Chuyên gia Phong thủy Song Hà

Những điều kiêng kị trong bài trí phòng khách năm Canh Tý
Chuyên gia Phong thủy Song Hà gợi ý những điều nên và những điều tuyệt đối kiêng kị khi bài trí phòng khách nói chung và trong năm Canh Tý nói riêng.
Chuyên gia Phong thủy Song Hà
Chuyên gia Phong thủy Song Hà gợi ý những điều nên và những điều tuyệt đối kiêng kị khi bài trí phòng khách nói chung và trong năm Canh Tý nói riêng.
Thí sinh có thể nộp lệ phí xét tuyển đại học qua 17 kênh thanh toán khác nhau, bao gồm:
Các kênh thanh toán ngân hàng: Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV, SHB, VPBank, TPBank.
Các tổ chức trung gian thanh toán: Các ngân hàng khác qua VNPT Money, Ngân lượng, KeyPay, Payoo, Napas, Hpay.
Các ví điện tử: VNPT Money, Momo, Viettel Money.
Kênh thanh toán di động: VNPT Mobile Money.
Các bước thanh toán như sau:
Bước 1:Thí sinh đăng nhập vào Hệ thống xét tuyển qua đường link: https://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn/
Bước 2:Tại màn hình chính, nhấn vào mục Đăng ký thông tin xét tuyển.
Nhấn vào nút OK để vào màn hình Thông tin đăng ký nguyện vọng của thí sinh.
Bước 3: Nhấn vào Xem danh sách nguyện vọng đã đăng ký.
Bước 4:Để thực hiện thanh toán số tiền nguyện vọng, thí sinh nhấn nút Thanh toán.
Bước 5:Tại đây hệ thống sẽ hiển thị 17 kênh thanh toán và số tiền thí sinh cần thanh toán (được xác định tương ứng với các nguyện vọng đã chọn) ở mục Giá trị thanh toán. Thí sinh chọn một trong 17 kênh thanh toán để thực hiện thanh toán.
Sau khi hoàn thành các thao tác trên kênh thanh toán, hệ thống sẽ tự động quay trở lại trang ban đầu (trước khi bấm nút Thanh toán ở Bước 4 nêu trên).
Nếu hệ thống yêu cầu đăng nhập lại, thí sinh hãy đăng nhập và truy cập lại để kiểm tra lại trạng thái nguyện vọng. Khi nguyện vọng hiển thị trạng tháiĐã ghi nhận NV - NV đã được thanh toán là quy trình đã hoàn thành.
Bộ GD-ĐT lưu ý tất cả thí sinh có đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống xét tuyển đều cần phải thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí xét tuyển. Thí sinh chỉ thực hiện việc nộp lệ phí trên hệ thống xét tuyển, không thực hiện trên bất kỳ kênh thanh toán nào khác.
Trong trường hợp thí sinh không nhìn thấy nút “Thanh toán” tại giao diện đăng ký nguyện vọng xét tuyển có nghĩa thời điểm đó không thuộc khoảng thời gian nộp lệ phí toán hoặc đang được tạm ẩn đi nhằm chống nghẽn hệ thống thanh toán.
Quá trình thanh toán trực tuyến phụ thuộc việc kết nối nhiều hệ thống khác nhau, vì vậy thí sinh có thể gặp tình huống tắc nghẽn hệ thống. Trong trường hợp đó, thí sinh không nên cố gắng truy cập lại ngay, chờ khoảng 30 phút sau thực hiện lại.
Cậu con trai đang mải mê chơi, chợt chạy nhảy đi tìm ngoại bởi mùi cơm gạo mới trên bếp củi lan tỏa khắp gian nhà. Đôi mắt nhắm tít, con trai cười thỏa chí khi được nếm miếng cơm cháy giòn rụm, nói: “Cảm ơn mẹ ngoại!”.
Mẹ ngoại! Đó là cách con trai tôi thường gọi bà ngoại kể từ khi bập bẹ cất tiếng. Nếu không có bà, thì có lẽ quá trình làm mẹ của tôi đã không được vuông tròn để đón con chào đời.
