Ở loạt trận thứ hai bảng I vòng loại giải U17 châu Á vào hôm qua,ịchbảnnàogiúpUViệtNamgiànhvédựgiảichâuÁlich anh U17 Việt Nam đã giành chiến thắng 2-0 trước U17 Myanmar. Trong khi đó, ở trận đấu diễn ra sớm hơn, U17 Yemen đã thắng 3-2 trước Kyrgyzstan.
U17 Việt Nam vẫn có nguy cơ không nhỏ bị loại dù thắng U17 Myanmar (Ảnh: VFF).
Với kết quả này, U17 Việt Nam đang xếp thứ hai bảng I với 4 điểm (hiệu số +2). U17 Yemen đang đứng đầu bảng đấu này với 6 điểm. Đứng thứ ba là U17 Kyrgyzstan với 1 điểm, còn U17 Myanmar chưa có được điểm nào.
Ở vòng loại giải U17 châu Á 2025, chỉ có các đội đầu bảng mới giành vé trực tiếp tham dự vòng chung kết. Ngoài ra, 5 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất giành vé vớt. Do U17 Li Băng rút lui nên bảng H chỉ còn ba đội. Do đó, trong bảng xếp hạng các đội nhì bảng, thành tích của họ không được tính với đội cuối bảng.
Điều đó khiến cho U17 Việt Nam có cơ hội đi tiếp nhưng cũng có nguy cơ bị loại không nhỏ.
Trong trường hợp U17 Việt Nam thắng U17 Yemenở lượt đấu cuối, chúng ta sẽ chắc chắn giành vé đi tiếp khi đứng đầu bảng I với 7 điểm.
U17 Việt Nam chỉ chắc chắn đi tiếp nếu thắng U17 Yemen trong trận đấu cuối (Ảnh: VFF).
Nếu hòa U17 Yemen, U17 Việt Nam đứng trước hai kịch bản. Ở trận đấu còn lại, nếu U17 Kyrgyzstan thua U17 Myanmar, thì khi đó, U17 Kyrgyzstan sẽ đứng cuối bảng. Trận hòa 0-0 giữa chúng ta và đối thủ sẽ không được tính trong bảng xếp hạng các đội nhì bảng. U17 Việt Nam sẽ có 4 điểm (hiệu số +2) để so sánh với các đội nhì bảng khác. Khả năng đi tiếp của đội bóng với số điểm này là rất lớn.
Còn khi U17 Kyrgyzstan không thua U17 Myanmar, U17 Việt Nam sẽ không được tính trận thắng 2-0 trước U17 Myanmar do đối thủ này bị đẩy xuống cuối bảng. Khả năng bị loại của U17 Việt Nam là rất cao khi chúng ta chỉ có 2 điểm trong bảng xếp hạng các đội nhì bảng.
Cuối cùng, nếu U17 Việt Nam thua U17 Yemen, chúng ta chắc chắn bị loại.
Trận đấu giữa U17 Việt Nam và U17 Yemen sẽ diễn ra lúc 19h00 ngày 27/10 trên sân Việt Trì (Phú Thọ).
Bảng xếp hạng bảng I vòng loại giải U17 châu Á (Ảnh: Sofa Score).
Những mẫu iPhone lock có độ ổn định kém, thường xuyên gặp lỗi.. Ảnh: Hiếu Quang.
“Apple chặn hoàn toàn cấu trúc mã lệnh đổi code ICCID SIM ghép trên 12.3. Phương pháp duy nhất là lắp SIM ghép sang máy quốc tế và đổi trực tiếp ứng dụng SIM trong cài đặt rồi mới lắp lại sang máy lock để kích hoạt”, anh Hà Phùng, quản trị viên của cộng đồng người dùng iPhone lock tại Việt Nam chia sẻ.
Trước đó, đầu tháng 4, hàng loạt người dùng iPhone lock cũng không thể kích hoạt được thiết bị. Theo đó, khi lắp SIM vào để kích hoạt thiết bị, iPhone sẽ hiện lên dòng cảnh báo "Lỗi kích hoạt". Người dùng không thể sử dụng các tính năng nghe gọi bình thường của một chiếc điện thoại.
Đến nay, Apple vẫn chưa hoàn toàn chặn iPhone lock. Từ phiên bản iOS 12.2, hãng đã được tích hợp thêm tính năng phát hiện những chiếc iPhone "giả quốc tế".
