Bất cứ ai yêu trà mến ấm đều từng nghe đến câu: “Nhất nước, nhì trà, tam pha, tứ ấm”. Hàm ý của câu nói về 4 điểm quan trọng nhất trong nghệ thuật thưởng trà. Ở đó, “nước” dùng để pha trà là yếu tố đứng đầu. Vậy, nguồn nước nào được các chuyên gia khuyên dùng trong pha chế trà? Và liệu, “nước” có thật sự tác động đến chất lượng chén trà thành phẩm?Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP.HCM, tác giả của hàng loạt bài viết giá trị về sức khỏe, đã có những câu chuyện chia sẻ thú vị xoay quanh chủ đề “Nước” - ý nghĩa trong nghệ thuật thưởng trà trước thềm xuân Nhâm Dần.
|
NSƯT Hải Phượng và lương y Đinh Công Bảy thưởng trà và nói về nước trong nghệ thuật pha trà trước thềm xuân. |
Theo Lương y Đinh Công Bảy, bên cạnh lá trà, loại trà, “nước” là yếu tố tiên quyết tạo nên một chén trà ngon. Chất lượng của nước quyết định trực tiếp tới chất lượng của chén trà. Vì vậy, người pha trà không chỉ nên biết về loại trà mình sử dụng mà còn cần tìm hiểu cả chất lượng của nước dùng trong pha trà.
“Nước có thành phần hóa học không? Chúng được phân loại như thế nào?”, vị lương y đặt câu hỏi.
Ông cho biết, nước ngon phải đạt một số tiêu chuẩn như: đó là “nước mềm”; màu sắc trong suốt, không vẩn đục; không mùi, vị tươi mát, ngọt ngào; nước mát tự nhiên (nhiệt độ nước thấp); nguồn nước trong môi trường sạch, tràn đầy sinh khí, giàu oxy.
Trong “Thưởng trà thật đẹp, thật vui” (NXB Tổng hợp TP.HCM), nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn cũng đã có chia sẻ: “Nước mềm là nước có tỷ lệ muối hòa tan Calcium và Magnesium thấp. Người ta chia độ mềm, cứng của nước theo đơn vị đo độ cứng như mg, Ca/L, hoặc CaCo3/L. Trong tự nhiên, rất nhiều nguồn nước có độ cứng thấp như nước mưa, độ cứng của nước mưa gần như bằng 0, và độ cứng của nước sông, ao hồ ở đồng bằng phần lớn cũng khá thấp. Ngược lại vùng núi đá vôi lại có độ cứng cao”.
|
Một khay trà trong nghệ thuật thưởng trà ngày xuân |
Trong khái niệm Đông y, những loại nước được đánh giá cao để pha trà có thể kể đến như: Vũ Thủy - nước mưa, Lộ Thủy - nước sương móc, Đông Sương - nước sương sa, Lưu Trường Thủy - nước dòng sông, ngoài ra còn có Đông Lộ Thủy hay Tỉnh Hoa Thủy.
Theo lương y Đinh Công Bảy, trà pha bằng những loại nước này không những toát lên được vị ngon thanh của chén trà, mà còn hỗ trợ tiêu trừ bệnh tật. Trong số đó nổi bật nhất là Vũ Thủy, Lộ Thủy, Đông Lộ Thủy- 3 thứ nước được người xưa đánh giá cao để tạo ra chén trà ngon.
