Công ty đang điều chỉnh cách tính các khoản thanh toán nhằm mục đích thưởng cho những người sáng tạo ra nội dung gốc chất lượng cao và gây được tiếng vang với mọi người.
Thách thức của Facebook là một cách mới để các nhà sáng tạo trải qua hàng loạt thử thách và đạt được mức thanh toán tối đa. “Mỗi nhà sáng tạo trong chương trình sẽ được tham gia một loạt thử thách theo thứ tự cộng dồn mỗi tháng. Ví dụ: họ sẽ kiếm được 20 USD khi 5 trong số các video Reels của mình đạt 100 lượt xem ở mỗi video”, Meta cho biết.
Khi một người chơi hoàn thành 5 thử thách Reels ở trên, họ sẽ được chuyển sang thử thách tiếp theo.
Chẳng hạn, người chơi sẽ kiếm được 100 USD với 20 trong số các video Reels của họ đạt 500 lượt xem ở mỗi video, và cứ thế tiếp tục. Số tiền thưởng sẽ tăng dần lên theo mức độ của thử thách.
Tiến độ của người chơi sẽ trở lại vị trí số 1 tại điểm bắt đầu của mỗi chuỗi 30 ngày thưởng.
Meta cũng đang triển khai thông tin chi tiết cho những người sáng tạo Reels Play trên Facebook. Trên trang Thông tin chi tiết về tiền thưởng của Reels Play ở Facebook, người sáng tạo có thể dễ dàng xem mỗi lượt chơi trong số các video Reels đủ điều kiện đã nhận được trong khoảng thời gian kiếm tiền nhất định.
Ngoài ra, công ty còn tiến hành quảng cáo trong các video Reels trên Facebook, thử nghiệm chúng với nhiều người sáng tạo hơn và mở ra nhiều không gian quảng cáo chất lượng cao hơn.
Thái Hoàng(Theo Telangana)
" alt=""/>Meta trả tới 4.000 USD cho các nhà sáng tạo nội dung trên Facebook ReelsPhát biểu tại lễ khởi động Chương trình vào ngày 29/1, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, lễ công bố Chương trình như một lời cam kết của Bộ TT&TT và các bộ, ngành liên quan cùng các doanh nghiệp nền tảng số xuất sắc Make in Vietnam sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) để giải quyết các “nỗi đau”, các vấn đề mà bất kỳ một doanh nghiệp SME nào cũng có thể gặp phải.
Theo Thứ trưởng, trong bối cảnh một lần nữa dịch bệnh Covid lại xuất hiện những ca lây nhiễm mới trong cộng đồng và đặt ra nhu cầu chuyển đổi số, thúc đẩy chuyển đổi số trong xã hội ngày càng mạnh mẽ hơn nữa, Bộ TT&TT cùng các bên liên quan tổ chức lễ khởi động, chính thức đưa vào hoạt động Chương trình SMEdx. “Sự kiện là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm hiểu và trải nghiệm trực tiếp các nền tảng số để lựa chọn những nền tảng phù hợp với nhu cầu của mình”, Thứ trưởng nói.
![]() |
Cổng thông tin www.SMEdx.vn là nơi để các nền tảng số và SMEs tìm thấy nhau, hợp tác và hỗ trợ chuyển đổi số. |
Cùng với việc chính thức khởi động Chương trình SMEdx, Ban chỉ đạo Chương trình cũng bắt đầu đưa vào vận hành Cổng kết nối, tương tác, tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp SME tại địa chỉ https://SMEdx.vn.
Qua Cổng kết nối này, các doanh nghiệp SME có thể tìm hiểu về chuyển đổi số, học hỏi phương pháp chuyển đổi số phù hợp cho doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, tính năng quan trọng nhất của SMEdx là các doanh nghiệp có thể tìm hiểu và lựa chọn ngay những nền tảng số mà mình cần dùng để đăng ký triển khai sử dụng kèm theo nhiều ưu đãi lớn.
