Trang tin tức LBCI của Lebanon dẫn các nguồn tin cho biết, ông Khaled Mashal đã đảm nhận vai trò thủ lĩnh tạm quyền của Hamas, chịu trách nhiệm liên lạc với các bên chủ chốt tham gia cuộc thương thuyết trả tự do cho con tin Israel.
Ông Khaled Meshaal, 67 tuổi, là một trong những thành viên sáng lập của Hamas và một trong các nhà lãnh đạo lớn tuổi nhất của tổ chức này.
Theo các nguồn tin, ban lãnh đạo Hamas đã thông báo cho các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Ai Cập về cái chết của ông Sinwar trong một chiến dịch ở Tel al-Sultan và nhấn mạnh rằng, sau cái chết của ông, các cuộc đàm phán về việc trao đổi tù nhân và chấm dứt chiến tranh sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Tờ Times of Israel dẫn lời ông Khalil al-Hayya, một nhà lãnh đạo chính trị cấp cao của Hamas hôm nay (18/10) xác nhận, thủ lĩnh Yahya Sinwar đã thiệt mạng tại Gaza hồi đầu tuần này.
Trong một tuyên bố bằng video, ông al-Hayya nói, cái chết của thủ lĩnh Sinwar giúp củng cố thêm sức mạnh cho Hamas và thề rằng "những kẻ chiếm đóng" sẽ sớm hối hận vì đã giết ông Sinwar. Ông Khaill al-Hayya là phó thủ lĩnh của Hamas ở Gaza và là nhà đàm phán chính của nhóm.
Ông al-Hayya nói thêm, 101 con tin đang bị Hamas giữ tại Gaza chỉ được thả sau khi cuộc chiến kết thúc và quân Israel rút khỏi dải đất ven biển của Palestine.
Trước đó, Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết, thủ lĩnh Hamas Sinwar đã bị tiêu diệt trong một cuộc chạm trán tình cờ với đội tuần tra của Israel ở Gaza hồi đầu tuần này. Israel cho rằng, cái chết của ông Sinwar sẽ mở ra một cánh cửa ngoại giao để giải thoát các con tin bị Hamas giam giữ. Một quan chức Israel nói, nước này đang cân nhắc các thỏa thuận riêng với các phe phái của Hamas nếu không có thủ lĩnh mới nào xuất hiện.
Theo Sputniks, phó trưởng phòng tổng công tố liên bang tại vùng Ural, Nga là Andrey Kuryakov cho biết, một cuộc điều tra mới đây đã tìm ra câu trả lời cho sự kiện bí ẩn, vốn là chủ đề của hàng loạt giả thuyết về đĩa bay và thậm chí là các cuộc thử nghiệm bí mật của quân đội.
Chín sinh viên thuộc một trường đại học địa phương ở vùng Ural, do Igor Dyatlov dẫn đầu, đã bắt đầu chuyến leo núi bất hạnh của họ vào tháng 2/1959. Là những người có kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ cho chuyến đi, cả nhóm dự định vượt qua quãng đường 350km xuyên qua địa hình hiểm trở ở phía bắc dãy núi Ural.
Ban đầu, mọi việc diễn ra suôn xẻ, nhiều bức hình mà họ để lại đã chứng tỏ điều đó. Tuy nhiên, sau đó, những người leo núi không phát đi tín hiệu từ chặng dừng chân dự định và kích hoạt một chiến dịch giải cứu.
Sau đó, họ được tìm thấy trong một hoàn cảnh khủng khiếp. Lều của họ được tìm thấy ở sườn núi, nơi mà sau này người dân địa phương gọi là “Ngọn núi của người chết”.
Lều trống rỗng, bị cắt từ bên trong bằng vật thể sắc. Mọi đồ vật của những sinh viên này, gồm cả giày, đều còn nguyên ở trong lều.
Thi thể của 2 trong số những người này, chỉ mặc đồ lót, được tìm thấy ở dưới gốc cây cách lều khoảng 1km. Một số người bị những vết thương bên trong rất lớn, sọ bị rạn và bị thương ở ngực. Một phụ nữ trong nhóm được tìm thấy trong tình trạng mắt, lưỡi và một phần môi bị mất.
Cuộc điều tra vào thời điểm đó không đưa ra được kết luận nào mà chỉ cho hay, các sinh viên bị một thế lực rất mạnh giết chết.
Tuy nhiên, một cuộc điều tra về thảm kịch trên – một trong những bí mật lớn nhất thời Liên Xô, đã được tái khởi động vào năm ngoái.
Theo ông Kutyakov, các nhà điều tra đã kết luận lở tuyết đã gây ra cái chết cho 9 sinh viên trên. Theo đó, sau khi tuyết lở, họ phải cắt lều chui ra ngoài, rồi đi tới một cây cầu đá gần đó để tránh bị vùi lấp. “Đó là việc làm đúng khi đó, song vẫn còn một lý do khác khiến họ thiệt mạng”.
Khi các sinh viên cố quay lại tìm lều, họ không thể nhìn thấy nó. “Tầm nhìn khi đó chỉ còn khoảng 16m trong khi lều cách họ khoảng 50m”. Cả nhóm đi xuôi xuống sườn núi và nhóm lửa, sau đó tiếp tục tìm kiếm nhưng không thành công. Không còn cơ hội sống sót, những người trong nhóm dần chết cóng trong thời tiết -45 độ.
Hoài Linh
Các nhà khảo cổ khi khám phá nền văn minh cổ đại đã bất ngờ tìm thấy hòn đá bí ẩn bên bờ sông, từ đây tiếp tục vén màn bí mật về một thành phố cổ bị biến mất hàng ngàn năm trước.
