Nhận định, soi kèo Nice vs Marseille, 02h45 ngày 27/1: Vị vua sân khách

Công nghệ 2025-02-01 20:23:35 94
ậnđịnhsoikèoNicevsMarseillehngàyVịvuasânkhálịch thi đấu của ronaldo   Linh Lê - 26/01/2025 08:50  Pháp
本文地址:http://game.tour-time.com/news/00a693371.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo góc Venezia vs Hellas Verona, 0h30 ngày 28/1

Trường nam sinh nội trú công lập Eton College có bề dày hơn 600 năm. Ảnh: Pinterest.

Trường được thành lập vào năm 1440 bởi Henry VI với ý định xếp vào hàng ngũ danh giá cùng với King's College và Cambridge. Eton đặc biệt nổi tiếng về bề dày lịch sử, sự giàu có và những cựu sinh viên nổi bật.

Bức tượng của người sáng lập Eton College, Vua Henry VI, tại sân trường. 

Eton College ban đầu được xây dựng nhằm mục đích cung cấp giáo dục miễn phí cho 70 nam sinh nghèo, để sau đấy tiếp tục học King's Collge, Cambridge. Các nam sinh khác cũng có thể được theo học miễn phí, nhưng sẽ phải trả tiền ăn ở. 

Eton College được điều hành bởi một giám đốc và hội đồng quản trị - những người sẽ bổ nhiệm hiệu trưởng. Trường có 25 nhà ở cao cấp dành cho nam sinh và mỗi ngôi nhà có một quản gia phụ trách.

Tuyển sinh đầu vào của Eton College rất khắt khe. Nếu trước đây chỉ đào tạo "vương công quý tộc" Hoàng gia Anh và giới thượng lưu thì hiện nay, cơ chế đã mở rộng cho tất cả ứng viên từ mọi quốc tịch. Theo ước tính, cứ 10 học sinh thì có 1 đến từ nước ngoài; 75% sinh viên đến từ London và Đông Nam nước Anh.

Eton College đã mở rộng phạm vi tuyển sinh cho tất cả ứng viên từ mọi quốc tịch. Ảnh: Pinterest.

Tuy vậy, mỗi năm, trường chỉ nhận khoảng 250 sinh viên trong hàng ngàn người đăng ký. Ngay từ lúc 11 tuổi, các ứng viên phải trải qua bài đánh giá sơ bộ gồm 1 cuộc phỏng vấn, 1 bài kiểm tra lý luận và 1 báo cáo đánh giá từ cơ sở giáo dục hiện tại. Năm 13 tuổi, các em phải vượt qua bài kiểm tra đầu vào chung để chính thức theo học.

Học phí cũng thuộc loại cực "khủng". Mức học phí cho 1 năm học ở Eton College vào khoảng £46,296 (gần 1,4 tỷ VNĐ), chưa kể những chương trình ngoại khóa "sang chảnh". Tuy vậy, chương trình Hỗ trợ học tập đặc biệt (SEN) được cung cấp cho những học sinh nước ngoài để các em phát triển đúng với khả năng.

Đồng phục của trường cũng thuộc loại đắt đỏ nhất trên thế giới, với khoảng £700/bộ (hơn 20 triệu VNĐ), và được thiết kế theo phong cách quý tộc. 

Bộ đồng phục toát lên vẻ quý tộc. Ảnh: Pinterest.

Bữa ăn ở Eton College không thua kém những "đại tiệc" hoàng gia như để "chiều lòng" phần lớn thực khách của ngôi trường này.

Hầu hết học sinh của trường đều tiếp tục học đại học và khoảng 1/3 trong số đó đậu Oxford hoặc Cambridge. 

Eton College là ngôi trường tinh hoa chính trị bậc nhất của Anh. Trường đã giáo dục các thế hệ quý tộc của Anh và quý tộc nước ngoài. Đây là ngôi trường mà Thân vương xứ Wales William và em trai là Vương tử Harry, Công tước xứ Sussex Harry theo học.

Đồng thời, 20 Thủ tướng Anh, 2 Thủ tướng Bắc Ireland và 1 Thủ tướng Thái Lan từng theo học tại Eton College.