Trước đây, người dùng iPhone lock tại Việt Nam đều sử dụng White-SIM để kích hoạt máy. Nó cho phép người dùng chỉ cần kích hoạt máy một lần duy nhất bằng mã ICCID, sau đó có thể không cần lắp kèm SIM ghép. Đồng thời, White-SIM cũng hỗ trợ thay đổi nhiều loại SIM khác nhau mà không cần kích hoạt lại. Tuy nhiên, với phiên bản iOS mới loại SIM này không còn tác dụng.
White-SIM bắt đầu xuất hiện trên thị trường từ khoảng tháng 7/2018 và từ đó đã gây ra cơn sốt lớn trong cộng đồng người dùng iPhone lock tại Việt Nam. Thậm chí, có thời điểm, iPhone lock đã trở thành mặt hàng được nhiều người dùng săn đón, mức giá của chúng khi đó cũng đồng loạt tăng.
Apple cũng thường xuyên cập nhật phần mềm khiến SIM ghép không thể hoạt động ổn định.
Tuy nhiên sau đó, Apple liên tục tung ra các bản cập nhật khiến iPhone lock liên tục gặp lỗi kích hoạt hoặc không thể sử dụng SIM ghép. Điều này đã khiến người dùng dần quay lưng lại với sản phẩm.
Giá bán không còn là thế mạnh
"Khoảng 2-3 năm trước, iPhone khóa mạng được nhiều người dùng lựa chọn do mức giá chênh lệch nhiều so với hàng quốc tế cùng phiên bản. Người dùng có thể mua được những thiết bị này với mức giá rẻ hơn khoảng 3-4 triệu đồng", ông Bùi Quang Trung, đại diện một cửa hàng chuyên bán iPhone cho biết.
Hiện tại, iPhone X khóa mạng bản 64 GB bộ nhớ trong có mức giá hơn 14 triệu đồng. Trong khi đó, một chiếc máy quốc tế cùng loại hàng qua sử dụng có giá khoảng 14,8 triệu đồng. Mức chênh lệch giữa 2 phiên bản khoảng 800.000 đồng.
Chiếc iPhone 7 Plus khóa mạng bản 32 GB bộ nhớ trong có mức giá dao động khoảng 7,3 triệu đồng tùy theo màu sắc và chính sách bảo hành của từng cửa hàng. Phiên bản quốc tế cùng loại hàng qua sử dụng của chiếc máy này có giá khoảng 7,8 triệu đồng.
"Giá bán của iPhone quốc tế hàng qua sử dụng đang ngày càng rẻ hơn. So với hàng lock, nó không còn chênh lệch quá nhiều để khiến người dùng phân vân như trước", ông Trung nói.
Giá bán của iPhone X hàng quốc tế không còn chênh lệch quá nhiều so với máy khóa mạng. Ảnh: Quang Trung.
Ông Trung cho biết thêm việc chọn mua phiên bản quốc tế sẽ giúp người dùng thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng máy, đặc biệt là những thiết bị đời mới như iPhone XR, XS hay XS Max. Những chiếc iPhone khóa mạng sẽ không sử dụng được eSIM. Khi quét mã eSIM, người dùng sẽ nhận được thông báo “Không thể thêm các gói cước di động từ nhà cung cấp này”.
Trên thực tế, từ tháng 5/2018, nhiều cửa hàng bán điện thoại xách tay tại Hà Nội đã đồng loạt xả hàng những chiếc iPhone khóa mạng. Hiện tại, mặt hàng này chỉ còn được bán tại một số cửa hàng nhỏ lẻ hoặc trên các trang mạng.
“Chúng tôi đã ngừng bán iPhone lock khoảng hơn một năm. Nguyên nhân đến từ việc bảo hành các model này khá mệt với SIM ghép không ổn định, thường xuyên bị Apple chặn”, anh Khang Phạm, đại diện hệ thống chuyên bán hàng xách tay ở TP.HCM nói.
Anh Khang cũng khuyên người dùng không nên mua các mẫu iPhone lock vì sử dụng các loại SIM ghép như sống chung với lũ, luôn đối mặt với tình trạng rớt sóng hay nhiều khi gọi không nghe được.
评论专区