Trả lời câu hỏi, liệu có nguồn nước nào dồi dào, thuận lợi cho việc pha trà mà lại tạo chất lượng tốt cho chén trà thành phẩm, lương y Đinh Công Bảy cho biết, tập sách “Thưởng trà thật đẹp, thật vui” của Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn có thể là câu trả lời thỏa đáng nhất cho ưu tư này. Tuy nhiên, “nước mưa phải chọn nước mưa sau (không lấy nước ở cơn mưa đầu) và dụng cụ lấy, chứa nước mưa phải được vệ sinh sạch sẽ không để lẫn rêu, bụi…
Cách lấy nước Lộ Thủy là lấy nước trên lá cây lúc sáng sớm vào mùa thu là tốt nhất. Nước sương sa thì cũng lấy như nước Lộ Thủy nhưng vào mùa đông. Nước đọng lại trên lá sen cũng hay được dùng, vì lá sen có hương thơm thanh, lấy nước đọng trên lá sen còn ngậm hương sen để pha trà thì rất tuyệt. Nước dòng sông - Lưu Trường Thủy cũng phải chọn nước nơi thượng nguồn cho sạch, lấy ở giữa dòng thì nước mới trong, có vị ngọt và tính bình khí”.
“Tất nhiên chúng ta có những nguồn nước tốt, hoàn toàn phù hợp cho việc pha trà mà anh Tuấn đã kỳ công đến tận nơi thực nghiệm. Phải khẳng định, “nước” trong “Thưởng trà thật đẹp, thật vui” là công trình nghiên cứu chất lượng, không chỉ thỏa đáng về khoa học mà còn chuẩn xác trong nghệ thuật thưởng thức”, lương y Bảy nói.
Có thể điểm qua một trong số những nguồn nước quý và tốt cho pha chế trà, gần TP.HCM nhất, mà Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn đã nêu, là nước trên núi Thị Vãi (xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
|
Lương y Đinh Công Bảy (bìa phải) và nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn trò chuyện về nước, nghệ thuật pha trà và sức khỏe người dùng trà thường xuyên. |
“Nguồn thủy liệu trên núi Thị Vãi có vị ngọt và thanh mát. Khi dùng nước này để pha trà cổ thụ, những người thưởng thức có cảm giác mình đang thưởng thức chén trà trên “cổng trời” ở vùng Tây Bắc.
Nếu dùng nguồn thủy liệu này pha với trà Thái Nguyên thì nước sẽ có màu xanh biếc của vùng núi đồi trung du, đặc biệt hương vị vẫn giữ đều cho tới lần pha nước thứ năm, thứ sáu. Khi lấy nước suối núi Thị Vãi pha đem trà Ô long thì trong chén trà có lẫn mùi hương nhân sâm của rừng già”, nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn chia sẻ thêm.
Trong khi đó, nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng cũng đã có những chia sẻ đặc sắc về Tuyết Thủy, tức nước từ tuyết. Theo chị, người từng có khoảng thời gian dài sinh sống, làm việc và du lịch ở những nơi có tuyết dày bao phủ: “Ở xứ lạnh có tuyết, người ta hay lấy tuyết làm nước pha trà. Có khoảng thời gian tôi đến Nga, đã được nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn chỉ cho cách dùng nước tuyết để pha trà. Khi lấy tuyết làm nước phải chọn nơi tuyết sạch, đào bỏ khoảng 15cm - 20cm lớp tuyết phía trên mới lấy dùng. Trải nghiệm cũng rất độc lạ”.
Bên cạnh đó, lương y Đinh Công Bảy cũng đề xuất một số nguồn nước phổ biến có thể vận dụng trong pha chế trà, là nước máy. Lương y Bảy nói: “Nước máy chứa nhiều hóa chất nên dùng trực tiếp pha trà không được tốt, làm nước trà mất đi màu xanh, hương trà bị mùi hóa chất lấn át, kể cả có là trà ngon. Do vậy, cần cải tạo nguồn nước máy bằng cách lấy nước máy cho vào cái vại sành, phủ lớp vải bên trên để tránh bụi và phơi trong bóng râm khoảng 2 tuần cho bay hết mùi chlorine là dùng pha trà được”.
Đặc biệt, một mẹo nhỏ, khá thú vị để có nguồn nước tuyệt hảo nhất, theo lương y Đinh Công Bảy là từ “tâm ý, trạng thái con người”: "Khi đặt chum nước với nguồn nước như nhau, chum đặt gần người tức giận, nước sẽ cứng lại; chum đặt gần người vui vẻ, nước trở nên mềm hơn”.
