Thu hút đầu tư phát triển điện gió ngoài khơi, công nghiệp sản xuất thép công nghệ tiên tiến, công nghiệp chế biến sâu nông, lâm, thuỷ sản, khoáng sản, sản xuất dược phẩm, linh kiện điện tử, bán dẫn, công nghiệp công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo…
Phát triển du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác; Phát triển nông nghiệp, lâm, thủy sản dựa trên công nghệ cao, chuyển từ số lượng sang chất lượng bằng các ứng dụng KHCN;
Xây dựng đô thị thông minh, phát triển đô thị gắn với hình thành, phát triển đô thị khoa học, thung lũng sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo và trí tuệ nhân tạo (AI).
Đến năm 2050, Bình Định đặt mục tiêu tiếp tục thuộc nhóm dẫn đầu khu vực miền Trung với GRDP bình quân đầu người và tỷ lệ đô thị hóa cao hơn mức bình quân chung của cả nước; là trung tâm khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nơi ứng dụng trí tuệ nhân tạo quan trọng của Việt Nam.
Kinh tế phát triển bền vững dựa trên các trụ cột công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo; du lịch chất lượng cao; nông nghiệp hữu cơ và hệ thống logistics hiệu quả. Đồng thời, thực hiện thành công các mục tiêu chuyển đổi số theo Chiến lược chuyển đổi số quốc gia, tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.
" alt=""/>Trí tuệ nhân tạo là một trong những trụ cột để Bình Định phát triển bền vững>> Siết chặt tín dụng vào bất động sản, BT giao thông
Dự án BT ngàn tỷ, nguy cơ lợi ích nhóm “ăn 2 đầu”
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản hoả tốc thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi họp Thường trực Chính phủ mới đây để xem xét dự thảo nghị quyết của Chính phủ về sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT.
Thông báo cho biết, Bộ Tài chính không quyết liệt, để chậm tiến độ xây dựng dự thảo Nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT).
![]() |
Thủ tướng yêu cầu các địa phương rà soát lại các dự án BT. |
“Điều đó đã tạo khoảng trống pháp lý khiến các dự án đang và chuẩn bị triển khai trên cả nước năm 2018 bị đình trệ, gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trong thời gian qua. Trách nhiệm này trước hết thuộc về Bộ Tài chính” – văn bản nêu.
Bên cạnh đó, nhiều nội dung trong dự thảo Nghị quyết mang tính quy phạm, chưa phù hợp với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Để sớm khắc phục khoảng trống pháp lý trong đầu tư theo hình thức BT, Thường trực Chính phủ chỉ đạo, Bộ Tài chính khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Bộ Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư rà soát, hoàn chỉnh lại dự thảo Nghị quyết theo hướng tập trung xử lý chuyển tiếp đối với các dự án đã ký Hợp đồng BT trước ngày 1/1/2018.
“Không hồi tố nhưng bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho đầu tư phát triển, không gây khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nhỏ; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lợi dụng chỉ đạo của Chính phủ để hợp thức hóa sai phạm trong đầu tư dự án BT (nếu có)” – văn bản chỉ đạo nêu rõ.
Yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các địa phương (cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án BT) và nhà đầu tư các dự án BT chịu trách nhiệm rà soát lại các Hợp đồng dự án, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các sai phạm (nếu có); không được chấp nhận sai trái, vi phạm pháp luật; không làm thất thoát tài sản công, không để xảy ra tham nhũng, lợi ích nhóm.
Trường hợp phát hiện có vi phạm nhưng chưa gây thất thoát tài sản nhà nước thì phải thực hiện điều chỉnh lại Hợp đồng BT; nếu phát hiện vi phạm (vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước, xây dựng, quản lý đất đai, đấu thầu, đầu tư công, quản lý tài sản công và pháp luật liên quan khác...) thì phải tự hủy Hợp đồng dự án, thu hồi ngay tài sản nhà nước, đồng thời xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Trên cơ sở dự thảo Nghị quyết, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan: Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Chính phủ làm rõ tính pháp lý, nội dung và hình thức văn bản, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/12/2018.
Đối với dự thảo Nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao, yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương rà soát, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/1/2019.
Hồng Khanh
“Bảng giá đất” của các địa phương hiện nay đều chỉ bằng khoảng 30-50% giá thị trường, nếu áp dụng cho mọi thửa đất, khu đất như cách làm hiện nay để thanh toán cho dự án BT thì có thể làm thất thoát ngân sách Nhà nước.
" alt=""/>Hủy hợp đồng BT nếu phát hiện sai phạmViệc chuyển đổi thuê bao di động 11 số về 10 số chỉ thay đổi 4 chữ số đầu 3 chữ số. Toàn bộ 7 chữ số cuối cùng trong số thuê bao di động sẽ được giữ nguyên.
Đầu số 0128 sẽ chuyển thành 078, thuộc nhà mạng MobiFone.
H.N.
" alt=""/>Đầu số 0128 chuyển thành đầu số nào?