Khi vào cơ thể, độc tố botulinum gây liệt cơ, nguy cơ tử vong rất cao. Do đó, nạn nhân cần được sử dụng thuốc giải độc càng sớm càng tốt. Biểu hiện của người nhiễm độc tố này là khó thở, tay chân yếu. Thời gian khởi phát thường xảy ra từ vài tiếng tới 24 giờ sau ăn.
Lưu ý, người bệnh không thể sơ cúu tại nhà mà cần được đưa đến bệnh viện ngay khi xuất hiện triệu chứng, đặc biệt là các cơ sở y tế có máy thở.
Để phòng ngừa ngộ độc botulinum, cách tốt nhất là người dân cần đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh các thức ăn chế biến “lạ” như làm chín bằng ủ, ngâm muối, các loại đồ hộp đóng kín tự làm, không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Botulinum là vi khuẩn kỵ khí, môi trường các thiếu oxy càng phát triển nên dễ có trong các đồ hộp, do đó, bác sĩ Khanh khuyến cáo nếu thấy đồ hộp bị phồng, hết hạn dùng, người dân tuyệt đối không nên ăn.
Kết quả kiểm nghiệm mới nhất trong vụ ngộ độc cá muối ủ chuaCác chuyên gia đã phát hiện trực khuẩn sinh độc tố thần kinh Botulinum type E trong một mẫu cá ủ chua." alt=""/>Mối nguy hiểm từ các loại thực phẩm đóng hộp tự chế biếnChiều 11/12/2021, tại Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ 3 do Bộ TT&TT tổ chức đã diễn ra Lễ công bố và trao giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2021 với 4 hạng mục: Thu hẹp khoảng cách số; Giải pháp số xuất sắc; Sản phẩm số xuất sắc; Nền tảng số xuất sắc. Trong đó, VNPT đã đạt giải Vàng cho sản phẩm bộ thiết bị Mesh WI-Fi và giành giải Bạc với giải pháp Trung tâm điều hành thông minh VNPT IOC.
Trải đều ở các hạng mục giải thưởng, VNPT IOC, VNPT Smartbot, VNPT iOffice, ONE Mesh, vnCare và vnEdu Enrollment lần lượt được vinh danh trong Top 10 Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam2021. Trong đó, bộ thiết bị Mesh Wi-Fi 5/6 Access Point và và Hệ thống quản lý ONE Mesh đạt giải Vàng sản phẩm số xuất sắc, Trung tâm điều hành thông minh VNPT IOC đạt giải Bạc giải pháp số xuất sắc.
Không hề kém cạnh, Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT iOffice cùng Ứng dụng di động phục vụ người dân vnCare nắm tay nhau vào Top sản phẩm số xuất sắc. Top 10 nền tảng số xuất sắc ghi danh Nền tảng VNPT Smartbot và Payment Platform. Top 10 thu hẹp khoảng cách số đã vinh danh Tuyển sinh đầu cấp vnEdu Enrollment. VNPT IOC, VNPT Smartbot, Payment Platform, VNPT iOffice, ONE Mesh, vnCare và vnEdu Enrollment cũng là những giải pháp quá quen thuộc, gần như đạt tất cả các danh hiệu, giải thưởng lớn nhỏ trong và ngoài nước.
Không còn xa lạ với các thành phố thông minh và từng được những chuyên gia đầu ngành xếp hạng 5 sao, VNPT IOC chính là “bộ não số” không thể thiếu trong Chính phủ số, chính quyền số nhiều địa phương. Giải pháp hiện có mặt trên 32 tỉnh/thành cả nước và được xây dựng dựa trên việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. VNPT IOC cho phép thực hiện phân tích dữ liệu lớn để đưa ra các cảnh báo, hỗ trợ ra quyết định ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đảm bảo tính chân thực, chính xác, minh bạch… Khi hoạt động, IOC vận hành hơn 10 dịch vụ về giám sát, điều hành chỉ tiêu kinh tế - xã hội; giám sát dịch vụ hành chính công, văn bản điện tử, dịch vụ kết nối người dân - chính quyền; giám sát, điều hành lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch; giám sát camera an ninh thông minh, camera an toàn giao thông và thông tin trên mạng xã hội… Trong đại dịch Covid-19, VNPT IOC có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi đưa ra dự đoán, giám sát, thực thi nhiều giải pháp phòng chống dịch hiệu quả và giúp phục hồi kinh tế sau dịch.