Lương y nhấn mạnh: “Nước ngon sẽ “đánh thức” được những đặc tính tuyệt hảo trong trà khô. Ngay cả khi cách pha chế còn vụng về, chất lượng trà ở hạng trung, nhưng dùng nước ngon để pha, vẫn làm tăng chất lượng của chén trà”.
Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn thì khẳng định: “Hiểu được đặc tính của nước, biết chọn nước để pha trà là đã hiểu được một nửa nghệ thuật thưởng trà”.
Nguyên Minh
Điều thú vị về trà Việt không phải ai cũng biết
“Tôi tự tin nói rằng Việt Nam chúng ta là một trong những chiếc nôi sinh trưởng cây chè trên thế giới”, nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn, tác giả cuốn sách Thưởng trà thật đẹp, thật vui chia sẻ.
" alt=""/>Lương y Đinh Công Bảy nói về nghệ thuật thưởng trà
Là 1 nghệ sĩ, 1 tài tử điện ảnh nổi tiếng song Chánh Tín lại có cuộc sốngthật long đong, vất vả. Chánh Tín là ai?
Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Chánh Tín (sinh ngày 29 tháng 11 năm 1952 ). Ông sinh ratrong 1 gia đình có truyền thống võ học, song Chánh Tín lại đam mê nghệ thuật vàtrở thành diễn viên điện ảnh, đạo diễn và ca sĩ nổi tiếng của Việt Nam.
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường trung học, Chánh Tín đã đạt HCV củacuộc thi liên hoan ca nhạc học sinh. Với bước đệm này, Chánh Tín bước thẳng vàocác phòng trà ca nhạc nổi tiếng bấy giờ như QueenBee, Tự Do, Khánh Ly, Lệ Thu,Macabane... Từ sân khấu phòng trà, Chánh Tín tiếp tục “bén duyên” với lĩnh vựcđiện ảnh.
|
Chánh Tín bên Diễm My. |
Ông thật sự được công chúng biết đến từ những năm 1971-1972, và là diễn viên,ca sĩ nhận thù lao cao nhất trong lứa tuổi của mình. Ông từng gây ấn tượng mạnhvới khán giả điện ảnh Việt qua vai diễn xuất sắc trong phim Ván bài lậtngửa, Dòng máu anh hùng, Chiếc mặt nạ da người, Ngôi nhà oan khốc… và nhiềubộ phim Việt Nam đình đám một thời.
Hiện tại, ông được biết đến với vai trò người dẫn chương trình (MC) cho mộtsố chương trình trò chơi truyền hình như: Rồng vàng trên Đài Truyền hình HTV7 vàkinh doanh - Giám đốc Hãng phim Chánh Phương. Ông là chú họ của diễn viên nổitiếng Johnny Trí Nguyễn .
Không chỉ là 1 ca sĩ, 1 diễn viên nổi tiếng, Chánh Tín còn ôm mộng trở thành1 nhiếp ảnh gia và ước muốn cùng bạn bè mở 1 triển lãm ảnh.
1 đời nghệ sĩ, 2 lần vỡ nợ
Chánh Tín không chỉ có “chất” nghệ sĩ mà còn có “máu” kinh doanh. Ông từng làchủ 1 nhà hàng, giám đốc 1 hãng phim. Dường như cái “lời nguyền” nghệ sĩ kinhdoanh đã “vận” vào cuộc đời Chánh Tín khiến ông không ít lần lao đao, lận đận.