Thủ tướng đầu tiên của Anh Robert Walpole và gần đây nhất là cựu Thủ tướng Boris Johnson đã theo học tại Eton Collge. Ảnh: HistoryExtra.

Đây vừa là động lực, đồng thời là áp lực. Mỗi học sinh Eton College đều phải nỗ lực gấp nhiều lần chứng minh thực lực để không bị gắn mác "con nhà quý tộc ăn chơi". Kết quả không chỉ phản ánh thực tế học tập trên lớp, mà còn đại diện cho bộ mặt của hoàng gia, quý tộc. Đây chính là áp lực vô hình nếu muốn bước chân vào ngôi trường danh giá này. 

Đối với học sinh "ngoại đạo", áp lực gấp bội phần. Các em phải cố gắng vươn lên để bỏ qua những yếu tố "rào cản" về xuất thân hay năng lực tài chính mà tập trung phát triển kỹ năng và kiến thức tại ngôi trường được mệnh danh có "chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất không đâu sánh kịp".

Bảo Huy

Lời khuyên 'ăn 1 bữa tối ngon lành' của thầy giáo Mỹ trước kỳ thi đại học cam goMột số học sinh ngủ không ngon, số khác thì khóc nức nở... Escalante đã khuyên các em phải tĩnh tâm, bình thản, ăn một bữa tối ngon lành và đi ngủ sớm...">

Ngôi trường tinh hoa hơn cả Oxford, Hoàng gia Anh và 23 Thủ tướng từng theo học

Nhiều tháng trở lại đây, chị Võ Xuân Viên (40 tuổi, trú thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã lựa chọn thanh toán tiền điện, nước và các dịch vụ mua hàng bằng hình thức quét mã QR, chuyển khoản. Chị viên cho biết, việc thanh toán bằng hình thức trực tuyến, không dùng tiền mặt rất tiện lợi.

“Khi đi mua đồ, uống cà phê mà không đem tiền mặt tôi không cần phải lo lắng vì có thể quét mã chuyển khoản bất cứ nơi đâu. Hoặc trả tiền điện, nước, nhân viên không cần phải tới nhà mà chỉ cần gửi hoá đơn là tôi có thể chuyển khoản. Việc này giúp tiết kiệm thời gian cho nhân viên thu tiền và cả cho tôi. Tôi thấy rất tiện ích”, chị Viên chia sẻ.

Hiện nay, xu hướng thanh toán bằng hình thức quét mã QR chuyển khoản đang len lỏi vào từng góc chợ, quầy hàng nhỏ trên địa bàn thị trấn Ngô Mây. Tại đây, chúng ta không khó để bắt gặp hình ảnh các mã QR được dán tại các quầy hàng để giúp khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt.

W-tien-mat-2-1.jpg
Người dân quét mã QR thanh toán trực tuyến tại cửa hàng tạp hoá, thị trấn Ngô Mây.

Từ những đơn hàng có giá trị nhỏ vài chục ngàn cho đến những đơn hàng lớn, người dân trên địa bàn thị trấn Ngô Mây chỉ cần quét mã QR là đã có thể dễ dàng thanh toán. 

Ông Nguyễn Trọng Bình (55 tuổi, chủ quầy tạp hoá trên đường Quang Trung, thị Trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát) cho biết, quầy tạp hoá của anh đã thực hiện lắp mã QR thanh toán không dùng tiền mặt từ đầu năm. Hiện nay người dân trên địa bàn đã khá quen và thường xuyên sử dụng dịch vụ này.

“Bây giờ người dân lựa chọn quét mã QR thanh toán rất nhiều, học sinh mua đồ 10-15 ngàn cũng đều thực hiện. Ngoài việc khó khăn ở vấn đề lâu lâu bị nghẽn mạng, tiền lâu đến thì tôi thấy việc này rất thuận tiện. Người dân chuyển tiền vào tài khoản tôi không cần phải đếm, không cần phải chuẩn bị tiền thối lại, tôi cũng có thể dùng tiền này để chuyển khoản tiền hàng rất thuận tiện”, ông Bình thông tin.

