Ngày 11/11 hàng năm là ngày lễ mua sắm lớn nhất tại Trung Quốc, mang lại nguồn thu lớn cho các hãng thương mại điện tử như Alibaba và JD.com, nhưng núi rác để lại chỉ sau một ngày này lại khiến các nhà môi trường học bức xúc.
"Lượng tiêu thụ kỷ lục cũng đồng nghĩa với lượng rác thải kỷ lục", Nie Li từ tổ chức Greenpease nói đồng thời ước tính lượng đơn hàng năm nay sẽ thải ra hơn 160.000 tấn rác thải, bao gồm nhựa, bìa cứng và băng dính.
Theo cơ quan truyền thông quốc gia Trung Quốc, tổng doanh thu bán hàng của ngày Độc Thân 2017 là 254 tỷ Nhân dân tệ (38,25 tỷ USD) với 1,38 tỷ đơn hàng, trong đó khoảng 1/4 là thiết bị điện tử gia đình và điện thoại di động.
Cục Bưu điện Nhà nước Trung Quốc (SPB) cho biết các bưu điện và công ty vận chuyển đã phải xử lý ít nhất 331 triệu gói hàng, tăng 31,5% so với năm ngoái.
Greenpeace gọi ngày đại giảm giá này là một "thảm hoạ với môi trường" bởi không chỉ tạo ra lượng rác thải khổng lồ mà còn làm tăng lượng khí thải carbon từ quá trình sản xuất, đóng gói và vận chuyển.
Một báo cáo tuần trước ước tính tổng các đơn hàng phát sinh trong ngày này năm ngoái đã sản sinh 52.400 tấn khí carbon dioxide.
Các hãng thương mại điện tử cũng đưa ra nhiều biện pháp nhằm giải quyết vấn đề này như thay thế hộp carton bằng hộp nhựa tái sử dụng, thử nghiệm túi tự huỷ sinh học hay hộp không dán băng dính. Tuy nhiên, theo Nie, như thế vẫn là chưa đủ.
"Các hãng bán lẻ trực tuyến khổng lồ vẫn chưa có nhiều động thái nhằm giảm rác thải đóng gói vận chuyển", Nie nói. "Sau cùng thì việc chúng ta vứt bỏ gói đựng hàng sau một lần dùng không phải giải pháp bền vững".
Vấn đề rác thải đóng gói của Trung Quốc không chỉ phát sinh từ ngày mua sắm Singles’ day.
Số liệu chính thức cho thấy các hãng vận chuyển Trung Quốc đã giao tổng cộng 20 tỷ đơn hàng trong năm 2015, sử dụng 8,27 tỷ túi nilon, 9,92 tỷ hộp carton và lượng băng dính đủ để quấn quanh trái đất hơn 400 vòng.
Lượng đơn hàng giao tại nước này ngày càng tăng, ước tính chạm mức 50 tỷ trong năm tới, tăng từ 30 tỷ đơn năm 2016, theo SPB.
Những con số khổng lồ này cũng chỉ là một phần nhỏ trong vấn đề rác thải tại Trung Quốc khi mà phần lớn đất và nước bị ô nhiễm bởi rác thải gia đình và công nghiệp.
Với lượng chất thải rắn lên tới 2 tỷ tấn mỗi năm, các thành phố lớn của nước này hiện được bao quanh bởi các hố chôn rác được gọi là "vành đai thứ 7".
Trung Quốc cũng phải chi nhiều tiền cho công trình xử lý lượng rác khổng lồ "khó tiêu" từ hàng điện tử, pin, đồ gia dụng.
Để phần nào giải quyết tình trạng trên, SPB đã ban hành văn bản hướng dẫn hồi năm ngoái, thúc giục các hãng giao hàng loại bỏ những sản phẩm đóng gói không đạt chuẩn vào cuối năm 2020, đồng thời thiết lập hệ thống tái sử dụng hợp lý.
Nêu vấn đề này trong cuộc họp Quốc hội năm nay, các đại biểu đến từ tỉnh Hà Nam của Trung Quốc đề xuất phạt các công ty giao hàng vi phạm quy định, đồng thời có chính sách ưu đãi để khuyến khích sử dụng vật liệu tái chế (thường đắt đỏ hơn).
"Điều này sẽ không được hưởng ứng bởi các công ty vận chuyển hay khách hàng nên cần có sự hỗ trợ từ chính phủ trong vấn đề chính sách, ngân sách và thuế", họ nói.
