Khái niệm hệ thống giáo dục mở dường như còn rất mơ hồ...
TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên thư ký Bộ trưởng GD-ĐT cho rằng, đến nay, chúng ta chưa có bất kỳ định nghĩa chính thức nào về giáo dục mở. Khái niệm này vẫn được các học giả hiểu cảm tính.
Cá nhân ông Tiến cho rằng, hệ thống giáo dục mở là một hệ thống mà trong đó các rào cản về giáo dục được dỡ bỏ.
Theo ông Tiến, Việt Nam cũng đã có những bước đi đầu tiên về giáo dục mở, như có mạng Edunet hay trang mạng giáo dục dành cho tất cả các giáo viên có thể trao đổi với nhau về bài giảng là “Trường học kết nối”,…
“Đây là những bước đi rất quan trọng để hướng tới một hệ thống giáo dục mở, nhưng vẫn còn rất nhỏ lẻ và manh mún”, ông Tiến đánh giá.
Theo ông Tiến, có nhiều rào cản trong việc xây dựng hệ thống giáo dục mở ở Việt Nam. “Đầu tiên về nhận thức, thực sự còn mơ hồ ngay cả trong ngành giáo dục. Tiếp đó là rào cản kinh tế khi thiếu nguồn lực tài chính, bởi muốn có hệ thống giáo dục mở thì phải có những đầu tư về phần cứng, phần mềm, rồi chi phí xây dựng phát triển duy trì,…
Rào cản quan trọng là sức ì của hệ thống giáo dục. Chúng ta nói đến giáo dục mở nhưng hệ thống của chúng ta vẫn chủ yếu là một hệ thống đóng, tập trung đầu vào và hướng tới thi cử”.
Ngoài ra, là các rào cản về lợi ích như vấn đề bản quyền. “Mở thì vấn đề bản quyền phải mở, giáo khoa, giáo trình phải mở nhưng vấn đề này có liên quan đến lợi ích nên rất khó,…”.
TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên thư ký Bộ trưởng GD-ĐT. Ảnh: Thanh Hùng.
TS Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban tuyên giáo TƯ cho rằng, trong nội dung Nghị quyết chưa nêu cụ thể đầy đủ “mở” như thế nào.
“Rất tiếc là cho đến nay, đã 5 năm rồi, kể từ khi ra nghị quyết, nhưng các cơ quan liên quan vẫn chưa cụ thể hóa cho rõ nghĩa là hệ thống giáo dục “mở” bao gồm những yêu cầu và nội dung gì”.
Theo ông Hoàng, đặc điểm đầu tiên và bắt đầu của nền giáo dục mở chính là sự thoáng mở về tư duy và cơ chế quản lý trong giáo dục đào tạo, nhằm mục tiêu hình thành những con người “tự nó”, tự chủ, có năng lực tư duy độc lập, có thói quen phản biện, có bản lĩnh bảo vệ chân lý, luôn chủ động và sáng tạo, có năng lực hành động trong công việc, không bị áp đặt, thụ động, rập khuôn máy móc, chỉ biết thừa hành theo ý kiến của người khác,... Tức là hiểu đặc trưng “mở” ấy của nền giáo dục ở phương diện mục tiêu đào tạo.
Ông Hoàng cũng cho rằng, thoáng mở đầu vào để tạo cơ hội cho người học tiếp cận với các cơ sở giáo dục đào tạo khi họ thật sự muốn học cũng là một đặc điểm của hệ thống giáo dục mở.
“Tất nhiên việc thoáng mở đầu vào phải gắn với quản lý chất lượng đầu ra. Ở nước ta nhiều lúc thi vào đại học thật vất vả, nhưng vào được rồi thì gần như chắc chắn sẽ tốt nghiệp, trong khi ở nhiều nước tiên tiến, muốn học thì ghi tên để học, nhưng nếu không học nghiêm túc và tích cực thì sẽ mất thêm nhiều năm vẫn không tốt nghiệp được. Đó là hai cách làm khác nhau nhiều”, ông Hoàng nói.
Ảnh: Thanh Hùng.