Trên địa bàn thị trấn Ngô Mây hiện có hơn 200 các cơ sở kinh doanh, ăn uống nhỏ lẻ. Thời gian quan, UBND thị trấn Ngô Mây đã phối hợp với các đơn vị thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân thanh toán trực tuyến, không dùng tiền mặt.

Bà Nguyễn Thị Kim Chung, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Ngô Mây cho biết, đến nay, trên địa bàn đã có 30 hộ kinh doanh tập trung ở các tuyến đường phố chính tham gia lắp đặt mã QR thanh toán trực tuyến. Ngoài ra, tại chợ Phù Cát (thị trấn Ngô Mây) cũng đã lắp đặt mã QR thanh toán cho 186/525 tiểu thương.

tien-mat-1.jpg
Nhiều quán cà phê trên địa bàn thị trấn Ngô Mây đã đặt mã QR thanh toán trực tuyến.

“Khó khăn nhất hiện nay là có nhiều người dân cao tuổi không sử dụng điện thoại thông minh, không có tài khoản ngân hàng nên không thể thực hiện được việc này. Bây giờ tập trung sử dụng nhiều nhất là người trẻ tuổi, cán bộ công chức. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng tới toàn người dân trên địa bàn sử dụng thanh toán trực tuyến”, bà Chung nói.

Không chỉ ở huyện Phù Cát, hiện nay tại các huyện Tuy Phước, Vân Canh, Tây Sơn, thị xã An Nhơn, Hoài Nhơn,... nhiều cơ sở kinh doanh cũng đã lắp đặt mã QR. Người dân lựa chọn hình thức thanh toán trực tuyến thay cho tiền mặt.

Chị Huỳnh Thị Lệ Trâm, chủ quầy tạp hóa ở xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước cho biết, thanh toán bằng mã QR là phương thức thanh toán có nhiều lợi ích được nhiều người dân trên địa bàn lựa chọn. “Thanh toán này rất nhanh chóng, tiện lợi. Cuối ngày tôi có thể dễ dàng rà soát, đối chiếu lại các thanh toán trên chiếc điện thoại thông minh mà không mất quá nhiều thời gian”, chị Trâm chia sẻ.

Ông Đoàn Quốc Tịnh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Quang cho biết, hiện nay địa phương đang đẩy mạnh việc người dân thanh toán không dùng tiền mặt. Bắt đầu từ cán bộ, công chức xã.

“Chúng tôi phối hợp với các đơn vị cài đặt Banking cho tất cả các cán bộ, công chức, không chuyên trách từ xã đến thôn trên địa bàn, hướng dẫn tránh lừa đảo trên không gian mạng và khuyến khích sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Thời gian qua, việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đã lan toả rộng rãi trên địa bàn”, ông Tịnh cho hay.

Phát triển nhanh, nhưng cần bảo đảm quyền, lợi ích của người tiêu dùng

Với sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh Bình Định về việc triển khai các quy định đẩy nhanh thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong xu thế số hóa và chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, tỉnh Bình Định đã cơ bản hình thành hạ tầng kỹ thuật đầy đủ để người dân và doanh nghiệp sử dụng thanh toán không tiền mặt.

Phương thức thanh toán qua thẻ ngân hàng và trực tuyến qua ứng dụng điện tử là phổ biến hơn cả, được nhiều người dân tỉnh này lựa chọn. Thanh toán trực tuyến qua ứng dụng điện tử không chỉ được tích hợp trên các ứng dụng ngân hàng mà nhiều đơn vị còn xây dựng ví điện tử để thuận tiện cho người tiêu dùng, nổi bật có thể kể đến MoMo, Zalo Pay, Viettel Pay...

Việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm bán hàng, đặc biệt là các chợ được sự đồng thuận của người dân và tạo điều kiện của các cơ quan chức năng nên bước đầu cơ bản thành công.

Ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Giám đốc Sở TT&TT, nhận định: “Ở vùng nông thôn tỉnh ta hiện nay, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua mã QR được nhiều người sử dụng. Thói quen này hình thành khá nhanh và lan tỏa rộng. Sở TT&TT, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Bình Định cùng nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương đã tích cực triển khai nhiều phương án thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh. Từ đó, người dân hiểu rõ hơn về những lợi ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần đạt chỉ tiêu chuyển đổi số, phát triển xã hội số”.

Giám đốc Sở Công thương Ngô Văn Tổng cho biết, thời gian tới, Sở Công thương sẽ chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị, tổ chức liên quan trong triển khai thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển thanh toán điện tử trong thương mại điện tử.

“Chúng tôi tiếp tục vận động, khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức liên quan, nhất là các cơ sở bán lẻ hàng hoá, dịch vụ trên địa bàn chấp nhận, sử dụng phương tiện thanh toán điện tử, có các hình thức động viên người tiêu dùng sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và hỗ trợ khách hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán điện tử khi có giao dịch.

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan giải đáp thắc mắc, xử lý khiếu nại nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt”, ông Tổng nói.

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong 8 tháng đầu năm 2023, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 6,85 tỷ giao dịch với giá trị đạt 138,3 triệu tỷ đồng.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước gửi Quốc hội, đến tháng 8/2023, có 82 tổ chức tín dụng (TCTD) triển khai thanh toán qua Internet và 52 TCTD triển khai thanh toán qua Mobile. 51 tổ chức trung gian thanh toán (TGTT) có cấp giấy phép hoạt động. 

Trong 8 tháng đầu năm 2023, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đạt 6,85 tỷ giao dịch với giá trị đạt 138,3 triệu tỷ đồng (tăng 348,54% về số lượng và 69,84% về giá trị). 

Trong đó, giao dịch qua kênh Internet đạt 1,33 tỷ giao dịch với giá trị đạt 36,76 triệu tỷ đồng (tăng 372,91% về số lượng và 110,97% về giá trị). Giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 4,76 tỷ giao dịch với giá trị đạt 34,48 triệu tỷ đồng (tăng 598,27% về số lượng và 382,22% về giá trị).

Đáng chú ý, thanh toán qua phương thức QR code đạt 86,50 triệu giao dịch với giá trị đạt 47,26 nghìn tỷ đồng (tăng 871,82% về số lượng và 761,93% về giá trị).

QR là viết tắt của từ Quick Response (Mã phản hồi nhanh). Đây là một ma trận mã vạch có thể được đọc bởi máy quét mã vạch hay điện thoại thông minh có chức năng chụp ảnh với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch. QR Code gồm những module màu đen được sắp xếp ngẫu nhiên trong một ô vuông có nền trắng. Sự tổ hợp này được mã hóa bất kỳ dữ liệu trực tuyến nào bao gồm: thông tin sản phẩm, giá tiền, thông tin hóa đơn... Điểm ưu việt của mã QR Code so với các mã vạch truyền thống là mã vạch truyền thống chỉ lưu giữ được 20 ký tự chữ số trong khi các mã QR có thể lưu trữ thông tin lên tới hàng ngàn ký tự chữ số. 

Thanh toán bằng QR Code được hiểu đơn giản là người dùng sẽ sử dụng camera trên điện thoại để quét mã QR. Sau đó, người dùng chỉ cần nhập số tiền thanh toán, nhận 1 tiếng bíp là giao dịch hoàn tất. Hệ thống sẽ tự động trừ số tiền từ tài khoản ngân hàng của bạn đúng với số tiền cần thanh toán. Đảm bảo việc thanh toán nhanh chóng không cần sử dụng tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng.

So với việc thanh toán bằng tiền mặt hoặc thanh toán bằng ngân hàng hình thức thanh toán này chỉ tốn khoảng vài giây. Đặc biệt, người dùng không cần khai thác bất cứ thông tin nào.

">

Tín hiệu tích cực trong chuyển đổi số ở nông thôn Bình Định

W-416935326-405617261807863-153801525954622962-n-1.jpeg
Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Hoàng Minh Cường phát biểu tại hội nghị.

