-lý-trong-bộ-nhớ (in-memory processing), phân tích số liệu và các lĩnh vực sử dụng nhiều dữ liệu khác như học máy. Bối cảnh mới của các ứng dụng có nhiều loại và kích thước dữ liệu khác nhau, điều này làm thay đổi các yêu cầu hiệu suất về lưu trữ và yêu cầu các hệ thống và giao thức có thể hỗ trợ hiệu quả việc quản lý và tìm kiếm một lượng lớn siêu dữ liệu. Lưu trữ đối tượng (object storage) là một cơ sở lý tưởng cho các nhiệm vụ như vậy.
Tính kinh tế của Flash gần như ngang bằng với ổ cứng HDD. Object Storage từng được kết hợp với các kiến trúc lưu trữ truyền thống, khá chậm chạp để cung cấp các kho lưu trữ dữ liệu có chi phí thấp. Nhưng cơ sở hạ tầng lưu trữ dựa trên flash đã cho phép object storage thể hiện sức mạnh và tính linh hoạt thực sự của nó. Không lâu nữa, bộ nhớ flash sẽ trở nên rẻ như ổ cứng HDD để chi phí lưu trữ dữ liệu rẻ hơn và nhanh hơn. Trong bối cảnh này, object storage có thể mở rộng có thể lưu trữ các tập dữ liệu lớn hơn trên flash đồng thời cung cấp cả chi phí thấp hơn và hiệu suất cao.
Object Storage phát triển cùng với các ứng dụng dạng cloud-native. Sự phát triển của các ứng dụng cloud-native hiện làm cho lưu trữ object storage trở thành một lựa chọn như là một bộ lưu trữ chính. Đó là bởi vì môi trường cloud-native đòi hỏi khả năng thích ứng, tính di động và hiệu quả - và các giải pháp lưu trữ truyền thống thường gặp khó khăn trong việc cung cấp các thuộc tính này. Ngày càng nhiều ISV sử dụng API S3 trực tiếp trong ứng dụng của họ, cho thấy rằng bộ lưu trữ object storage sẽ có vị trí tốt trong các nỗ lực hiện đại hóa ứng dụng đang diễn ra.
Cloudian, chẳng hạn, có một nhóm các giải pháp lưu trữ object storage triển khai đa dạng trên các môi trường khác nhau từ vật lý, ảo hóa, container đến cloud cho phép các ứng dụng dạng native-cloud có thể triển khai từ lõi đến biên một cách đồng nhất. Rất nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau ở trên thế giới và Việt Nam, đã tận dụng các giải pháp Cloudian để xây dựng bộ lưu trữ thế hệ tiếp theo cho các ứng dụng mới của họ. Tại Việt Nam các doanh nghiệp lớn nhu Viettel, FPT hay VNG đang sử dụng Cloudian để cung cấp dịch vụ Cloud Storage đến hàng ngàn khách hàng khác nhau trên toàn quốc.
Cloudian liên tục mở rộng kinh doanh của mình tại châu Á. Ở Việt Nam, Cloudian chỉ định công ty phân phối CSC làm phân phối và hỗ trợ dịch vụ cho mình. Chi tiết liên hệ: Ông Phạm Tuấn Ngọc – Giám Đốc kinh doanh Công ty CSC - ngoc@csc-jsc.com" alt=""/>Object Storage, công nghệ lưu trữ cho các ứng dụng thế hệ mới