Với rất nhiều người phụ nữ khi có thai và sinh con, ngoài chồng thì mẹ đẻ chính là người luôn ở bên chăm lo cho từng miếng ăn, giấc ngủ.
Với tôi, suốt thai kỳ cho đến lúc sinh nở, chồng tôi thường vắng mặt bởi anh bận công việc. Mẹ đã cùng tôi đồng hành từ những cơn ốm nghén vật vã, cho tới những đêm khăn gói vào bệnh viện để truyền dịch dưỡng thai.
Nhiều đêm, tôi thức giấc, thấy mẹ ngồi bên ôm chặt đôi chân gầy gò của tôi, đôi mắt ướt đẫm vì xót xa. Hành trình sinh con của tôi được xem là gian nan vất vả so với nhiều người khác. Mẹ đã ở bên tôi, cùng vượt qua thời kỳ thai nghén.
Nhiều đêm mẹ thức trắng khi tôi bị cơn nghén hành vật vã. Bàn tay mẹ chai sần xoa bóp cho tôi dễ chịu hơn. Những lần tôi ngất đi vì kiệt sức, mẹ xót xa: “Thằng bé này mà chào đời, việc đầu tiên là ngoại sẽ đánh vào mông thật đau vì tội hành mẹ!”.
Ấy vậy, khi bế đứa cháu đỏ hỏn vào lòng, ngắm nhìn ánh mắt, đôi môi, mẹ lại hạnh phúc thốt lên: “Vượt qua bao vất vả, giờ đổi được cục cưng này thật xứng đáng!”.
Cũng từ đó mẹ không lúc nào ngơi nghỉ, từ sớm tinh mơ đến khi sập tối. Mẹ muốn tự tay chăm sóc con cháu được khoẻ mạnh vuông tròn.
Bên cạnh con luôn có dáng ngoại tắm nắng, xông hơ, ầu ơ ru ngủ. Những lúc con bệnh luôn có đôi mắt ngoại lo lắng dõi theo. Ngoại vui khi con khoẻ mạnh nô đùa, ngoại bỏ ăn khi con khóc đòi cha.
Giờ đây, con lớn lên mỗi ngày, mái tóc ngoại dần bạc trắng, đôi tay ngày càng nhăn nheo, run rẩy. Đôi mắt chất chứa tình yêu thương luôn dõi theo con ngày một mờ dần. Và ngoại chơi đùa, chăm sóc con cũng ngày một khó khăn hơn.
Nhưng tôi biết, trong trái tim của bà, tình yêu thương đậm sâu dành cho con cháu, đặc biệt là con trai tôi, vẫn thắm tươi mãi mãi.
Những lúc mỏi mệt vì cuộc sống, tôi rơi nước mắt vì thiếu vắng người bạn đời bên cạnh, mẹ lại ôm chặt tôi và con trai tôi vào lòng để xoa dịu bớt tủi hờn.
Mẹ lau nước mắt cho tôi, tôi lại đưa tay lau dòng nước mắt cho con trai và nói rằng: “Con là đứa trẻ hạnh phúc nhất trên đời khi có 2 người mẹ luôn ở bên yêu thương”.
Như cảm nhận được sợi dây kết chặt tình thân, con đáp lời trong trẻo: “Mai này ngoại già yếu, con sẽ chăm sóc ngoại như ngoại đã chăm sóc con!”.
Một trong số những độc giả gửi ý kiến về VietNamNetcó anh Nguyễn Văn Hoàng, đang sinh sống và làm việc tại Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Anh Hoàng cho biết 6 năm rồi, anh tham gia vào hội phụ huynh học sinh của lớp con gái với vai trò trưởng ban.
"Ngoài chức năng hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm, thu - chi để có quỹ hoạt động cho các cháu trong lớp, chúng tôi còn thành lập hội nhóm phụ huynh luôn nhắc nhở các cháu học bài và làm bài tập trên lớp.