Năm 2023, Sở TT&TT TP Hải Phòng hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ thành phố giao. Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về thông tin báo chí, xuất bản, bưu chính viễn thông. Tích cực tham mưu với thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tuyên truyền, chuyển đổi số. Tham mưu với thành phố ban hành kế hoạch hợp tác truyền thông với các cơ quan báo chí và tổ chức ký kết hợp tác với 32 cơ quan thông tấn báo chí quốc gia, báo Trung ương, ngành và địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh thành phố. Tổ chức thành công giải báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 5, diễn đàn chuyển đổi số TP Hải Phòng.

Sở TT&TT chủ trì, phối hợp triển khai 25 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thông tin và truyền thông, 6 cuộc theo kế hoạch năm 2023, 19 cuộc đột xuất. 

Qua đó, xử phạt vi phạm hành chính đối với 8 tổ chức, 9 cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực thông tin trên mạng, báo chí, quảng cáo, viễn thông với tổng số tiền hơn 340 triệu đồng. Thu hồi nộp ngân sách nhà nước qua công tác thanh tra hơn 58 triệu đồng. 

Đồng thời, thực hiện rà soát, xử lý trang thông tin điện tử của 877 đơn vị giáo dục trên địa bàn thành phố. Nhắc nhở, yêu cầu chỉnh sửa, gỡ bỏ thông tin hàng chục vụ việc, buộc khắc phục hậu quả, thu hồi gần 60 tên miền. Phối hợp phòng PA05, Công an quận Ngô Quyền thu giữ tài liệu, giám định tư pháp đối với 7 đối tượng chống phá, đã khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng.

W-414684788-1872386176546640-4676578074237948888-n-1.jpeg
Các cá nhân suất sắc trong công tác thông tin và truyền thông được tặng giấy khen.

Năm 2024, Sở TT&TT TP Hải Phòng tiếp tục thực hiện tốt chức năng quản lý lĩnh vực thông tin, báo chí, xuất bản, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng. 

Triển khai có hiệu quả chương trình hành động về chuyển đổi số TP Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Triển khai dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số TP Hải Phòng giai đoạn 2021-2025. Phát triển hạ tầng số, xây dựng chính quyền số TP Hải Phòng... Phấn đấu đưa Hải Phòng vào nhóm tỉnh, thành phố dẫn đầu về chỉ số chuyển đổi số.

">

Xây dựng chiến lược dữ liệu số tạo đột phá chuyển đổi số Hải Phòng

Nhận định, soi kèo Pumas UNAM vs Atlas, 1h00 ngày 27/1: Lợi thế sân nhà

 - Trong năm học 2017 - 2018, Hà Nội dành 19.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học, chiếm tỷ lệ 25,5% mức chi từ ngân sách. Tuy nhiên, áp lực tăng dân số cơ học vẫn khiến nhiều khu vực vẫn rơi vào tình trạng thiếu trường lớp.

Tại hội nghị tổng kết năm học 2017-2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019, ông Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội thừa nhận, công tác phân tuyến tuyển sinh của các trường trên địa bàn thành phố Hà Nội còn chưa thực sự phù hợp. Việc quy hoạch trường lớp chưa đồng bộ dẫn đến tình trạng thiếu trường, lớp cục bộ.

{keywords}

Việc quy hoạch trường lớp chưa đồng bộ dẫn đến tình trạng thiếu trường, lớp cục bộ.

Hà Nội hiện có tổng cộng 2.641 trường mầm non, phổ thông và 2 trường trung cấp chuyên nghiệp với gần 55 nghìn nhóm lớp, gần 2 triệu học sinh. So với cùng kỳ năm trước đã tăng 60 trường, 5.083 nhóm lớp với hơn 134 nghìn học sinh.

Qua rà soát quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn 30 quận huyện, Sở GD&ĐT nhận thấy, nhiều khu đô thị, khu công nghiệp tập trung trong các quận nội thành như Hà Đông, Hoàng Mai, Đống Đa, Nam Từ Liêm,… vẫn còn thiếu trường lớp; thiếu đất cho xây dựng trường học.

