Ảnh "tưởng tượng" về smartphone "tin đồn" của Amazon. Ảnh: Cnet |
Ảnh "tưởng tượng" về smartphone "tin đồn" của Amazon. Ảnh: Cnet |
Sau khi thâu tóm Palm, người tiêu dùng đã bắt đầu tin rằng HP sẽ sớm bán ra thị trường máy tính bảng chạy trên nền tảng WebOS của Palm bởi phần mềm “cây nhà lá vườn” sẽ giúp HP tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với khai thác nền tảng của các hãng khác. Tuy nhiên, HP vẫn kín tiếng với các dự tính của mình, và trong một số phát ngôn của mình, hãng sản xuất máy tính hàng đầu thế giới này đã khiến giới truyền thông bán tín bán nghi hãng này đã từ bỏ kế hoạch sản xuất máy tính bảng Windows Slate.
Tuy nhiên, sau nhiều đồn đoán, cuối cùng HP cũng hé lộ kế hoạch chuẩn bị tung ra thị trường cả 2 dòng tablet Windows 7 và WebOS. Giám đốc bộ phận hệ thống cá nhân Todd Bradley của HP đã công khai xác nhận những tin đồn mà giới công nghệ đã lan truyền từ khá lâu.
Theo ông này, HP sẽ trình làng máy tính bảng Windows Slate trong “tương lai gần”. Và, tiếp sau đó đến đầu năm 2011, hãng sẽ ra mắt máy tính WebOS mà giới thạo tin đồn thổi sẽ có tên gọi là PalmPad. Mặc dù đã lên tiếng xác nhận các kế hoạch của mình nhưng HP vẫn kín tiếng về tính năng của những sản phẩm này.
" alt=""/>HP sắp trình làng máy tính bảng Windows 7 và WebOSKhả năng kết nối internet khiến những ứng dụng trên TV ngày càng rộng mở. Từ màn hình TV, người dùng có thể truy cập vào các dịch vụ trực tuyến: nghe nhạc, mua sắm, tham gia các mạng xã hội...
Trước đó, những kết nối bên ngoài là nhờ những Set-top-box (thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình internet) với khả năng cài đặt thêm các phần mềm ứng dụng, vào các mạng xã hội, trò chơi, mua sắm trực tuyến, xem video theo yêu cầu…
Đến khi các hãng sản xuất hàng đầu thế giới: Samsung, Sony, LG, Panasonic, Vizio (ở thị trường Mỹ) đi vào hoàn thiện thì những chiếc TV có tích hợp kết nối internet mới đều bắt đầu khai thác được những tiện ích mới này.
Hầu hết kho ứng dụng dịch vụ tương tác trực tuyến đều được hiển thị dưới dạng giao diện Widget trên màn ảnh khi sử dụng TV truy cập kết nối. Điều duy nhất cần làm để truy cập và khai thác các ứng dụng này là thao tác trên chiếc điều khiển từ xa.
Samsung App Store
Đến nay, Samsung vẫn là nhà sản xuất giữ vị trí dẫn đầu về phát triển dòng TV kết nối Internet và cung cấp các ứng dụng trực tuyến cho hệ thống giải trí tại nhà.
Dòng TV internet của Samsung bắt đầu chiếm lĩnh thị trường từ 2008 với các ứng dụng web qua tính năng RSS feeds Infolink. Kết nối này đưa tin tức, thời tiết và thông tin chứng khoán lên màn hình lớn của HDTV.
Đầu 2009, Samsung đưa ra hệ thống Internet @ TV với nhiều hơn những dịch vụ ứng dụng. Kho ứng dụng Samsung App bắt đầu được xây dựng và đến tay người tiêu dùng khi được ra mắt tại CES 2010.
Samsung App được ứng dụng rộng rãi tới trên 50 quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam). Những chiếc TV tích hợp Internet Widget: LED series 7, 8; LCD series 6, 7; Plasma series 6 và tất cả những chiếc TV năm 2010 đều khai thác dễ dàng những ứng dụng này.
Các ứng dụng hiển thị trên TV với giao diện, người xem chỉ việc dùng remote truy cập các Widget có sẵn này để thưởng thức nội dung. Đặc biệt, HDTV năm 2010 còn được tích hợp thêm cả tính năng Skype ngay trên màn hình TV khi bạn truy cập Samsung App.
Panasonic Vieracast
Nhanh chóng khai thác tiềm năng từ kết nối internet, Panasonic bắt tay vào xây dựng và đưa hệ thống Vieracast vào những thiết bị giải trí của mình từ 2009. Đến đầu 2010, cũng chính Panasonic là hãng đầu tiên đưa ứng dụng trò chuyện trực tuyến Skype vào HDTV.
" alt=""/>Khai thác kho ứng dụng trên tivi HDTrang Mobile-Review (Nga) đăng hình và thông số mẫu điện thoại chưa từng được Nokia công bố.
" alt=""/>Thêm một điện thoại Qwerty giá rẻ của Nokia