Liên quan đến câu chuyện lương/thu nhập của nhân lực CNTT Việt Nam, ông Vũ Thế Bình, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam, Tổng giám đốc NetNam cho rằng rất khó để đưa ra nhận định lương kỹ sư CNTT Việt Nam cao hơn hay thấp hơn so với các nước trong khu vực: “Nếu nhìn thấy nhiều kỹ sư CNTT ở lại hoặc sang Singapore để làm việc thì chắc là thu nhập bên đó cao hơn ở Việt Nam. Nhưng lại không thấy nhiều kỹ sư CNTT sang Lào làm việc, phải chăng bên đó thu nhập thấp hơn ở Việt Nam. Tôi cho rằng việc so sánh chỉ có ý nghĩa khi đưa về cùng một thang đo nào đó, cũng giống như bài toán so sánh GDP đầu người vậy, đôi khi người ta dùng chỉ số khác để so sánh chứ không phải GDP vì không hoàn toàn chính xác”.
Dù không đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi: “lương kỹ sư CNTT Việt cao hay thấp hơn so với các nước trong khu vực?”, song nhiều chuyên gia trong ngành phần mềm và dịch vụ CNTT đều có chung nhận định: nguồn nhân lực dồi dào và chi phí nhân lực cạnh tranh là một trong những điểm mạnh của doanh nghiệp Việt Nam khi vươn ra cung cấp dịch vụ tại thị trường nước ngoài. Trao đổi với ICTnews, đại diện một lãnh đạo doanh nghiệp lớn trong ngành đã cho biết: “Chi phí nhân lực CNTT Việt Nam rất cạnh tranh so với nhiều quốc gia khác trong khu vực”.
Trước đó, trong báo cáo “Minh bạch mức lương trong tuyển dụng tại Việt Nam” được mạng việc làm JobStreet.com công bố hồi giữa năm 2015, cùng với kết quả khảo sát cho thấy ở cả 3 vị trí nhân viên, nhân sự cấp trung và quản lý, nhân lực ngành CNTT đều nằm trong Top 10 ngành có mức lương trung bình cao, số liệu mức lương do JobStreet.com tổng hợp cũng chỉ ra rằng, mức lương dành cho nhân sự Việt Nam vẫn còn khá thấp so với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, tiêu biểu là Singapore và Malaysia. Chuyên gia của JobStreet.com cho rằng, một trong những lý do khiến mức lương lao động Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực là do năng suất lao động của người Việt chưa cao, bởi theo báo cáo của ILO, chỉ có 1/5 lực lượng lao động tại Việt Nam được đào tạo chuyên môn.
Bàn về vấn đề chất lượng nhân lực CNTT Việt Nam, Tổng giám đốc NetNam Vũ Thế Bình khẳng định, nhìn chung nhân lực CNTT Việt Nam cũng như nhiều ngành nghề khác của chúng ta không phải thuộc loại kém. Thậm chí, trong một số lĩnh vực, kỹ sư của Việt Nam còn có trình độ kỹ thuật rất giỏi, rất sâu.
Tuy nhiên, người đứng đầu NetNam cũng cho hay: “Có thể dễ nhận thấy những điểm yếu của nhân lực CNTT Việt Nam, đó là: tính chuyên nghiệp, tầm nhìn và khả năng ngoại ngữ”.
Trao đổi với báo chí ngay sau khi tái đắc cử chức vụ Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đã thẳng thắn chỉ rõ có 3 điểm yếu lớn của lao động Việt Nam, cản trở sự phát triển của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam hiện nay. Thứ nhất là ngoại ngữ, kể cả tiếng Anh lẫn tiếng Nhật; đây là điểm thua thiệt của Việt Nam so với những nước như Ấn Độ, Bangladesh, Philippines. Điểm yếu thứ hai là trình độ chuyên môn. “Vấn đề tôi muốn nói đến ở đây không phải chỉ là chuyên môn về CNTT mà là chuyên môn của các ngành nghề khác. Bởi lẽ, khi làm phần mềm bạn phải nắm vững kiến thức của nhiều ngành: năng lượng, dầu khí, hàng không, vận tải, y tế, giáo dục…, phải trở thành những chuyên gia đa ngành. Điều này nhân lực phần mềm Việt Nam còn rất thiếu”, ông Bình phân tích. Và điểm yếu thứ ba, theo ông Bình, là nhân lực Việt Nam chưa quen bán hàng ra thế giới.
" alt=""/>Lương nhân lực CNTT Việt thấp hơn nhiều nước trong khu vựcTrong bài viết này, hãy cùng GameSaotheo dõi một trận đấu mà Cẩm Tú trổ tài carry team với Ad Draven Tiệc Bể Bơi.
Teemo
" alt=""/>(Clip LMHT) Xem hot girl Nguyễn Thoại Cẩm Tú cực xinh, cầm Draven gánh team cực đỉnhMở app này trên thiết bị Android của bạn và sau đó app sẽ bắt đầu quét tất cả các liên lạc trong danh bạ trên máy.
Bạn sẽ nhìn thấy tất cả các liên lạc bị lặp lại trên điện thoại của mình.
Chỉ cần click vào lựa chọn sáp nhập, tất cả các liên lạc có các thông tin chi tiết và tên tương tự nhau sẽ bị loại bỏ khỏi thiết bị của bạn và chỉ một bản sao duy nhất của mỗi liên lạc sẽ được lưu giữ lại.
Sử dụng Gmail để sáp nhập các liên lạc
Nếu bạn không muốn cài đặt app của bên thứ ba để loại bỏ các liên lạc lặp lại, sử dụng Gmail sẽ là giải pháp thay thế thích hợp. Với cách làm này, bạn cần phải đồng bộ hóa danh bạ trên thiết bị Android với Gmail.
Trước hết, đăng nhập vào tài khoản Gmail của bạn. Từ menu Gmail dạng drop-down, chọn mục "Contacts" (hoặc "Danh bạ", tùy theo ngôn ngữ sử dụng trên máy) và tất cả các liên lạc trong danh bạ của bạn sẽ được hiển thị.
Tiếp theo, bạn cần click vào mục Find Duplicates (tìm các bản sao) và bạn có thể thấy tất cả các liên lạc bị lặp lại ở đó. Lúc này, bạn chỉ cần click vào các liên lạc đó để xóa bỏ hoăc sáp nhập chúng.
Tuấn Anh(Theo Techviral)
5 bước tạo phụ đề cho video cực đơn giản" alt=""/>Cách loại bỏ bản sao danh bạ trên thiết bị Android