Loa Music Planet chống nước



当前位置:首页 > Thời sự > Loa Music Planet chống nước 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Spartak Varna vs Botev Vratsa, 20h15 ngày 1/4: Khó tin cửa trên
Nguyễn Mai Chi (Chi Ka, sinh năm 2003) là hot TikToker có 410.000 người theo dõi trên nền tảng. Mai Chi thường xuyên chia sẻ quan điểm của bản thân về gia đình, tiền bạc, thu nhập, cách chi tiêu...
Mai Chi là gen Z đầu tiên có mặt trong số ChatToday lên sóng ngày 1/4 tới. Trong tập này, cô gái 21 tuổi chia sẻ lý do vì sao cô quyết định bảo lưu đại học để theo đuổi con đường của một nhà sáng tạo nội dung. Với Mai Chi, một công việc tự do mang lại cho cô nhiều điều thú vị, nhưng đi kèm với đó là hàng loạt khó khăn không phải ai cũng biết.
Gen Z đầu tiên lên sóng ChatToday và quan điểm tiết kiệm là trên hết (Video: Minh Quang - Phạm Tiến).
Làm mạng xã hội mang lại cho Chi thu nhập lớn hơn nhiều so với tưởng tượng. Tuy nhiên, để đạt được thành quả này, Chi đã tốn 2 năm để "cày cuốc". Do vậy, Mai Chi quan điểm rằng không có công việc nào là trong mơ cũng như cuộc sống không chỉ màu hồng.
"Hãy làm đi làm lại một việc cho đến khi nó thành đúng", cô nói.
Trong buổi chia sẻ, Mai Chi lần đầu tiết lộ về khoảng thời gian chỉ dùng 50.000 đồng mỗi ngày để sinh hoạt, ăn uống. 10X theo quan điểm "hãy cố gắng chi trả dưới mức bạn có thể".
Mai Chi yêu môi trường, sống tối giản, mặc đồ second-hand (đồ đã qua sử dụng) và luôn đặt hai chữ "tiết kiệm" lên trên hết. Mai Chi không nghiện mua sắm, cô theo tôn chỉ mọi món đồ chỉ đơn giản là món đồ, giày là để đi, quần áo là để mặc và chỉ chi tiêu khi cảm thấy thực sự cần thiết.
ChatToday là talkshow với các nhân vật liên quan tới những vấn đề về kinh tế. Sản phẩm này do các thành viên Ban Kinh tế, Báo điện tử Dân trí lên ý tưởng và triển khai thực hiện.
Xuất hiện trên Dân trí và các nền tảng mạng xã hội của báo vào 9h ngày 1 và 16 hàng tháng, ChatToday đem đến những câu chuyện của nhân vật khách mời hoặc các góc nhìn, quan điểm của họ về một chủ đề kinh tế đang được bạn đọc quan tâm.
" alt="Cô gái 21 tuổi kiếm bộn từ TikTok nhưng tiết kiệm, thích đồ đã qua sử dụng"/>Cô gái 21 tuổi kiếm bộn từ TikTok nhưng tiết kiệm, thích đồ đã qua sử dụng
Phiên giao dịch sáng nay (26/11), cổ phiếu QCG của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai tăng kịch trần, lên 11.750 đồng/cổ phiếu. Đáng nói, cổ phiếu này trắng bên bán, dư mua giá trần hơn 1,5 triệu đơn vị.
Bà Nguyễn Thị Như Loan vừa được công bố tại ngoại (Ảnh: K.C).
QCG được giao dịch tích cực trong bối cảnh bà Nguyễn Thị Như Loan - nguyên Tổng giám đốc công ty - vừa có thông tin được tại ngoại. Theo đó, bà Loan được Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an thay đổi biện pháp ngăn chặn vào ngày 11/11. Hiện nay, bà được tại ngoại trong quá trình cơ quan chức năng điều tra vụ án.
Sau khi được tại ngoại, Quốc Cường Gia Lai cho biết nguyên Tổng giám đốc sẽ tiếp tục đóng góp cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của công ty bằng việc đồng hành cùng Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban tổng giám đốc giải quyết các công việc, dự án đầu tư mà công ty đang thực hiện.
Kể từ khi bà Loan bị bắt hồi tháng 7 đến nay, giá cổ phiếu QCG có nhiều phiên tăng liên tục hoặc giảm liên tục. Tính đến nay, giá cổ phiếu QCG đã tăng gần 40%.
Cùng với diễn biến tích cực của cổ phiếu QCG, thị trường chung hôm nay cũng có sự bứt phá. Chốt phiên sáng nay, VN-Index tăng gần 10 điểm, đạt 1.244,5 điểm với 286 mã tăng, 80 mã giảm và 65 mã đứng giá. HNX-Index tăng gần 1 điểm, đạt 223,2 điểm.
