Đây cũng nơi giao lưu, chia sẻ cơ hội hợp tác, cùng nhau thúc đẩy thị trường dạy và học trực tuyến tại Việt Nam. Bên cạnh những con số và những nghiên cứu tổng quan về thị trường E-learning, các chuyên gia cũng chia sẻ những bài học thực chiến mà họ đã trải qua và đúc kết lại qua đó giúp cho mỗi nhà đào tạo, giảng viên có thể dễ dàng tăng thu nhập nhờ áp dụng những công cụ và chiến lược đúng đắn.
Ông Phạm Thành Long, Nhà đào tạo về Kinh doanh và Internet Marketing cho rằng, để thành công, những nhà kinh doanh đào tạo trực tuyến cần tìm ra những thị trường ngách riêng biệt, xác định bằng cách là các điểm giao của những thế mạnh bản thân (nguồn lực) và nhu cầu của thị trường. Việc tìm ra thị trường ngách sẽ quyết định thành công và ngược lại.
“Cần tìm ra được bên trong chúng ta những điều mà chúng ta tài năng, có kinh nghiệm, trải nghiệm, kiến thức và những điều khát khao chia sẻ cho mọi người biết đến. Có thể có những điều bạn tưởng rằng đơn giản bởi nó vốn là tài năng của bạn nhưng với người khác đó là kinh nghiệm, chuyên môn và đôi khi là những điều mà rất nhiều người không biết đến”.
Ông Long cũng chỉ ra những lĩnh vực dạy học trực tuyến hấp dẫn theo ông nghiên cứu có liên quan đến: Công nghệ, Sức khỏe, Làm đẹp (có thể dạy trang điểm, cách làm tóc,…), Dinh dưỡng tốt (cách ăn tốt, ngủ tốt,…), Học tập (như học Tiếng Anh,...), Làm giàu (có thể chia sẻ những kinh nghiệm làm sao kiếm được tiền bằng cách này cách khác, về phát triển kinh doanh, marketing,...).
Ngoài ra, ông Long cũng gợi ý khi kết hợp các lĩnh vực lại với nhau sẽ tạo ra những sản phẩm độc đáo trên thị trường mà các đối thủ khó cạnh tranh được. “Ví dụ internet và yoga thì có thể cho ta ý tưởng hình thức đào tạo yoga trên internet hay đào tạo, huấn luyện người dạy yoga,...”.
Các diễn giả chia sẻ những kinh nghiệm để tăng thu nhập với nghề đào tạo trực tuyến. |
Một trong những điều khiến nhiều người trăn trở là làm sao để một video sau khi chia sẻ đạt được hiệu quả và nhận được sự tương tác của người xem. “Khi học qua trực tuyến hay xem video người xem có thể ngồi ở nhà hay nằm trên giường hoặc ở một mình và nếu không có sự tương tác, xem một lúc có thể sẽ buồn ngủ. Do đó, khi quay một video chúng ta cũng phải tưởng tượng rằng trước mặt mình là hàng triệu người đang xem. Cụ thể, phải tương tác từng bước một. Đầu tiên hãy luôn luôn nhắc học viên chuẩn bị sẵn sang giấy và bút ở phần đầu video. Điều này sẽ khiến học viên rất dễ đễ sẵn sàng vào học. Trong quá trình học, chúng ta phải tương tác với họ liên tục như yêu cầu hãy ghi xuống điều này, từ khóa kia,… Ngoài ra, đôi khi trong video bạn có thể nhắc họ vận động giang tay, vươn vai ở nhà và hô lên. Bởi càng vận động bao nhiêu thì càng nhiều cảm xúc bấy nhiêu và việc học sẽ trở nên dễ dàng hơn”, ông Long nói.
Đồng quan điểm. ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc điều hành Langmaster cho rằng, xu thế bắt buộc phải là video, thay vì chuyện người xem đọc những đoạn text dài. “Như Langmaster mỗi ngày đều phải sản xuất 8 video trên trang Facebook của mình và trung bình hiện lượt share đạt 40-50 nghìn/mỗi ngày”.
