Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng việc tắt mạng 2G dù không ảnh hưởng nhiều đến người dùng do hiện nay smartphone tích hợp 3G, 4G đã được sử dụng khá phổ biến, song việc tắt mạng 2G sẽ ảnh hưởng lớn đến các kết nối máy-đến-máy (machina-to-machine – M2M). Các kết nối M2M được dùng để liên kết các phương tiện giao thông, hệ thống cảnh báo, và nhiều thiết bị kết nối khác. Theo tổ chức Machina Research, đến cuối năm ngoái có khoảng 160 triệu thiết bị như thế này. Phần lớn các thiết bị M2M đang bán hiện nay vẫn dựa trên mạng GSM.
Chính vì thế, các nhà mạng ở châu Âu quyết định giữ mạng 2G GSM lại thêm nhiều năm nữa, thay vào đó họ sẽ tắt mạng lưới 3G trước. Telenor của Nauy là một trong số những nhóm nhà mạng này.
Magnus Zetterberg, giám đốc công nghệ của Telenor nói rằng, Telenor sẽ cắt hoàn toàn mạng 3G vào năm 2020, nhưng sẽ giữ mạng 2G ít nhất đến năm 2025. Nhà mạng này đã triển khai mạng 4G LTE từ năm 2012, và mạng 4G của Telenor hiện chiếm khoảng 60% lưu lượng dữ liệu di động ở Na Uy.
Theo trang chuyên về viễn thông Rethink Wireless, các công ty đang xem xét sẽ sớm khai tử mạng 3G vì nhiều lý do. Thứ nhất, mạng 2G GSM hiện yêu cầu mức năng lượng tương đối thấp và chi phí chip rẻ, vì thế nó hỗ trợ tốt các dịch vụ Internet of Things (IoT) trong giai đoạn trước khi tổ chức 3GPP đưa ra những tiêu chuẩn cuối cùng dựa trên mạng LTE cho các kết nối cần lượng điện tiêu thụ thấp. 3GPP là Dự án đối tác thế hệ thứ 3, đó là một sự hợp tác giữa các nhóm hiệp hội viễn thông, nhằm tạo ra một tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống điện thoại di động thế hệ thứ 3 (3G) áp dụng toàn cầu nằm trong dự án Viễn thông di động quốc tế-2000 của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU).
" alt=""/>Vì sao nhà mạng nên khai tử mạng 3G trước mạng 2G?FIFA Online 4 Student Cup 2020 đã thu hút hơn 1.000 sinh viêncủa hơn 50 trường ĐH, CĐtrên toàn quốc tham gia tranh tài. Vượt qua rất nhiều trận đối đầu, các đội tuyển đến từ ĐH Xây Dựng, ĐH Công Nghiệp Hà Nội, ĐH Hoa Sen và ĐH Khoa học Huế đã xuất sắc có mặt tại VCK Quốc gia Student Cup 2020. Họ đã mang đến những phần tranh tài đầy căng thẳng và cống hiến để có được thứ hạng chung cuộc như sau:
(Xem lại các trận đối đầu căng thẳng của Student Cup 2020 TẠI ĐÂY)
Một lần nữa cảm ơn các khán giả, các bạn sinh viên và toàn thể người hâm mộ của FIFA Online 4 Việt Nam đã đón xem giải đấu Student Cup 2020. Chúc các bạn sẽ tiếp tục phát huy và theo đuổi đam mê của chính mình với bộ môn thể thao điện tử nói chung và FIFA Online 4 nói riêng. Đặc biệt, BTC giải đấu muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể các đội tuyển đã tham dự Student Cup 2020 từ những vòng đấu đầu tiên, các bạn chính là những tài năng mới không chỉ của FIFA Online 4 mà còn là những trụ cột tương lai của đất nước. Hãy cùng cống hiến hết mình và chơi hết mình cùng đam mê nhé!
" alt=""/>FIFA Online 4 Student Cup gọi tên nhà vô địch Đại học Xây dựngDù chiếc điện thoại cuối cùng của BlackBerry sản xuất cách đây đã gần 4 năm nhưng vẫn có những cộng đồng nhỏ những người chơi BlackBerry tại Việt Nam còn tồn tại. Vẫn có những bài viết rải rác trên các hội nhóm về dòng điện thoại nức tiếng một thời. Đặc biệt, trên một nhóm buôn bán BlackBerry cũ, hàng ngày vẫn có vài bài đăng mua bán, trao đổi, vẫn có sản phẩm được giao dịch.
Anh Cường Phạm, một người chuyên sửa chữa và mua bán BlackBerry tại TP.HCM, cho hay mỗi ngày anh vẫn có thể bán ra được 7-8 máy (dù tin tức gần đây khiến lượng mua bán giảm hẳn).
Anh Anh Tuấn, một người chơi khác ở Cần Thơ, cho hay anh vẫn giữ một số mẫu BlackBerry làm kỷ niệm, lâu lâu mua bán trao đổi với mọi người.
“Mình vẫn sử dụng BlackBerry song song với điện thoại chính, vì dòng BlackBerry đơn giản, an toàn”, anh Tuấn tâm sự.
