Theo đó, 8 ca được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc tại cơ sở y tế; 8 trường hợp là F1 của các ca bệnh đã công bố; 5 ca được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc trọng điểm; 8 ca trong khu cách ly, phong tỏa.
Đến nay, Cần Thơ đã có 199 ca nhiễm. Theo báo cáo nhanh của Sở y tế, TP Cần Thơ đã có 2 bệnh nhân Covid-19 tử vong.
Ngành y tế Cần Thơ lấy mẫu test SARS-CoV-2 cho người dân |
Cùng ngày, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường đã quyết định thành lập Bệnh viện dã chiến Cái Răng, đặt tại Trung tâm y tế quận (đường Trần Chiên, phường Lê Bình).
Bệnh viện dã chiến Cái Răng quy mô 100 giường bệnh, có nhiệm vụ tiếp nhận, phân loại, cấp cứu, điều trị các trường hợp mắc Covid-19 mức độ vừa và nhẹ trên địa bàn TP Cần Thơ.
31 bệnh nhân Covid-19 đầu tiên ở Đồng Tháp xuất viện
Chiều 20/7, lãnh đạo Sở Y tế Đồng Tháp trao giấy xuất viện cho 31 bệnh nhân hoàn thành thời gian cách ly y tế và được điều trị khỏi Covid-19.
Đây là 31 bệnh nhân mắc Covid-19 được điều trị khỏi và xuất viện đầu tiên trong đợt dịch từ 24/6 đến nay, tại tỉnh Đồng Tháp.
Lãnh đạo Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc trao Giấy ra viện cho các bệnh nhân. Ảnh: Cổng TTĐT Đồng Tháp |
Trong 31 bệnh nhân được xuất viện, có 3 người tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, 1 người tại Bệnh viện Phục hồi chức năng và 27 người tại Bệnh viện dã chiến Trường Quân sự tỉnh (cơ sở cũ). Các bệnh nhân đã được xét nghiệm 3 lần liên tục và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, hiện nay tình trạng sức khỏe tốt.
Sau khi nhận quyết định ra viện, các bệnh nhân được đưa về nơi cư trú. Những bệnh nhân này được hướng dẫn cách ly, theo dõi tại nhà 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 trong ngày thứ 7 và 14.
Theo Sở Y tế Đồng Tháp, công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 tại tỉnh được sự hỗ trợ từ đội ngũ y bác sĩ chi viện từ Bộ Y tế, tỉnh Thừa Thiên - Huế và Bắc Giang.
Đến nay, Đồng Tháp đã có 1.381 ca dương tính.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Thiện Chí
Trong ngày, TP Cần Thơ ghi nhận thêm 32 người nhiễm SARS-CoV-2. Đồng Tháp thêm 53 ca, có 2 ca trong khu công nghiệp ở Sa Đéc.
" alt=""/>Cần Thơ có thêm 29 ca dương tính CovidThủ tướng Canada, Justin Trudeau, tiêm mũi 1 là AstraZeneca, mũi 2 là Moderna
Những nước cho phép tiêm trộn vắc xin
Một số quốc gia bao gồm Bahrain, Bhutan, Canada, Italy, Hàn Quốc, Thái Lan và UAE đã bắt đầu áp dụng tiêm trộn vắc xin.
Bộ Y tế Công cộng của Anh cho phép chính sách này vào tháng 1 khi nguồn cung cấp vắc xin bị hạn chế. Cùng tháng, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cũng nới lỏng các khuyến nghị cho phép trộn lẫn vắc xin trong những trường hợp ngoại lệ.
Vào tháng 3, một số quốc gia đã tạm dừng các đợt tiêm vắc xin do lo ngại hiện tượng cục máu đông hiếm gặp liên quan tới vắc xin AstraZeneca. Ở một số nơi, những người tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca có thể tiêm mũi 2 loại khác.
Tiến sĩ Gloria Taliani, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Sapienza (Italy), cho biết việc trộn lẫn đã phổ biến khi điều trị các bệnh khác.
Một số nhà lãnh đạo thế giới đã sử dụng kết hợp vắc xin trong những tháng gần đây. Thủ tướng Đức Angela Merkel, 66 tuổi, được tiêm liều thứ hai của vắc xin Moderna sau khi tiêm liều đầu tiên của AstraZeneca.
Tại Italy, Thủ tướng Mario Draghi, 73 tuổi, đã chuyển sang tiêm mũi 2 là vắc xin Pfizer sau mũi 1 là AstraZeneca. Thủ tướng Canada, Justin Trudeau cũng đã chuyển đổi vắc xin, tiêm Moderna sau AstraZeneca.
Tiêm trộn vắc xin có hiệu quả không
Thử nghiệm của Đại học Oxford, với sự tham gia của hơn 800 tình nguyện viên, đã so sánh hiệu quả của 2 liều AstraZeneca, Pfizer và tiêm trộn.
Theo đó, việc tiêm trộn đã tạo ra phản ứng miễn dịch tốt chống lại virus SARS-CoV-2.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy thứ tự của các loại vắc xin tạo ra sự khác biệt. Tiêm mũi 1 là AstraZeneca tiếp theo là Pfizer tạo ra kháng thể và phản ứng tế bào T cao hơn Pfizer - AstraZeneca.
Tế bào T kích thích sản xuất kháng thể và chống lại các tế bào bị nhiễm virus. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hai liều Pfizer tạo ra mức kháng thể cao nhất.
Vào tháng 5, một nghiên cứu ở Tây Ban Nha với hơn 600 tình nguyện viên đã phát hiện tiêm lần lượt AstraZeneca - Pfizer có hiệu quả hơn hai liều AstraZeneca.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định vẫn thiếu dữ liệu lâm sàng đầy đủ để xác định liệu việc pha trộn có hiệu quả hay không.
Tiêm trộn có an toàn không
Các nghiên cứu ghi nhận việc trộn lẫn không dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng. Nhưng theo kết quả từ một nghiên cứu của Anh, giải pháp tiêm này có thể dẫn đến sự gia tăng các tác dụng phụ mức độ nhẹ hoặc trung bình.
Theo đó, 30-40% những người tiêm liều hỗn hợp bị sốt sau khi tiêm liều thứ 2. Tỷ lệ này ở những người không dùng hỗn hợp vắc xin là 10-20%. Do đó, người tiêm vắc xin có thể cần nghỉ ngơi lâu hơn.
Trong kết quả từ nghiên cứu của Tây Ban Nha, các tác dụng phụ của tiêm 2 liều vắc xin khác loại tương tự như việc tiêm 2 liều vắc xin cùng loại.
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo chưa nên tiêm kết hợp vì chưa có nhiều dữ liệu về phương pháp này.
>>> Thông tin về Vắc xin Covid-19 mới nhất
An Yên(Theo Aljazeera)
Bộ Y tế cho biết, việc tiêm kết hợp 2 loại vắc xin vẫn có hiệu lực bảo vệ nhưng chỉ được thực hiện khi người tiêm chủng đồng ý.
" alt=""/>Tiêm trộn vắc xin CovidNguyễn Hoàng(theo Newsflare)
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Đang đi đường nói chuyện vui vẻ, một trong 2 người phụ nữ điều khiển xe máy vọt lên rồi rồi bất ngờ tạt đầu người bạn của mình khiến chị này bị ngã sõng soài ra đường, ngay trước đầu ô tô.
" alt=""/>Nữ tài xế Audi vẫn lái phăm phăm dù nắp capo dựng ngược, che hết tầm nhìn