Điều mà ông Dũng cho rằng sẽ giúp cải thiện kinh doanh đào tạo trực tuyến là cần không ngừng việc học, cập nhật liên tục, thậm chí không phải chỉ nhân viên mà lãnh đạo cũng đều phải…đi học thường xuyên. “Ví dụ có thể thấy khoảng 3 tháng không học về Facebook thì kiểu gì chúng ta cũng lỗi thời bởi chắc chắn Facebook sẽ tung ra những công cụ mới hay thay đổi. Do đó tinh thần phải là từ lãnh đạo cho tới nhân viên đều phải đi học liên tục. Đặc biệt, việc đào tạo cũng không nên dàn trải và cần phải theo năng lực. Nếu nhân viên có tố chất về marketing thì nên cho đào tạo về marketing, chứ cho đi học về kế toán thì hỏng. Tức là việc học cũng phải có định hướng. Bởi dù có kế hoạch chi tiết, có mục tiêu, nhưng không có người vận hành thì vẫn thất bại”.
Ông Phan Quốc Việt, người sáng lập Tập đoàn Tâm Việt thì cho rằng trong những video dạy trực tuyến người dạy cũng đặc biệt cần thể hiện biểu cảm chứ không nên đơn điệu cảm xúc trước màn hình, khiến người xem buồn ngủ.
Ông Lê Đăng Khương, Giám đốc Công ty giáo dục Dodaihoc.com dẫn chứng ngay doanh nghiệp mình khi mới ra đời sau sẽ đứng trước một thách thức lớn bởi lĩnh vực luyện thi đại học vốn nhiều đơn vị đã và đang làm và phải sáng tạo thêm thị trường ngách. “Chúng tôi không chỉ cung cấp những khóa học kiến thức mà còn có thêm những khóa học cung cấp kỹ năng như các cách đọc sách,…”
Ông Lê Thống Nhất, Giám đốc Bigschool gợi ý các nhà kinh doanh đào tạo trực tuyến với hai khái niệm “bán sỉ” và “bán lẻ”. “Có thể bán sỉ là bán toàn khóa học nhưng cũng có thể bán lẻ là bán từng bài học. Có thể một khóa học có rất nhiều bài nhưng không phải tất cả mọi người học đều cần hết mà có thể chỉ cần một hay một vài phần. Ví dụ có những cháu đã học chương trình Hóa học hữu cơ lớp 12 nhưng yếu chỗ này chỗ kia và cần mua sản phẩm để bổ sung một phần nhỏ trong phần này mà thôi. Đó cũng là một gợi ý cho những nhà kinh doanh giáo dục trực tuyến là các bài giảng đóng gói thành một khóa hay là nên chia ra.”.
Trong suốt 12 giờ đồng hồ liên tục của chương trình này, các diễn giả đã chia sẻ về nhiều kiến thức về các chủ đề: E-learing, Live Stream, Ebook, Thương hiệu trên mạng xã hội,…
Trong khuôn khổ chương trình cũng sẽ được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh vào ngày mai 28/7.
Thanh Hùng
" alt=""/>Cách tăng thu nhập với nghề đào tạo trực tuyếnEric Donys Simeu bị buộc tội tấn công máy tính nhiều nhân viên hãng hàng không và công ty du lịch ở Mỹ bằng e-mail giả mạo. Sử dụng thông tin đánh cắp, tin tặc này đã bán ra rất nhiều vé máy bay cho khách du lịch tại Tây Phi bằng giá thực tế.
Simeu cũng giả mạo là Martell Collins truy cập vào hệ thống Global Distribution System (GDS), vốn được nhiều công ty du lịch sử dụng để truy cập vào máy chủ và thực hiện công việc hàng ngày, nhất là hoạt động xuất vé cho khách hàng.