Đích thân tôi thường giải những bài Toán khó đưa lên nhóm cho các cháu tham khảo thêm. Những công thức toán, những ghi nhớ đều được hội phụ huynh đưa vào hội nhóm để cho các cháu tham khảo.
Nhờ thế, hội phụ huynh được sự nhất trí cao vì ngoài mục đích thu tiền, chúng tôi còn hỗ trợ học tập cho các cháu. Có cháu nào trong lớp bị hổng kiến thức, chúng tôi tìm cách hỗ trợ, bảo đảm cho các cháu không bị bỏ lại phía sau so với các bạn khác.
Theo tôi, hội phụ huynh phải là những người có nhiệt huyết. Ngoài "chức năng" thu - chi, hội phụ huynh còn phải hỗ trợ học tập trong lớp, giúp đỡ các cháu học tập tốt hơn. Nếu làm được như thế, chắc chắn hội phụ huynh sẽ được sự đồng thuận cao" - anh Hoàng khẳng định.
Độc giả Minh Đức cho rằng sở dĩ có hội phụ huynh để kêu gọi đóng góp quỹ, lo việc này, việc kia... chủ yếu vì hệ thống các trường học phổ thông còn có quá nhiều thiếu thốn, cơ chế còn nhiều bất cập.
Theo anh Đức, hiện nay "cơ sở vật chất trường học chưa đáp ứng được nhu cầu, kinh phí duy tu, bảo dưỡng hạn chế, các chương trình ngoại khóa, chăm lo cho các cháu nghèo nàn, thiếu ngân sách... Đời sống của giáo viên còn rất khó khăn".
"Tôi không phải thầy giáo nhưng mỗi khi nghĩ đến chữ "thầy" đều cảm thán, thở dài. Có 2 nghề được gọi là "thầy" là nghề giáo và bác sỹ đều nhận được rất ít sự thông cảm mà nhiều tiếng chê trách, phê phán của xã hội, những điều lẽ ra họ không đáng phải chịu đựng.
Có ai làm thầy mà không suy nghĩ, buồn tủi khi phải đối diện với những mũi dùi của cả xã hội như vậy? Nếu không vì sự thiếu thốn, vì cơ chế, chẳng thầy cô nào sẵn lòng đứng ra là các công việc chúng ta quen gọi, quen làm là "xã hội hóa".
Đâu đó có sự thái quá, lạm thu... nhưng xét đến cùng, nguyên nhân của mọi việc là do chúng ta đã không chăm lo được đầy đủ cho giáo dục, y tế. Nếu cứ tiếp tục như vậy, sợ rằng đến một lúc nào đó sẽ chẳng còn ai muốn chọn những ngành nghề này nữa. Khi đó, người chịu thiệt, chịu khổ chính là chúng ta, con cháu chúng ta" - anh Đức bày tỏ.
Những điều khiến hội phụ huynh bị "tẩy chay"
Tuy nhiên, phần đông ý kiến gửi về VietNamNet vẫn bày tỏ sự thất vọng về hoạt động của loại hình tổ chức này, với một loạt câu chuyện cụ thể để minh chứng.
Trong đó, ý kiến của độc giả tên Đặng nhận được nhiều sự đồng tình: "Người hay suy nghĩ, cẩn trọng, không muốn phiền lụy người khác hay không mưu cầu lợi ích cho con mình sẽ chẳng ai vào trong cái hội này cả. 10 buổi họp, cả 10 buổi chỉ xoay quanh chủ đề tiền".
Chia sẻ thêm, độc giả này cho biết "Còn nhớ, hội trưởng của lớp con tôi luôn nói: "Chúng ta đừng để cô chủ nhiệm ngại với Ban giám hiệu" hoặc "Anh chị đóng tiền quỹ hiếu học chứ đừng để Ban giám hiệu đòi", hay: "Sắp tới 20/11 nên mình tính cô chủ nhiệm và cô bộ môn chính là..., còn các môn phụ là...".
Hết 20/11 sẽ là Tết Âm lịch, ngày 8/3... Điều mệt mỏi là "đóng tiền cho các con tổ chức các hoạt động" nhưng cuối năm đọc bảng chi - thu thì té ngửa vì chi cho giáo viên nhiều gấp nhiều lần chi cho học sinh.