Cuối năm 2010, tài tử điện ảnh Chánh Tín đã hiện thực hóa ước mơ làm giàu củamình bằng cách thành lập công ty TNHH Chánh Tín - CTF – và tiến hành gặp gỡ cáccơ quan chức năng từ UBND xã Đạ Ròn, UBND huyện Đơn Dương, Sở Tài nguyên & Môitrường tỉnh Lâm Đồng… để thực hiện thủ tục thuê đất lập dự án tại xã Đạ Ròn vớidiện tích 5 ha.
|
Chánh Tín là nghệ sĩ, nhưng lại rất yêu thích kinh doanh. |
Những tưởng mọi việc êm xuôi, CTF đã đầu tư kinh phí thuê tư vấn dự án, lậpkế hoạch chi tiết, thực địa, bộ máy quản lý và điều hành dự án… Các bước tiếnhành đã "ngốn" của nghệ sĩ Chánh Tín hàng tỉ đồng.
Tuy nhiên, sau 3 năm trôi qua kể từ ngày xin thuê đất, CTF vẫn chưa nhận đượcphản hồi từ UBND tỉnh Lâm Đồng. Cũng từ đó, dự án rơi vào bế tắc, công ty hếtvốn và không còn khả năng chi trả. Tháng 4/2013, Chánh Tín thừa nhận đang đứngtrên bờ vực phá sản vì dự án bị “ngâm”.
Bẵng đi 1 năm, đến ngày 14/3/2014, dư luận xót xa khi hay tin Chánh Tín mangtrọng bệnh và sắp phải…ra đứng đường vì phá sản ở tuổi 62!
Theo chia sẻ của NSƯT Chánh Tín, năm 2005, ông cùng gia đình thực hiện bộphim Dòng Máu Anh Hùng. Để làm bộ phim này, tiêu tốn hết 1,5 triệu USD, riêngbản thân anh đã đứng ra bảo lãnh đi vay mượn ngân hàng, số tiền là 8,3 tỉ đồng.Tuy nhiên, khi phim ra rạp, chỉ thu về được được 7 tỉ đồng, chia rạp còn lại 3,5tỉ đồng. Khi phim mang sang một số nước trình chiếu, thì ở đây đã có bản saochụp, khiến bộ phim thất thu trầm trọng. Từ đó, Chánh Tín lâm vào hoàn cảnh nợnần chồng chất, cho đến năm 2009, số nợ lên đến 10,5 tỉ đồng.
Ông buộc lòng quyết định bán lại ngôi nhà của mình với giá 10,5 tỷ đồng đểtrang trải nợ nần. Tuy nhiên, trước đó ngôi nhà này đã được vợ chồng Chánh Tínthế chấp để bảo lãnh vay cho Cty CP điện ảnh và truyền thông Chánh Tín, do ôngNguyễn Chánh Minh Thức làm Tổng Giám đốc, vay 8,3 tỉ đồng của Ngân hàng PhươngNam, thời gian vay từ ngày 9/7/2008 đến ngày 9/7/2011.
Do không hiểu biết, nên Chánh Tín đồng ý đơn phương hủy hợp đồng vay vốn đểthực hiện giao dịch bán nhà trong khi đó không được sự bàn bạc đồng ý của ôngNguyễn Chánh Minh Thức, Tổng Giám đốc Cty CP điện ảnh và truyền thông Chánh Tín,là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Vì thế, giao dịch mua bán nhà của ChánhTín là trái luật.
Ông bị Ngân hàng Phương Nam đã kiện ra tòa. Ngày 18/7/2012, TAND quận 10,TPHCM tuyên Chánh Tín và gia đình phải bàn giao ngôi nhà cho ngân hàng. Mặc dùđã kháng cáo, song Chánh Tín vẫn không thể “cứu” được ngôi nhà.
Theo bản án này, trong vòng 7 ngày nữa, Chánh Tín sẽ phải…đứng đường vì bịthu hồi nhà. Hiện, anh đang cầu cứu VKSND tối cao, TAND tối cao, Cục Thi hành ándân sự TPHCM xin tạm hoãn thi hành án vì ông đang mắc căn bệnh hiểm nghèo, chưacó thời gian đi tìm nơi nương náu!
(Theo Trí thức trẻ)
" alt=""/>Chánh Tín