Tin tặc người Cameroon này cũng "phishing" cả hai công ty tại Texas và Georgia, vốn là khách hàng của GDS. Và đây cũng là lý do tại sao chính quyền Mỹ lại đưa Simeu vào tầm ngắm.
Theo Bộ Tư pháp Mỹ, Simeu từng sử dụng vé tàu bay giả vào tháng 9/2014 để đi từ Morocco tới Pháp bằng hộ chiếu giả của Anh với tên Martel Collins. Sau đó, Simeu bị bắt giữ với sự trợ giúp của chính quyền Pháp rồi di lý tới Mỹ hồi cuối tuần trước.
Nguyễn Minh(theo DigitalTrends)
TPBank chặn đứng vụ hacker quốc tế trộm 1,1 triệu USD" alt=""/>Bắt giữ hacker trộm 2 triệu USD tiền vé máy bayCuộc tấn công DDoS của OurMine khiến việc đăng nhập vào các server Pokemon Go gặp khó khăn và có lúc là bất khả thi. Mặc dù nhà phát triển Niantic Labs nói đã nhận diện và giải quyết được vấn đề, nhưng một số game thủ vẫn phàn nàn về việc không thể truy cập game thực tế ảo này suốt ngày 17/7.
OurMine tuyên bố sẽ không ngừng tấn công cho tới khi các đại diện của hãng phát hành gaem liên lạc với họ. Trong một đoạn thông điệp đăng tải trên website của mình, nhóm hacker này viết: "Sẽ không ai có thể chơi game này cho tới khi (đại diện) Pokemon Go liên lạc với chúng tôi qua website để hướng dẫn họ cách bảo vệ nó".
OurMine bắt đầu nổi tiếng khi chiếm quyền kiểm soát các tài khoản Twitter của nhiều lãnh đạo công nghệ và ngôi sao giải trí thế giới như ông chủ Facebook Mark Zukerberg, CEO Google Sundar Pichai, CEO Twitter Jack Dorsey, CEO Spotify Daniel Ek, giám đốc công nghệ Amazon Werner Vogels và nam tài tử phim "Magic Mike" Channing Tatum. Mỗi lần ra tay, nhóm hacker này lại tranh thủ quảng các dịch vụ bảo mật của mình.
Một thành viên của OurMine tiết lộ, nhóm gồm 3 thành viên trong độ tuổi thanh thiếu niên với tôn chỉ hoạt động là tuyên truyền về bảo mật. Dàu hack các tài khoản mạng xã hội hay tấn công DDoS Pokemon Go, OurMine khẳng định chỉ muốn thúc đẩy việc bảo mật tốt hơn và rằng, nếu nhóm không ra tay sẽ có người khác làm chuyện đó.
OurMine đang ra giá cho các dịch vụ bảo mật của mình là từ 30 - 5.000 USD. Nhằm cố chứng minh mình là thủ phạm tấn công DDoS vào các server của Pokemon Go, nhóm đã thông báo cho trang công nghệ TechCrunch biết trước khi vụ tấn công bắt đầu.
Tuy nhiên, OurMine không phải là nhóm duy nhất cố gắng đánh sập game thực tế ảo ăn khách nói trên. Một nhóm hacker tự xưng là Poodle Corp cũng tuyên bố đã ra tay với Pokemon Go cuối tuần vừa qua.
Ngay cả khi các hacker không cố gắng phá hoại game, các nhà phát triển Pokemon Go cũng đang phải vật lộn để giữ cho các server chạy ổn định, trơn tru. Kể từ khi chính thức được phát hành, các server của Pokemon Go từng bị sập hoặc gặp các sự cố kỹ thuật do quá tải. Với việc tựa game này tiếp tục được phát hành thêm ở 26 quốc gia nữa (không có Việt Nam), các game thủ dự kiến sẽ còn phải đối mặt với một số trục trặc hệ thống nữa.
Tuấn Anh(Theo Techcrunch)
" alt=""/>Nhóm hacker tấn công CEO Facebook, Google tiếp tục 'hỏi thăm' Pokemon Go