Thị trường được dẫn dắt bởi 3 nhóm ngành lớn gồm ngân hàng, chứng khoán và bất động sản. Các cổ phiếu thuộc nhóm VN30 đều tăng giá rực rỡ trong sắc xanh, trừ đại gia dầu khí PLX (Petrolimex) đứng yên.
" alt="Diễn biến của cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai sau tin về bà Như Loan"/>Diễn biến của cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai sau tin về bà Như Loan
Ngày 8/11, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng dự án Luật Giám định tư pháp (sửa đổi).
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh (Ảnh: An Như).
Một trong những nội dung nhận được sự quan tâm lớn của các thành viên hội đồng thẩm định là việc mở rộng phạm vi thành lập văn phòng giám định tư pháp ở các lĩnh vực mà hoạt động tố tụng và tổ chức, cá nhân trong xã hội có nhu cầu giám định (AND, tài liệu, số khung, số máy…), hay còn gọi là xã hội hóa giám định tư pháp.
Đại tá Hà Quốc Khanh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an), đồng tình với đề xuất trên vì phù hợp với chỉ đạo của Đảng về tăng cường xã hội hóa công tác giám định tư pháp.
Theo ông Khanh, việc xã hội hóa giám định tư pháp sẽ đáp ứng yêu cầu giám định của người tham gia tố tụng, tổ chức, cá nhân trong xã hội. Để đảm bảo tính chính xác của kết quả giám định chỉ cần tăng cường kiểm tra, giám sát và có chế tài xử lý vi phạm.
Trong khi đó, đại diện VKSND Tối cao phản ánh, khoản 1 Điều 9 Luật Giám định tư pháp quy định chỉ có Bộ trưởng Bộ Công an mới được bổ nhiệm giám định kỹ thuật hình sự hoạt động tại các cơ quan ở Trung ương. Quy định này đã gây khó khăn cho các phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc VKSND Tối cao trong triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Hơn nữa, phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc VKSND Tối cao mới chỉ có một giám định viên nên rất cần bổ sung quy định cho phép Viện trưởng VKSND Tối cao được bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý.
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh khẳng định việc ban hành Luật Giám định tư pháp (sửa đổi) là cần thiết, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
Nhất trí với đề xuất mở rộng phạm vi thành lập văn phòng giám định tư pháp nêu trong dự thảo luật, Thứ trưởng Oanh cho rằng điều này nhằm thể chế hóa các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về tăng cường xã hội hóa giám định tư pháp và Nghị quyết 49-NQ/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020…
Bà Oanh yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, quy định chặt chẽ các nội dung liên quan, đảm bảo việc xã hội hóa giám định tư pháp sẽ khả thi, hiệu quả khi luật được ban hành.
Bên cạnh đó, theo bà Oanh, cần rà soát nội dung dự thảo luật với các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tố tụng như Luật Tổ chức TAND, Luật Tổ chức VKSND, dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (đang xin ý kiến của Quốc hội)… đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Dự thảo Luật Giám định tư pháp (sửa đổi) tập trung giải quyết 3 nhóm chính sách lớn: Củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ người giám định tư pháp và tổ chức giám định tư pháp; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, bộ, ngành quản lý chuyên môn và địa phương nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả về giám định.
" alt="Đề xuất xã hội hóa giám định tư pháp ở một số lĩnh vực"/>Nhận định, soi kèo Sochi vs Yenisey, 23h00 ngày 31/3: Cửa trên thắng thế
HLV Trần Minh Chiến hé lộ nguyên do phải chia tay B.Bình Dương
KiotViet
KiotViet vừa nhận 45 triệu USD từ quỹ đầu tư quốc tế KKR với tư cách là nhà đầu tư chính trong vòng gọi vốn Series B. KiotViet ra đời năm 2014, là công ty con thuộc công ty phần mềm Citigo. Công ty này đang cung cấp bộ giải pháp phần mềm, bao gồm các công cụ quản lý điểm bán hàng, quản lý tồn kho và quản lý nhân viên cho hơn 110.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
CEO KiotViet - ông Trần Nguyên Hạo - cho biết, trong vòng gọi vốn Series B, ngoài sự tham gia của KKR còn có Jungle Ventures (Singapore), Kasikorn Bank (Thái Lan) và Cao Viet My. Trước KKR, KiotViet từng nhận 6 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A từ quỹ đầu tư mạo hiểm Jungle Ventures (Singapore), Traveloka (Indonesia).