" alt=""/>Bí ẩn lớn nhất thời Xô viết đã có câu trả lờiXét trong bối cảnh các vụ bắt nạt học đường, câu hỏi về trách nhiệm của những người ngoài cuộc cũng được đặt ra.
Những người chứng kiến
Theo 2 nhà nghiên cứu Hong JS và Espelage DL trong bài báo "Một đánh giá phân tích hệ sinh thái về nạn bắt nạt và ngược đãi bạn bè ở trường học", bắt nạt học đường được coi là một hiện tượng mang tính nhóm.
Theo đó, ngoài những kẻ bắt nạt và nạn nhân, còn có sự tham gia của một số lượng lớn những người ngoài cuộc chứng kiến hành vi bắt nạt (gọi là "bystander).
Người ngoài cuộc (bystander) là những cá nhân chứng kiến hành vi bắt nạt nhưng không trực tiếp tham gia vào hành vi đó. Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS), trong các tình huống bắt nạt, những người ngoài cuộc có thể đảm nhận 4 vai trò: (1) trợ giúp, tham gia cùng những kẻ bắt nạt (2) ủng hộ và khuyến khích những kẻ bắt nạt (3) đứng ngoài thụ động quan sát và (4) bảo vệ nạn nhân. Trong đó, trường hợp thứ 3 là phổ biến nhất.
Nghiên cứu "Những quan sát tự nhiên về sự can thiệp của bạn bè trong bắt nạt" của nhóm tác giả Hawkins DL, Pepler DJ, Craig WM đều chỉ ra những người ngoài cuộc đã có mặt ở hơn 83% và 90% số vụ bắt nạt nhưng họ hầu như không can thiệp để ngăn chặn nó.
Một số nguyên nhân lý giải cho xu hướng này bao gồm nỗi sợ bị trả thù và trở thành nạn nhân tiếp theo, không phải là bạn của người bị bắt nạt, sự vô cảm, hờ hững hoặc đơn giản không biết làm gì.
Nền tảng bắt nạt cũng trở nên đa dạng hơn, với sự lên ngôi của bắt nạt trên mạng (cyberbullying). Những đứa trẻ từng bị bắt nạt trên mạng cho biết mức độ trầm cảm và ý nghĩ tự tử cao hơn, cũng như đau khổ về cảm xúc, thù địch và phạm pháp nhiều hơn so với những đứa trẻ bình thường, theo HHS.
Khi những người ngoài cuộc không can thiệp và im lặng, điều đó cũng gửi một thông điệp tới kẻ bắt nạt rằng hành vi của họ có thể chấp nhận được và nạn nhân sẽ càng cảm thấy đơn độc và bất lực. Khi đó, kẻ bắt nạt được thế lấn tới trong khi nạn nhân vô vọng và nghĩ quẩn.
'Chìa khóa' giải bài toán bạo lực học đường
Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng người ngoài cuộc đều đóng một phần vai trò gián tiếp trong các vụ bắt nạt. Họ hoàn toàn có thể thực hiện các hành động tích cực để ngăn chặn hành vi bắt nạt và giải quyết vấn đề đó trong khi nó đang xảy ra hoặc sau khi nó xảy ra.
Tổ chức Liên minh chống bắt nạt Anh khẳng định, các biện pháp can thiệp chủ động và phòng ngừa được thực hiện ở cấp độ cá nhân, lớp học, trường học và cộng đồng có khả năng làm giảm bắt nạt, bên cạnh các chiến lược phản ứng để đối phó khi chúng xảy ra.
Sự can thiệp của người ngoài cuộc có thể ở nhiều hình thức và điều quan trọng là những người này phải chọn cách tiếp cận mà họ cảm thấy an toàn và thoải mái.
Can thiệp trực tiếp: Đối mặt trực tiếp với kẻ bắt nạt và yêu cầu họ dừng hành vi của mình, bao gồm can thiệp về vật lý để ngăn chặn hoặc bằng lời nói.
Can thiệp gián tiếp:Báo cáo hành vi cho người lớn có trách nhiệm, chẳng hạn như bảo vệ, giáo viên, hoặc ban giám hiệu. Cách tiếp cận này đặc biệt hiệu quả khi người ngoài cuộc không chắc chắn về cách can thiệp trực tiếp hoặc khi hành vi bắt nạt đặc biệt nghiêm trọng.
Đánh lạc hướng kẻ bắt nạt:Thay đổi chủ đề hoặc chuyển hướng sự chú ý của kẻ bắt nạt, tuy nhiên, phụ thuộc vào tình huống cụ thể. Ví dụ, người ngoài cuộc có thể đánh lạc hướng bằng cách bắt đầu cuộc trò chuyện về một chủ đề mà người bắt nạt quan tâm hoặc bằng cách pha trò tạo sự không tập trung.
Cung cấp sự hỗ trợ và an ủi cho nạn nhân: Những người ngoài cuộc có thể đề nghị đi cùng nạn nhân đến lớp học tiếp theo, ngồi ăn trưa với họ hoặc đề nghị nói chuyện nếu họ cần. Cách tiếp cận này đặc biệt hiệu quả trong việc giảm thiểu tác động tâm lý của việc bắt nạt và giúp nạn nhân cảm thấy bớt bị cô lập.
Đối với các trường học và cộng đồng, thúc đẩy sự can thiệp của người ngoài cuộc là một phần quan trọng trong tổng thể chiến lược ngăn chặn bắt nạt học đường và thúc đẩy một môi trường an toàn, hỗ trợ cho tất cả học sinh.
Bằng cách trao quyền cho những người ngoài cuộc can thiệp vào các trường hợp bắt nạt, chúng ta có thể làm việc cùng nhau để tạo ra một nền văn hóa tôn trọng và tử tế trong các trường học và cộng đồng.
Tử Huy