Theo Nie của Greenpeace, sau tất cả thì cần phải có sự thay đổi trong tư duy của người dùng. "Nếu muốn ‘xanh hoá’ thói quen mua sắm của mình, chúng ta cần tiêu thụ ít đi, tái sử dụng nhiều hơn và quay về sửa chữa những thứ hỏng hóc".
Theo GenK
" alt=""/>Sau lễ mua sắm Singles' day, Trung Quốc ngập trong 160 ngàn tấn rácTheo trang Shanghaiist đưa tin, hôm 2/1 vừa qua, một màn hình quảng cáo điện tử cỡ lớn ở thành phố Lật Dương, Giang Tô, Trung Quốc đã bất ngờ chiếu phim người lớn. Điều đáng nói là "màn chiếu phim" trên kéo dài tới tận 1h30 phút và đã được nhiều người dân qua đường chứng kiến.
Hóa ra, nguyên nhân là do người nhân viên quản lý bảng quảng cáo điện tử đã bật trang web phim người lớn trong lúc trực vì nghĩ rằng màn hình đã bị tắt vào ban đêm. Sau đó, anh này đã dùng máy tính kết nối với màn hình để mở trang phim đen.
Nhiều người qua đường đã kịp chụp ảnh và quay video chia sẻ lên mạng. Sau đó, một đồng nghiệp đã kịp gọi điện tới văn phòng và cảnh báo người nhân viên kia.
Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện những vụ chiếu nhầm phim người lớn tại nơi công cộng. Mới đây, màn hình TV cỡ lớn tại nhà hàng lẩu Haidilao ở Vũ Hán, Trung Quốc đã bất ngờ chiếu phim người lớn trong khi nhiều thực khách đang ăn uống. Vụ việc sau đó đã lan truyền trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc với hàng trăm triệu lượt xem.
Hay như hồi cuối năm 2018, trong lúc đang giảng bài thầy giáo tại một trường học của Trung Quốc đã chiếu nhầm phim khiêu dâm trước sự chứng kiến của đông đảo học sinh.
Gần đây nhất, một khách hàng khi tới tham quan cửa hàng đồ nội thất Ikea ở Hồng Kông đã hốt hoảng khí thấy phim người lớn chiếu trên màn hình TV lớn của cửa hàng.
" alt=""/>Trung Quốc: Nhân viên quản lý bảng quảng cáo chiếu phim người lớn vì tưởng màn hình đã tắtCES trước đây là từ viết tắt của "triển lãm điện tử tiêu dùng" nhưng giờ hẳn là CES có thuật ngữ riêng của nó. Công nghệ đang thay đổi nhanh chóng và có thể giải quyết nhiều vấn đề. Hãy đến Las Vegas để kể câu chuyện của công nghệ và của CES trong vài ngày tới vào tháng Giêng.
Những xu hướng lớn nhất của CES 2019 sẽ là gì?
5G đã có mặt ở Mỹ, nhưng vẫn còn hàng tuần nữa nếu không nói là hàng tháng nữa smartphone mới có thể tận dụng lợi thế của mạng 5G. Và ngay cả khi những điện thoại đó xuất hiện, mọi thứ không đơn giản như bật modem 5G.
Tuy nhiên, năm 2019 đã sẵn sàng để trở thành Năm 5G và chuyến tàu đó bắt đầu tại CES. Nếu mọi việc suôn sẻ, CES 2019 sẽ cho cả thế giới thấy 5G sẽ làm gì cho chúng ta ngoài việc chỉ cho chúng ta những chiếc smartphone nhanh hơn. Các thiết bị nhà thông minh an toàn hơn, cảm biến từ xa chạy bằng pin và các ứng dụng sức khỏe từ xa đáng tin cậy đều là những câu trả lời tốt cho câu hỏi đó. Hãy cứ tin tưởng.
Năm ngoái, Google đã gây tiếng vang lớn tại CES, khi nói về loa Home và Google Assistant. Theo thống kê của ngành từ Canalys và các công ty khác, Google đã thu hẹp khoảng cách với Amazon về doanh số loa thông minh. Mặc dù vậy, hãng vẫn còn nhiều việc phải làm.
Đó có lẽ là lý do tại sao Google tăng gấp ba lần diện tích sàn cho sự hiện diện của họ tại CES 2019. Amazon, thật kỳ lạ, chưa bao giờ có gian hàng chính thức tại CES, vì vậy Google có cơ hội rộng mở để lấp đầy khoảng trống bằng cách thổi phồng Trợ lý của mình. Câu hỏi lớn sẽ xuất hiện sau CES: Google có thể biến sự hiện diện tại CES của mình thành động lực thị trường không?