Trong khi đó, có nhiều huyện ngoại thành  dễ bố trí địa điểm xây dựng trường như Ba Vì, Đông Anh, Ứng Hòa,… nhưng lại thiếu nguồn lực đầu tư.

Trước thực trạng trên, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, ông Lê Ngọc Quang cho biết, hàng năm, Hà Nội rất chú trọng đầu tư xây mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trường học. Tuy nhiên, nguồn kinh phí đưa ra vẫn chưa đủ đảm bảo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chuẩn về trường, lớp học.

Dân số tăng nhanh, nhiều khu đô thị, khu công nghiệp tiếp tục xây mới đã gây áp lực về cơ sở vật chất và tình trạng thiếu trường, lớp học. Thủ đô còn tồn tại một số trường đã cũ chưa được cải tạo kịp thời, nhà vệ sinh tại nhiều trường học chưa đạt chuẩn.

Vì thế, Sở đã trình UBND Thành phố xem xét phê duyệt quyết định điều chỉnh bổ sung quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030.

Trong đó, Sở đề xuất đến năm 2030, toàn thành phố cải tạo và xây mới 1.557 trường học gồm xây mới 1.275 trường, cải tạo 282 trường.

Tổng kinh phí cho việc cải tạo, xây mới này dự kiến lên tới 74 nghìn tỷ đồng, trong đó công lập là 65,6 nghìn tỷ cho 1.389 trường; ngoài công lập 8,4 nghìn tỷ đồng cho 168 trường.

Đại diện Sở GD&ĐT cho biết thêm, trong năm học 2017-2018, Hà Nội đã xoá được hơn 6.000 phòng học xuống cấp, tăng 66 trường học với 22 nghìn phòng học mới. Tỷ lệ nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn đạt 78%, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 62%.

 Thúy Nga

">

Chi 19 nghìn tỷ đồng, Hà Nội vẫn thiếu trường lớp

Đây là một hoạt động phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ tổng kết thi hành Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) được Chính phủ giao cho Bộ TT&TT.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho biết, đại dịch Covid-19  đã thúc đẩy tái định hình các chuỗi cung ứng, làm thay đổi cách thức giao tiếp, làm việc là giao tiếp từ xa, làm việc trực tuyến, dịch vụ trực tuyến…Những chuyển dịch này làm cho các vấn đề về giá trị pháp lý, lưu trữ, an toàn bảo mật…  trong giao dịch điện tử "càng trở nên hết sức quan trọng”. Ảnh: Vân Anh

Tồn tại nhiều bất cập, chưa phù hợp thực tiễn

Các đai biểu có chung nhận định, sau 15 năm thực hiện, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0, yêu cầu thực hiện chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, Luật GDĐT có nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn phát triển.

Chẳng hạn như: Các quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật; Quy định chưa rõ ràng giá trị pháp lý của các loại hình thông điệp dữ liệu và hồ sơ, chứng cứ điện tử; Thiếu quy định trong Luật GDĐT về chứng từ, hồ sơ tương ứng với các quy định về “bản gốc”, “bản chính”, “bản sao” trong pháp luật truyền thống; Các vấn đề quy định về quy trình, thủ tục và pháp lý cụ thể của các bước trong giao kết hợp đồng điện tử…

{keywords}
Các chuyên gia trao đổi với các đại biểu tại hội thảo chuyên đề “Các vấn đề về giá trị pháp lý, lưu trữ, an toàn bảo mật, tổ chức trung gian và giao dịch trong cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế - tài chính".

Cùng với đó, Luật GDĐT còn bất cập trong quy định về GDĐT của cơ quan nhà nước, các quy định còn mang tính nguyên tắc, thiếu các quy định cụ thể như giá trị pháp lý; trường hợp sử dụng và việc công nhận, liên thông giữa chữ ký điện tử chuyên dùng trong có quan nhà nước và chữ ký điện tử công cộng. Những bất cập này gây khó khăn trong cung cấp các dịch vụ công trực tuyến và GDĐT của cơ quan nhà nước với doanh nghiệp, người dân.