Trước đây, khi muốn khắc phục tình trạng Wi-Fi bị chập chờn, hoặc muốn tăng vùng phủ và chất lượng phủ sóng của mạng cách duy nhất: gắn thêm các router Wi-Fi, kéo dây mạng để thiết lập cấu hình, dùng bộ lặp tín hiệu. Thế nhưng, VNPT đã làm nên điều khác biệt với bước nhảy vọt Mesh Wi-Fi. Thiết bị Mesh Wi-Fi 5/6 Access Point và Hệ thống quản lý ONE Mesh của VNPT có thể trải trong quy mô rộng lớn (lên đến 600m2), xuyên tầng, xuyên tường và không có góc chết. Đáng chú ý, VNPT đồng thời cung cấp hệ thống quản lý Cloud Mesh Controller (One Mesh) với các tính năng: quản lý, giám sát và cấu hình thiết bị. Hệ thống triển khai theo mô hình ứng dụng web, giao diện tương thích với các trình duyệt phổ biến hiện nay như Microsoft Edge, Chrome, Firefox, Cốc cốc, … One Mesh được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây, cho phép quản lý thiết bị và kiểm soát truy nhập người dùng theo từng khu vực địa lý, áp dụng các chính sách khác nhau cho từng người dùng. Hệ thống bao gồm ứng dụng web One Mesh, dịch vụ One Platform và các dịch vụ phụ trợ khác.
Chuỗi sản phẩm công nghệ VNPT đã giải quyết tối ưu bài toán số tại Việt Nam.
Tương tự, Tuyển sinh đầu cấp vnEdu Enrollment thuộc Hệ sinh thái Giáo dục thông minh vnEdu 4.0 của VNPT được đánh giá là hệ sinh thái giáo dục số một Việt Nam. Đây cũng là hệ sinh thái giáo dục chiếm thị phần lớn nhất nước và là hệ sinh thái đầy đủ, toàn diện nhất với hơn 20 sản phẩm, dịch vụ. Trong đại dịch, không học sinh nào bị bỏ lại phía sau nhờ hệ sinh giáo dục toàn diện vnEdu.
Mặc dù mới xuất hiện gần đây, nền tảng số VNPT Smartbot là sản phẩm của xu hướng công nghệ thế giới khi ứng dụng công nghệ NLP/ NLU nhằm phân tách xử lí riêng cho ngôn ngữ, từ vựng, từ lóng Tiếng Việt để giúp huấn luyện bot thông minh hơn, hiểu được cuộc trò chuyện với khách hàng, đưa ra phản hồi phù hợp theo kịch bản đã xây dựng. VNPT Smartbot là kênh tương tác hiệu quả giữa doanh nghiệp và khách hàng trên các nền tảng phổ biến chatbot, voicebot, livechat. Ưu điểm nổi trội của Smartbot là khởi tạo quản lý nhanh chóng, tích hợp hệ sinh thái các giải pháp AI của VNPT và nền tảng quản lý nội bộ doanh nghiệp.
Tại Lễ phát động Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2021", Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm đã cho rằng, các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam cần có niềm tin mình là người có khả năng giải quyết tối ưu nhất các bài toán của Việt Nam, qua đó chiếm lĩnh được thị trường chuyển đổi số trong nước.
Các sản phẩm công nghệ VNPT đã giải quyết được vấn đề đó. Có thể kể đến VnCare. Đây là giải pháp hỗ trợ người dân chăm sóc sức khoẻ cho chính mình và người thân trong gia đình với những tính năng ưu việt như đặt lịch khám bệnh với cơ sở y tế, tư vấn từ xa qua video call, nhận kết quả khám và thanh toán online ngay trên điện thoại di động. Theo đánh giá của giới chuyên môn, VnCare còn mở ra cơ hội chia sẻ nghiệp vụ, kinh nghiệm khám điều trị từ xa bằng nhiều hình thức phong phú như Video Call để nắm rõ tình trạng bệnh chi tiết nhất. Trong đó, việc nhanh chóng truy cập các dữ liệu liên quan của bệnh nhân đã góp phần nâng cao chất lượng khám, điều trị của đội ngũ y bác sĩ. Tính đến thời điểm này, vnCare đã và đang là sự lựa chọn của nhiều bệnh viện Trung ương và địa phương như bệnh viện Bưu điện; Các bệnh viện đa khoa Quỳnh Phụ; bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư (thuộc tỉnh Thái Bình); Trung tâm y tế huyện Phước Sơn; bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai; bệnh viện sản nhi Hậu Giang... cùng nhiều cơ sở y tế trong cả nước.