Được triển khai xuyên suốt cả năm 2021 một cách hệ thống, bài bản, có đánh giá hàng tháng, hàng quý để rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp, SMEdx cũng là cơ hội để quảng bá và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác trên thế giới, đồng thời giới thiệu hình ảnh đất nước Việt Nam năng động và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Chia sẻ tại sự kiện, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Trọng Đường cho biết, với việc kích hoạt Chương trình này, Bộ TT&TT đặt mục tiêu trong năm 2021 sẽ có 50.000 doanh nghiệp SME tiếp cận với Chương trình, trong đó tối thiểu 30.000 doanh nghiệp sẽ trải nghiệm, sử dụng các nền tảng số phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Phép thử với các nền tảng số Make in Vietnam
Trong khuôn khổ lễ khởi động, Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT và 15 doanh nghiệp cung cấp nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số đã ký kết biên bản ghi nhớ triển khai Chương trình SMEdx.
![]() |
Biên bản ghi nhớ triển khai Chương trình SMEdx vừa được đại diện lãnh đạo Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT và các doanh nghiệp nền tảng số Make in Vietnam ký kết. |
Các nền tảng chuyển đổi số tham gia Chương trình đều là nền tảng số Make in Vietnam xuất sắc do Bộ TT&TT tập hợp, đánh giá, lựa chọn kỹ lưỡng, trước khi giới thiệu để cộng đồng doanh nghiệp SME dùng thử, trải nghiệm và vận dụng vào các nghiệp vụ cụ thể của mình. Từ đó, từng bước thay đổi nhận thức, biến đổi tư duy và hành động mạnh mẽ, tham gia hiệu quả hơn vào thúc đẩy kinh tế số, xã hội số và thúc đẩy sự hoàn thiện quốc gia số.
Lý giải rõ hơn vì sao Ban chỉ đạo Chương trình chọn các nền tảng số Make in Vietnam xuất sắc, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, các nền tảng số tham gia Chương trình phải sẵn sàng khả năng mở rộng, nhanh chóng cung cấp dịch vụ tốt, ổn định cho số lượng khách hàng tăng đột biến với chi phí thấp. Và chỉ những doanh nghiệp với các nền tảng số xuất sắc có năng lực công nghệ mới đáp ứng được điều này.
“Chương trình như một phép thử với các doanh nghiệp số và nền tảng số Make in Vietnam. Phần thưởng khi vượt qua được phép thử này chính là cơ hội được khách hàng biết đến và sử dụng lâu dài, ổn định”, Thứ trưởng chia sẻ.
Thứ trưởng cũng cho rằng, Chương trình như một địa chỉ tin cậy, đồng hành cùng các doanh nghiệp SME trong suốt quá trình chuyển đổi số. Doanh nghiệp SME với nguồn lực hạn chế đa số còn lạ lẫm với khái niệm chuyển đổi số có thể nhanh chóng bắt tay chuyển đổi số thông qua các nền tảng số xuất sắc với chính sách sử dụng ưu đãi mà không phải thực hiện bất kỳ cam kết nào.
Các doanh nghiệp SMS “trăm hoa đua nở”, có những vấn đề chung nhưng cũng có vấn đề rất riêng. Chương trình mới đáp ứng được phần nào những nhu cầu cơ bản thiết yếu của mỗi doanh nghiệp. Thời gian tới, ngoài việc tiếp tục các vấn đề cơ bản, Chương trình cần tiếp tục tìm kiếm các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME theo từng lĩnh vực, từng ngành nghề hoạt động cụ thể.
“Thông qua Chương trình, Bộ TT&TT cùng các bên liên quan mong muốn được các doanh nghiệp SME chia sẻ nhiều hơn nữa về khó khăn, nỗi đau trong quá trình hoạt động. Đây chính là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, thực tế nhất để cộng đồng công nghệ Việt Nam nắm bắt được nỗi đau của các doanh nghiệp SME, định hình các bài toán của Việt Nam để từ đó chúng ta cùng nhau dùng công nghệ số giải quyết những bài toán này”, Thứ trưởng bày tỏ mong muốn.
Dẫn ra lý thuyết hòn tuyết lăn từ trên núi xuống, càng lăn càng dày và càng dày sẽ lăn càng nhanh, Thứ trưởng khẳng định: “Càng nhiều doanh nghiệp nền tảng và doanh nghiệp SME tham gia, quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp và chuyển đổi kinh tế số diễn ra nhanh chóng và có tác động lan tỏa”.