Thực tế hiện nay, hoạt động Chính phủ điện tử, thành phố thông minh cũng như công cuộc chuyển đổi số đã và đang phát triển rất mạnh mẽ. Các dịch vụ công trực tuyến cũng đã phát triển mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nhiều dịch vụ công mức 4 đã được triển khai. Điều này đòi hỏi các quy định về giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước cần phải được rà soát, bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế phát triển.

Mặt khác, theo đánh giá, các quy định về an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong Luật GDĐT hiện có nhiều điểm chồng chéo, không phù hợp với các Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng.

Cụ thể, Luật còn thiếu quy định về sử dụng công nghệ, kỹ thuật trong GDĐT sao cho đảm bảo an toàn, bảo mật, tránh được các rủi ro cho người dùng do rò rỉ thông tin, dữ liệu. Luật GDĐT cũng mới quy định trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh trong GDĐT đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ mạng mà thiếu quy định trách nhiệm an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian và các bên liên quan.

Nâng cao tính “tin cậy” trong giao dịch điện tử

Tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết, trong quá trình triển khai đánh giá, tổng kết thi hành Luật GDĐT, qua làm việc với một số bộ, ngành, Bộ TT&TT nhận được sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ và những ý kiến đóng góp tích cực, mong muốn hoàn thiện hành lang pháp lý bảo đảm giá trị pháp lý, tính tin cậy trong giao dịch điện tử.

“Các ý kiến đóng góp đã thể hiện những tồn tại, vấn đề bất cập, những quy định thiết yếu còn thiếu để bảo đảm giao dịch điện tử an toàn. Đây là điều kiện tiên quyết để người sử dụng có được niềm tin trên môi trường mạng”, Thứ trưởng nói.

{keywords}
Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Trọng đường cho biết, các bộ, ngành, địa phương hầu như đều nhất trí đề nghị cần thiết sửa đổi Luật GDĐT.

Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết các bộ, ngành, địa phương hầu hết nhất trí đề nghị cần thiết sửa đổi luật. Trong đó, cần khắc phục tình trạng luật “khung”.

“Vì quy định trong luật chưa cụ thể nên phải quy định tại các nghị định, quyết định, thông tư theo các ngành. Do đó, xuất hiện sự thiếu thống nhất, không đồng bộ, khó liên thông khi mở rộng phạm vi giao dịch, thậm chí có thể chồng chéo, mâu thuẫn”, ông Đường phân tích.

Đề xuất  sửa đổi, bổ sung Luật GDĐT tập trung vào các vấn đề cụ thể như: Mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật (95%); Quy định cụ thể hơn giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, hồ sơ điện tử (80%); Bổ sung quy định về định danh, xác thực điện tử (90%); Quy định cụ thể hơn về chữ ký điện tử (80%).

Ngoài ra, cũng có ý kiến kiện toàn bộ máy và cơ chế cho GDĐT nhằm tăng cường quản lý nhà nước, thúc đẩy ứng dụng cũng như tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương.

Ở góc độ của đơn vị thực thi Luật, ông Lê Đức Thành, Phó Cục trưởng Cục CNTT, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính góp ý: Luật GDĐT chưa có quy định với việc xác thực về thời gian đối với dữ liệu được ký (Time Stamp).

Với Bộ Tài chính, việc quy định thời gian này rất quan trọng bởi nó liên kết đến các chính sách áp dụng (biểu thuế, cường chế, áp dụng các chỉ đạo của Chính phủ…). Việc chưa áp dụng Time Stamp dẫn đến các tranh chấp giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Vì thế, Bộ Tài chính đề xuất triển khai Time Stamp như một con dấu công chứng xác minh của bên thứ ba rằng chữ ký là hợp pháp tại thời điểm nó được thực hiện.

Đại diện Tổng cục Hải quan cũng kiến nghị, ngoài chữ ký điện tử, cần bổ sung quy định về chữ ký số và làm rõ sự khác nhau giữa hai loại chữ ký này ngay tại Luật GDĐT; Thay thế quy định về các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử bằng quy định về các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; Bổ sung quy định về các loại chữ ký điện tử khác (nếu có thể).