Nguyễn Thái
Ông Tô Dũng Thái tân Chủ tịch VNPT cho biết, để thực hiện thành công chiến lược phát triển VNPT 4.0, VNPT sẽ phải tiên phong trong việc nghiên cứu, làm chủ và ứng dụng các công nghệ mới với tinh thần Make in Vietnam.
" alt=""/>VNPT giành 1 giải Vàng và 1 Bạc của Make in Viet Nam 2021Tối ngày 12/10, Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2021) chính thức khai mạc. Trong khuôn khổ sự kiện này, Hội nghị Bộ trưởng của ITU diễn ra trong 3 ngày từ ngày 12 - 14/10 hướng tới chủ đề chung “Cùng nhau xây dựng thế giới số”, theo 3 trụ cột: Hạ tầng cần thiết để chuyển đổi số; Đầu tư và tạo điều kiện chuyển đổi số thông qua chính sách; Các tác nhân chính cho chuyển đổi số.
Tiếp theo phiên khai mạc, Hội nghị bàn tròn Bộ trưởng đã diễn ra với chủ đề cắt giảm chi phí mạng truy cập giá bình dân để tăng tốc chuyển đổi số.
Việt Nam là một mô hình tốt để thế giới học hỏi kinh nghiệm
Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng, ông Houlin Zhao, Tổng thư ký ITU nhìn nhận một nửa thế giới hiện đã được kết nối nhờ công nghệ thông tin và truyền thông. Đây là minh chứng cho vai trò không thể phủ nhận của lĩnh vực này. Tuy nhiên, chúng ta chỉ thực sự đạt tới thước đo thành công khi một nửa còn lại của thế giới cũng được kết nối với giá cả phải chăng nhờ công nghệ.
Tổng thư ký ITU cho rằng, xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông chính là thách thức mà thế giới phải đối mặt. Chúng ta phải thu hút nhà đầu tư đến những nơi không phải lúc nào cũng có lãi. Phải tìm cách thu hút nguồn lực đầu tư vốn có giới hạn để phát triển hạ tầng ngành viễn thông. Ngành thông tin và truyền thông phải được hỗ trợ về tài chính, đầu tư, thúc đẩy mối quan hệ đối tác trên toàn hệ sinh thái số.
Theo ông Houlin Zhao, Việt Nam là một mô hình tốt để các quốc gia trên thế giới có thể học hỏi kinh nghiệm. Việt Nam đã chung tay cùng nhiều nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh trong việc phát triển ngành viễn thông dù đó là những nơi ít thu được lợi nhuận và thường bị các nhà đầu tư khác bỏ qua.
Chuyển đổi số phụ thuộc vào các nhà lãnh đạo
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhìn nhận, sớm hay muộn, đại dịch sẽ qua đi. Và câu hỏi lớn nhất là liệu chúng ta có thể thích nghi với điều kiện bình thường mới, để biến những thách thức thành cơ hội, tạo ra một bước nhảy vọt trong chuyển đổi số hay không?