15 nền tảng số Make in Vietnam sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp SME chuyển đổi sốNăm 2020 vừa qua được nhận định là năm khởi đầu chuyển đổi số quốc gia. Trên cơ sở nhận thức rõ chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên toàn cầu, mở ra cơ hội chưa từng có cho Việt Nam để bứt phá vươn lên thay đổi thứ hạng quốc gia, đầu tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 749 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây là văn bản đầu tiên đưa ra định hướng chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể để Việt Nam thực hiện chuyển đổi số quốc gia.
Với 3 trụ cột chính gồm chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, Chương trình chuyển đổi số quốc gia xác định tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.
Là cơ quan đóng vai trò dẫn dắt tiến trình chuyển đổi số quốc gia, ngay sau khi Chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ TT&TT đã chủ trì triển khai quyết liệt 3 việc nhận thấy cần phải làm trước và làm nhanh, đó là: công tác lập kế hoạch, nâng cao nhận thức và tạo ra các nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số.
Trong đó, đối với công tác lập kế hoạch, ngay trong tháng 6/2020, Bộ TT&TT đã có hướng dẫn Khung chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của các bộ, ngành, địa phương. Căn cứ Khung chương trình này, các bộ, ngành, địa phương có thể xây dựng văn bản riêng về chuyển đổi số như chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số hoặc lồng ghép nội dung chuyển đổi số trong các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội của mình một cách phù hợp.
Trong kết luận hội nghị trực tuyến Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban chỉ đạo xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương vào ngày 26/8/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phải khẩn trương xây dựng, triển khai các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số.
Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ TT&TT, tính đến đầu tháng 2/2021, đã có khoảng 30 tỉnh, thành phố đã ban hành chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số. Một số địa phương như Bến Tre, Thái Nguyên đã ra nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy về chuyển đổi số.
![]() |
Bến Tre nằm trong số ít các địa phương đã ban hành Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Ảnh: saigonstartravel.com) |
Mới đây, Cục Tin học hóa thuộc Bộ TT&TT đã có công văn 132 gửi các Sở TT&TT tỉnh, thành phố trên cả nước để đôn đốc việc xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số tại địa phương.
Trong văn bản nêu trên, Cục Tin học hóa nhấn mạnh, để đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số tại các địa phương, trong thời gian tới cần có sự chỉ đạo thống nhất của các cấp ủy Đảng. Các tỉnh/thành ủy cần có nghị quyết riêng về chuyển đổi số để chỉ đạo ở tầm chiến lược chuyển đổi số tại địa phương và UBND tỉnh, thành phố có chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số để triển khai nghị quyết.
Các Sở TT&TT tỉnh, thành phố được đề nghị xem xét, tham mưu tỉnh/thành ủy ban hành nghị quyết để chỉ đạo, định hướng về chuyển đổi số của địa phương; đồng thời tham mưu UBND tỉnh, thành phố ban hành chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số để triển khai (nếu chưa ban hành).
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng nghị quyết của tỉnh/thành ủy về chuyển đổi số, Cục Tin học hóa đã xây dựng mẫu nghị quyết gửi để các địa phương tham khảo.
Liên quan đến công tác triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia, trong năm 2020, Bộ TT&TT cũng đã ban hành Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia; ban hành Quyết định giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT tổ chức triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Cùng với đó, Bộ TT&TT cũng đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh phối hợp triển khai thí điểm chuyển đổi số xã; đồng thời hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương thực hiện Chương trình chuyển đổi số.
Tại Chỉ thị 01 về định hướng ngành TT&TT năm 2021, Bộ TT&TT cũng đã nêu rõ, năm 2021 các bộ, ngành, địa phương cần hoàn thành việc ban hành chương trình chuyển đổi số cho ngành, lĩnh vực và địa phương mình theo Quyết định 749 ngày 3/6/2020 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đạt tỷ lệ 100% các xã có ít nhất 1 dịch vụ số (y tế, giáo dục, thương mại điện tử…) phục vụ trực tiếp người dân. Bộ TT&TT phải là bộ đi đầu về chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực của Bộ; tiếp tục chủ trì ra mắt các nền tảng số Make in Vietnam phục vụ chuyển đổi số quốc gia.