Vân Anh

Sửa đổi Luật Giao dịch điện tử cần đáp ứng nhu cầu phát triển Chính phủ điện tử

Sửa đổi Luật Giao dịch điện tử cần đáp ứng nhu cầu phát triển Chính phủ điện tử

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, các nội dung của Luật Giao dịch điện tử cần được sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, kinh tế số và cuộc cách mạng 4.0.

">

Đề xuất bổ sung quy định về định danh, xác thực điện tử trong Luật GDĐT

LinkedIn là ứng dụng mới nhất bị phát hiện đọc dữ liệu bộ nhớ tạm (clipboard) của điện thoại người dùng. Chuyện này lộ ra nhờ vào tính năng thông báo bảo mật mới của iOS 14, khi mà một số người đã có thể trải nghiệm iOS 14 bản beta.

Khái niệm clipboard vốn không còn xa lạ với những người dùng công nghệ. Đây là một vùng dữ liệu của máy tính có chức năng lưu giữ, ghi nhớ tạm thời các thông tin, hình ảnh được sao chép hoặc cắt ra trước khi người dùng thực hiện lệnh dán (paste) vào đâu đó.

Tính năng mới trong iOS 14 sẽ cảnh báo người dùng khi một ứng dụng bất kỳ truy cập dữ liệu trong clipboard của máy Apple.

Các ứng dụng giải thích như thế nào?

TikTok đã nhanh chóng phản hồi, khẳng định rằng họ không thu nhận hoặc lưu trữ bất kỳ dữ liệu clipboard nào, nhưng đồng thời cho biết chức năng đã bị vô hiệu hóa trong bản cập nhật ứng dụng ngày 27/6.

Với LinkedIn, Erran Berger, Phó Chủ tịch phụ trách kỹ thuật sản phẩm tiêu dùng, trong một tweet của mình đã giải thích ứng dụng chỉ thực hiện "kiểm tra tương đồng" giữa nội dung clipboard và nội dung được gõ vào LinkedIn.

Khi được đề nghị thông tin thêm về việc này, một phát ngôn viên của LinkedIn trả lời rằng "kiểm tra tương đồng là một thuật ngữ thông thường, vì vậy chúng tôi không có gì để nói thêm". Dù vậy, Phó Chủ tịch Erran Berger cũng tweet rằng sẽ có một bản sửa lỗi để dừng hành động này.

Trong khi đó, người phát ngôn của Reddit giải thích hành động như trên để kiểm tra các URL trong clipboard và sau đó đề xuất một tiêu đề bài viết dựa trên nội dung văn bản của URL. Reddit cũng nói rằng họ không lưu trữ, cũng không gửi nội dung clipboard đi đâu, nhưng sẽ có bản sửa lỗi bổ sung tính năng này vào ngày 14/7.

Phiên bản beta công khai của iOS 14 dự kiến ​​sẽ diễn ra trong vài tuần tới và có khả năng tính năng bảo mật clipboard sẽ còn tiết lộ thêm nhiều ứng dụng hành động đáng ngờ. Bây giờ là lúc để các nhà phát triển ứng dụng kiểm tra xem họ có vi phạm vào lỗi tương tự hay không.

Đối với người dùng, dù đang sử dụng iPhone hay bất kỳ mẫu smartphone nào, mọi người cũng nên tránh sao chép dữ liệu nhạy cảm và riêng tư trừ khi thực sự cần thiết; đồng thời “dọn” clipboard bằng cách sao chép một đoạn văn bản vô hại khi đã xong việc với dữ liệu nhạy cảm.

Anh Hào (Theo Forbes, The Verge)

Anonymous kêu gọi xóa TikTok, công ty mẹ có thể mất 6 tỷ USD

Anonymous kêu gọi xóa TikTok, công ty mẹ có thể mất 6 tỷ USD

TikTok đang hứng chịu làn sóng chỉ trích sau lệnh cấm từ chính phủ Ấn Độ và lời kêu gọi xóa ứng dụng từ nhóm hacker Anonymous.

">

Bị phát hiện đọc dữ liệu, các ứng dụng TikTok, LinkedIn... giải thích thế nào?

友情链接