Trong 193 thành viên của ITU có nhiều nước đang phát triển và kém phát triển. Riêng với chuyển đổi số, để triển khai các phương thức làm việc mới, các nước đang phát triển có ít thứ phải thay thế hơn, do đó có thể thay đổi nhanh hơn. Ví dụ như tiền di động ở các nước châu Phi. Về tác nhân tăng tốc quá trình chuyển đổi số, nhiều người thường nghĩ về công nghệ. Nhưng trên thực tế thì khuôn khổ thể chế và pháp lý cần thiết hơn, các chính phủ nên xúc tiến khuôn khổ hỗ trợ một cách kịp thời. Khung pháp lý có thể là một lựa chọn thử nghiệm cho cách tiếp cận thận trọng hơn.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, trong mọi tổ chức, sự thành công của chuyển đổi số hầu hết phụ thuộc vào lãnh đạo, đặc biệt là các nhà lãnh đạo cao nhất. Các nhà lãnh đạo cần chấp nhận những thay đổi cơ bản trong hoạt động và điều hành của tổ chức. Họ được yêu cầu đưa ra những quyết định khó khăn khi tái cấu trúc, thậm chí trong việc phân bổ lại các nguồn lực, bao gồm cả nguồn nhân lực.
Tại Việt Nam, chuyển đổi số là ưu tiên nhằm phát triển nền kinh tế số, xã hội số và Chính phủ số. Tháng 6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Chiến lược quốc gia về Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số. Năm nay, các khuôn khổ thể chế và chiến lược khác cho chuyển đổi kỹ thuật số và kinh tế kỹ thuật số sẽ được ban hành. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đóng một vai trò quan trọng trong chuyển đổi kỹ thuật số.
"Bộ TT&TT đang làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông để mang tới quyền tiếp cận cho các làng bản còn lại chưa được kết nối Internet, phấn đấu đến cuối năm nay, 100% người dân có thể truy cập Internet. Các thử nghiệm 5G đã được tiến hành từ năm ngoái. Chúng tôi đang chuẩn bị cấp giấy phép thương mại và tần số nên các dịch vụ 5G sẽ có mặt trên toàn quốc vào năm 2022. Để thúc đẩy khả năng tiếp cận Internet với giá cả phải chăng, các nhà mạng Việt Nam đã đưa ra một gói cước đặc biệt trị giá gần 500 triệu USD nhằm hỗ trợ người dân trong nước kết nối trực tuyến trong thời gian bùng phát dịch Covid-19. Vào năm 2023, chúng tôi sẽ tắt mạng 2G để 100% người dùng trên toàn quốc có thể kết nối Internet. Điều này có thể thực hiện được là nhờ sự hợp tác của các nhà sản xuất trong nước, cung cấp smartphone giá rẻ khoảng 30 USD", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Tháng trước, Việt Nam đã khởi động chương trình 1 triệu máy tính cho trẻ em Việt Nam phục vụ học tập trực tuyến. Ở chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số của Việt Nam, Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi các dịch vụ công và một số lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế, nông nghiệp, giao thông vận tải, tài chính. Việt Nam nhận được sự hỗ trợ rất mạnh mẽ từ Chính phủ, từ Thủ tướng Chính phủ trong việc tạo môi trường thuận lợi và huy động mọi nguồn lực cho chuyển đổi số.
Các quốc gia không thể đứng ngoài chuyển đổi số của nhân loại
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong bối cảnh thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, công nghệ, dịch vụ số đã chứng minh những lợi thế về tính linh hoạt, tạo môi trường thuận lợi cho các ý tưởng, sáng kiến để vượt qua khó khăn, thích ứng an toàn với đại dịch, phục hồi và phát triển kinh tế bền vững.
Thủ tướng cho rằng, công cuộc chuyển đổi số để xây dựng một thế giới số không phải của riêng một quốc gia, tổ chức, cá nhân nào; và cũng không một quốc gia, tổ chức, cá nhân nào có thể đứng ngoài tiến trình chuyển đổi số của nhân loại. Đây là vấn đề toàn cầu nên phải có cách tiếp cận toàn cầu, góp sức toàn cầu. Hợp tác quốc tế về chuyển đổi số, nhất là trong ITU, phải hướng đến mục tiêu xây dựng một thế giới số xanh hơn, toàn diện hơn, công bằng hơn cho tất cả mọi người và tất cả các quốc gia.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, công cuộc chuyển đổi số để xây dựng một thế giới số không phải của riêng một quốc gia, tổ chức hay cá nhân nào. |
Thủ tướng khẳng định chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là một trong quá trình thay đổi sâu, rộng toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội. Chính phủ các nước cần định hướng, dẫn dắt quá trình này để chuyển đổi số có hiệu quả; phải huy động cao nhất những giá trị mới của không gian số trong mọi mặt đời sống xã hội.