Anh Đặng cho rằng: "Đã đến lúc chúng ta nên mạnh dạn cương quyết bỏ hội này. Ban giám hiệu các trường cũng đừng "đua đòi" trường mình phải thế này phải thế kia mà nên liệu cơm gắp mắm.
Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT muốn trình độ giảng dạy, học tập được ổn định bắt buộc phải có giải pháp về đầu tư trang thiết bị. Các phụ huynh cũng đừng nên "đề nghị" này nọ khiến mọi thứ xáo trộn vì trong một lớp đều có các hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta cũng đừng suy nghĩ đây là tự nguyện vì không có cha mẹ nào muốn con mình tủi phận cả".
Độc giả Lê Thanh Trung nhớ lại: "Ngày xưa, tôi đi học trường làng nghèo khó, nhưng khi trường cần mua cái trống mới, thầy hiệu trưởng cũng chỉ muốn trong nhà chỉ đóng góp một suất thôi, những đứa em của lứa ấy trở về sau không phải đóng nữa.
Bây giờ thì lạ lắm, phụ huynh phải đóng góp rất nhiều thứ sang trọng như ti vi, máy chiếu, máy điều hòa... nhưng nhiều khi con em mình vẫn phải ngồi học trên những chiếc ghế cập kênh, cái bàn mục chân mà không thấy ai ý kiến gì".
Độc giả Bách Khoa đóng góp thêm câu chuyện: "Hội trưởng phụ huynh lớp con tôi nói: "Ta đóng cho phong trào lớp con chúng ta nổi lên, đi đầu cho phấn khởi...". Ôi thôi, họp phụ huynh chỉ là tiền, còn cái khác là nói suông. Một bộ phận phụ huynh tổ chức các lớp ôn thi, thi vào cấp 3, con mình học kém nhưng thi này thi nọ không hiểu sao toàn nhất với nhì".
Còn theo độc giả Trần Hữu Vy: "Ăn chơi bao nhiêu cũng không đủ. Ban phụ huynh là những người giàu có thể các dịp lễ Tết chi nhiều tiền cho "đẹp mặt" và các giáo viên thoải mái. Nhưng nhiều phụ huynh không phải là giàu, khi gửi con hoặc cho con đi học cũng khó khăn vì học phí nên nếu cứ phải chi theo những phụ huynh có khả năng, họ khó đảm bảo.
Song điều này lại gây mâu thuẫn và đôi khi khiến các thầy cô phật ý, vì nghĩ rằng họ "bủn xỉn" chứ không thông cảm. Thế là con cái họ bị thầy cô có cái nhìn không "đẹp", đôi khi là thiếu cảm tình, trù úm nếu gặp thầy cô không rộng lượng".
Độc giả tiếp tục phân tích: "Cho nên, đừng lập ra hội này một cách chính thức nữa, đã có thông tin mạng rồi, mọi trao đổi về từng học sinh với gia đình có thể thực hiện trực tiếp. Lớp học là một tập thể nhỏ, nên thầy cô cũng cần duy trì các thủ tục một cách vừa phải và đơn giản. Ví dụ, không bày vẽ các dịp mừng sinh nhật một cách hoành tráng. Điều này giúp cho học sinh trong lớp thân thiết với nhau hơn và bình đẳng hơn, không có cảnh em này làm sinh nhật lớn, em khác nhà nghèo làm sinh nhật nhỏ, gây phản cảm trong ký ức tuổi thơ...".
Ban đại diện cha mẹ học sinh (hay hội phụ huynh) do giáo viên chỉ định hoặc các phụ huynh đề cử, bầu chọn. Bên cạnh những nỗ lực hỗ trợ học sinh, giáo viên, không ít hội phụ huynh bị cho là tiếp tay cho nạn lạm thu, gây quan điểm trái chiều. Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Độc có thể gửi phản hồi dưới bài viết hoặc email [email protected]. Xin cảm ơn.">