KiotViet vừa nhận 45 triệu USD từ quỹ đầu tư quốc tế KKR.
Vietcetera
Nền tảng số Vietcetera đã huy động thành công vòng gọi vốn Pre-Series A trị giá 2,7 triệu USD từ North Base Media. Vietcetera Media là công ty truyền thông do Hảo Trần và Guy Trương thành lập tại TPHCM vào năm 2016.
Ngoài North Base Media, vòng gọi vốn này có sự góp mặt của quỹ Go-Ventures có trụ sở tại Indonesia, quỹ đầu tư thuộc công ty công nghệ chuyên về dịch vụ vận tải Gojek; quỹ East Ventures (Indonesia); công ty Summit Media có trụ sở tại Philippines; cùng các quỹ đầu tư Genesia Ventures và Z Venture Capital Corporation ("ZVC"), đều có trụ sở tại Tokyo.
Loship
Nhận được đầu tư vòng pre-series C, Loship - start-up giao đồ ăn và thương mại điện tử - đã gọi vốn thành công 12 triệu USD. Vòng gọi vốn lần này của Loship do BAce Capital (quỹ đầu tư mạo hiểm do Ant Group hậu thuẫn) và Sun Hung Kai & Co. Limited (Tập đoàn bất động sản Hong Kong) đồng dẫn dắt.
Ngoài ra, Loship được hỗ trợ tài chính từ nhiều nhà đầu tư khác như Smilegate Investment, Hana Financial Group, Golden Gate Ventures, Vulpes Investment Management. Vào tháng 2 năm nay, Loship cũng công bố khoản đầu tư từ nhà đồng sáng lập Skype Jaan Tallinn, thông qua quỹ đầu tư MetaPlanet Holdings.
Marathon
"Tân binh" Marathon đã gọi được 1,5 triệu USD vốn đầu tư cho vòng Pre-seed (tiền hạt giống). Các quỹ đầu tư rót vốn cho Marathon bao gồm Forge Ventures, Venturra Discovery, iSeed và một số nhà đầu tư thiên thần. Với nguồn vốn mới, Marathon dự kiến sẽ thí điểm dạy thêm các môn Toán, Lý, Hóa cho khối lớp 6-12 và sẽ mở rộng các khóa học cho toàn bộ các môn học trong tương lai.
Marathon là startup chuyên về dạy thêm trực tuyến của Việt Nam do ông Phạm Đức và Trần Việt Tùng sáng lập vào đầu năm nay.
Educa
Tháng 7, Educa Corporation - một startup trong lĩnh vực giáo dục tiếng Anh thông tin đã nhận khoản đầu tư trị giá 2 triệu USD tại vòng gọi vốn Series A từ quỹ đầu tư Redefine Capital Fund có trụ sở ở Singapore.
Educa được thành lập vào năm 2018, startup này tập trung vào việc giải quyết hạn chế, khó khăn trong việc học tiếng Anh của đại đa số học sinh Việt Nam.
Với số vốn trên, Educa cho biết sẽ đầu tư chủ yếu cho hạ tầng kỹ thuật và nghiên cứu sản phẩm mới, hướng tới mục tiêu đạt 2 triệu người dùng trả phí trên tổng 20 triệu học sinh Việt Nam vào năm 2025. Educa đang triển khai quốc tế hóa sản phẩm, phủ sóng sang các thị trường mới trong khu vực Đông Nam Á.
VUIHOC
Tháng 8, quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures công bố khoản đầu tư vào VUIHOC. Tuy nhiên, số vốn mà Do Ventures đầu tư vào startup này đã không được tiết lộ. Đây là vòng gọi vốn đầu tiên của startup này sau 2 năm hoạt động.
VUIHOC được ra đời từ năm 2019 do 2 nhà đồng sáng lập là ông Đỗ Ngọc Lâm và bà Đỗ Minh Thu. Đây là một trong những nền tảng giáo dục online đầu tiên tại Việt Nam triển khai chương trình học trong cả ba môn cốt lõi đối với học sinh tiểu học là Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh cho tất cả các bộ sách giáo khoa theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Medici
Tháng 8, Medici thông tin đã nhận vốn vòng Seed từ Insignia Ventures. Tuy nhiên, số tiền không được công bố nhưng việc gọi vốn thành công giữa đại dịch Covid-19 đã cho thấy tiềm năng của startup này.
Medici là startup phát triển nền tảng chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam do ông Ngô Đức Anh sáng lập vào năm 2019.
" alt="Giữa đại dịch, nhiều startup Việt "vượt bão" gọi vốn thành công"/>Giữa đại dịch, nhiều startup Việt "vượt bão" gọi vốn thành công