Trong khi đó, chị Thuỳ Trang - một người chơi BlackBerry lâu năm - cho rằng, dù nhiều người chơi đã chuyển sang các dòng máy khác nhưng ai cũng giữ một chiếc BlackBerry “để anh em gặp nhau còn có câu vô đề, thậm chí có lúc chỉ dùng nó để nhận ra nhau giữa đám đông”.
Anh Trần Mạnh Hiệp, đồng sáng lập diễn đàn Tinh Tế - một thời gian dài chơi BlackBerry, nhận xét cộng đồng chơi BlackBerry hiện nay vẫn tồn tại, dù số lượng ngày một ít đi.
“BlackBerry được yêu mến vì kiểu dáng mạnh mẽ, nam tính. Dù hiện nay nhiều người chuyển sang xài điện thoại khác nhưng tình yêu không thay đổi được”, anh Hiệp phân tích. “Nhóm người yêu thích BlackBerry thường tử tế, lịch thiệp. Họ yêu chân phương, không khoe mẽ, hiếm khi lên mạng chửi nhau như một số cộng đồng khác”, anh Hiệp nói thêm.
Rất nhiều người chơi từng gắn bó với kiểu dáng khác biệt của BlackBerry, thích hàng phím vật lý bấm rất đã tay và hiệu quả. “BlackBerry vẫn sống trong lòng mọi người, bởi nó là một phần của lịch sử phát triển smartphone. Ngay trong thời đại của nó, nó là số 1 về nhiều mặt, đặc biệt bàn phím và bảo mật. Nên mọi người vẫn sẽ nhớ về BlackBerry như một ký ức đẹp”, anh Bùi An - quản lý diễn đàn HDVietnam phân tích.
Vì sao BlackBerry “chết”?
Theo anh Trần Mạnh Hiệp, trên thực tế BlackBerry đã “chết” từ rất lâu, vào thời điểm mà hãng chuyển sang sử dụng hệ điều hành Android. Thêm nữa, BlackBerry cũng dừng bán điện thoại mới được vài ba năm.
“Điện thoại BlackBerry đúng như người ta trải nghiệm thì không còn lâu lắm rồi. BlackBerry xài Android thì không còn là BlackBerry nữa”, người đồng sáng lập diễn đàn công nghệ lớn nhất hiện nay bày tỏ.
![]() |
BlackBerry đã thay đổi bằng cách làm điện thoại màn hình cảm ứng, giữ lại phím QWERTY, chạy Android, nhưng vẫn không trụ được. (Ảnh: Hải Đăng) |
Như nhiều ý kiến đã phân tích trước đây, anh Bùi An cho rằng BlackBerry quá chậm thay đổi, quá tự tin vào chất lượng sản phẩm của mình cũng như hệ điều hành của họ.
“Trong thị trường cạnh tranh với iPhone, Android và cả máy Windows Phone lúc đó, BlackBerry hầu như không tạo ra được nhiều sáng tạo mới khiến người dùng không có lý do gì để lựa chọn”, anh Bùi An lý giải.
Việc chuyển sang Android trong những năm sau đó của BlackBerry được xem là bước đi chữa cháy, nhưng mọi chuyện đã quá muộn màng. Giống như ông lớn Nokia cũng đã chậm chân khiến cho hào quang một thời cũng vụt tắt.
“Tóm lại, BlackBerry phải rời cuộc chơi do chậm thay đổi, hệ điều hành không phát triển với ứng dụng yếu và thiếu. Cùng với đó là sản phẩm có giá khá cao, không đáp ứng được những nhu cầu mới của người dùng về công nghệ”, anh Bùi An nhận định.
Trong khi đó, chị Thuỳ Trang cho rằng ngành công nghiệp smartphone thay đổi diễn ra quá đáng sợ, nhưng những người tạo ra BlackBerry lại bình chân như vại, khiến cho sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu sử dụng và phát triển.
Song song đó, hệ điều hành của hãng không “mở”, không theo kịp trào lưu mạng xã hội, và số lượng ứng dụng không đáp ứng được nhu cầu.
Những hạn chế đó buộc BlackBerry phải dừng cuộc chơi phần cứng và đi theo con đường phát triển giải pháp di động.
Dù thừa nhận BlackBerry đã thất bại song những người chơi BlackBerry đến hiện tại như chị Trang không cho rằng BlackBerry đã “chết”.
“BlackBerry đã, đang, và sẽ là tượng đài trong lòng mình. BlackBerry là thanh xuân rực rỡ mình từng có, là công việc, là bạn bè, từng có khi là tình yêu. Và nó ở yên đó, ngự trị cùng thanh xuân của mình”, chị Trang tâm sự.
Hải Đăng
Điện thoại BlackBerry tại Việt Nam vẫn hoạt động bình thường sau ngày 4/1, tuy nhiên nhiều người chưa thể yên tâm hoàn toàn.
" alt=""/>BlackBerry 'chết' nhưng vẫn sống trong lòng nhiều người chơi điện thoại