Bên cạnh đó, sự dẫn dắt, định hướng của nhà nước cần đi đôi với sự năng động, hiệu quả của thị trường. Vì vậy, hợp tác giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân rất cần được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi. Chuyển đổi số phải lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển. Quá trình này chỉ thực hiện thành công khi mỗi người dân tích cực tham gia và được thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Bởi vậy, vai trò dẫn dắt của Chính phủ cũng như các sáng kiến, kế hoạch hợp tác trọng tâm của ITU phải hướng tới mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh, thế giới số phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm chủ quyền số và an toàn, an ninh mạng. ITU cần phát huy mạnh mẽ hơn vai trò là một tổ chức chuyên ngành của Liên Hợp Quốc trong việc định hướng khuôn khổ quốc tế về chủ quyền số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
"Từng bước vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19, Việt Nam đang nỗ lực không ngừng tự thay đổi, đẩy mạnh chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực. Chính phủ Việt Nam cam kết tiếp tục là thành viên tích cực, chủ động và là thành viên có trách nhiệm của Liên minh Viễn thông Quốc tế; luôn đồng hành, hợp tác cùng các quốc gia, các tổ chức, doanh nghiệp để xây dựng thế giới số. Việt Nam mong muốn hợp tác cùng các nước thúc đẩy kinh tế số, xã hội số, nhất là hợp tác chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, quản lý hiện đại và thu hút đầu tư chất lượng cao", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.
Thúc đẩy hợp tác công - tư để xây dựng hạ tầng
Chia sẻ tại hội nghị này, ông Rashad Nabiyev, Bộ trưởng Giao thông, Truyền thông và Công nghệ cao của Azerbaijan cho biết, Chính phủ có vai trò tích cực trong chuyển đổi số bằng các hỗ trợ xương sống của hạ tầng Internet vì những công ty tư nhân thường không có đủ sức mạnh để tài trợ chuyển đổi số. Các chính phủ có thể tạo ra động lực cần thiết để đầu tư, thúc đẩy đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số thông qua mô hình PTP ở bất cứ nơi nào có thể.
Bà Paola Vega Castillo, Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Viễn thông của Costa Rica cho hay, Costa Rica đang triển khai một kế hoạch quốc gia mới nhằm phát triển viễn thông trong 5 năm tới và trong quá trình này các chính quyền địa phương được cung cấp ngân sách, tạo điều kiện mời gọi doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư chuyển đổi số hóa và hưởng lợi theo mô hình hợp tác công - tư.
Kết luận tại phiên hội thảo, ông Malcolm Johnson, Phó Tổng thư ký của ITU nhấn mạnh, thế giới đang có rất nhiều vấn đề thiết yếu phải giải quyết như sử dụng các công nghệ mới, công nghệ số hóa nhằm mang tới lợi ích cho mọi người; hoặc thông qua tài trợ, hợp tác công - tư và cả một kế hoạch, chương trình hành động cũng như khung chính sách linh hoạt để hỗ trợ và khuyến khích đầu tư ở vùng nông thôn, những nơi đang bị tụt lại phía sau.
Ông Johnson tin rằng, khó khăn nằm ở khả năng mang lại kết nối với giá cả phải chăng cho những người sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vốn bị sao lãng khi xét về lợi nhuận đầu tư thu được so với các đô thị. Điểm cốt lõi là tất cả cùng bắt tay nhau hành động, bổ trợ cho nhau bằng những thế mạnh riêng. Chỉ khi đó, họ mới có thể giải quyết triệt để, hiệu quả các vấn đề và đạt được mục tiêu tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số, mang lại lợi ích cho người dân ở khắp mọi nơi.
Nhóm phóng viên ICT
Ông Houlin Zhao, Tổng Thư ký ITU nói rằng, việc đổi tên thành ITU Digital World là sáng kiến tuyệt vời của Việt Nam, phản ánh tầm quan trọng của công nghệ số trong hệ sinh thái truyền thông.
" alt=""/>Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không một quốc gia nào có thể đứng ngoài chuyển đổi số