Theo ông Hoàng, hệ thống giáo dục mở còn thể hiện ở sự đa dạng, linh hoạt và dân chủ về loại hình và phương thức giáo dục, đào tạo. Có các loại trường công lập, tư thục và dân lập; có trường của Việt Nam và trường của quốc tế; có đào tạo tập trung và phi tập trung; có liên tục và không liên tục; có trực tiếp và trực tuyến (qua mạng)…
“Tại nhiều nước tiên tiến, ở khu vực ĐH và CĐ, trường ngoài công lập chiếm đa số, thậm chí đến 80%, còn trường công lập chỉ số ít, nhiều nước có khoảng 20%. Nước ta thì ngược lại, công lập đến 80%, trong khi ngân sách nhà nước rất có hạn, vậy mà cứ mong muốn có một nền giáo dục đại học chất lượng cao với giá rẻ. Cần phải thay đổi tư duy và cách làm, mở mạnh cho hệ thống ngoài công lập phát triển, nhất là ở khu vực đào tạo sau phổ thông. Tạo nên một môi trường bình đẳng thật sự giữa công lập và ngoài công lập cũng là nội dung quan trọng của hệ thống giáo dục mở”, ông Hoàng nhấn mạnh.
Có lẽ cũng vì mơ hồ về “giáo dục mở” mà một đại diện đến từ một trường đại học địa phương là Trường ĐH Hà Tĩnh dù rất muốn nhưng tỏ ra rất bẽn lẽn khi đứng lên hỏi về chuyện liên quan đến “giáo dục mở”. Vị này cẩn thận rào trước “Tôi xin hỏi nhỏ”:
“Nếu như các trường đại học địa phương chúng tôi được phát triển theo hướng đại học mở với những quan điểm mở về chương trình đào tạo, ý tưởng, tuyển sinh,… thì có được không?”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Thanh Hùng.
Lắng nghe nhiều ý kiến của các đại biểu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng không phải khi chưa thống nhất được cách hiểu thì chúng ta không làm, không đổi mới.
“Hiện nay vẫn còn rất nhiều tranh luận về triết lý của nền giáo dục Việt Nam nhưng không có nghĩa là giáo dục Việt Nam không tiếp tục phát triển. Những gì thế giới đã trở thành xu thế thì chúng ta phải theo. Cần tính đến đặc thù của Việt Nam nhưng không dựa vào đặc thù để đưa ra những mô hình không theo đúng xu thế”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh cần nhìn thẳng vào vai trò của giáo dục Việt Nam phải đổi mới và đi trước một bước.
“Chúng tôi rất đồng tình tất cả những rào cản cản trở việc thực hiện giáo dục mở cần được gỡ bỏ một cách kiên quyết. Có vô cùng nhiều dẫn chứng cho thấy chúng ta còn rất vướng”, Phó Thủ tướng nói.
Ông cũng nhấn mạnh, cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học tập không chỉ để lấy bằng cấp mà để biết, để làm việc, chung sống tốt hơn và để sáng tạo ra tri thức, đóng góp cho xã hội.
Thanh Hùng
Đổi mới giáo dục: Căn hầm sáng tạo nào cho ta?
Tại một trường cấp 2 Israel, có hẳn một xưởng cơ khí thu nhỏ mà làm chủ là những em học sinh ở lứa tuổi 12-13 tuổi. Ở đó, các em say sưa làm việc đến 7h tối vẫn chưa muốn về nhà.
" alt="Khó nói đến nền giáo dục “mở” khi hệ thống chủ yếu vẫn “đóng”" />
Anh em Lý Hùng, Lý Hương và gia đình nhớ cha nên dành thời gian viếng mộ NSND Lý Huỳnh.
Chi Pu trở lại đẹp lộng lẫy sau thông báo hủy dự án.Ca sĩ Đan Trường tạo dáng bên cây xăng.Á hậu Thụy Vân tự hào khi được đồng hành Hoa hậu Việt Nam 2022 tìm kiếm nhan sắc Việt.Diễn viên Kim Tuyến làm thơ ở Đà Nẵng: Cam vàng rực rỡ, nắng chơi vơi/ Cuối tuần đừng lỡ bước rong chơi.Ca sĩ Đào Mác trêu NSND Tạ Minh Tâm: "Thầy ôm show hết nha, mấy tụi nhỏ lắp motor chạy theo vẫn không kịp".Diễn viên Trần Nghĩa điển trai, lịch lãm.NSND Kim Xuân "thấy hoa là lao vào chụp".Trấn Thành mừng sinh nhật mẹ. Cha mẹ "MC quốc dân" được khán giả khen trẻ trung, xì-tin.Người đẹp Trà Ngọc Hằng hóa cô gái phục vụ bàn.Ca sĩ Quách Mai Thy mặc áo dài thiết kế rườm rà, họa tiết rối mắt." alt="Sao Việt 23/10: Lại Văn Sâm tiết lộ ảnh cực hiếm, Lý Hùng viếng cha" />
Từ năm học 2019-2020, thí sinh thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội sẽ phải thi 3 bài thi gồm 2 bài thi độc lập Toán, Ngữ văn và 1 trong 2 bài thi tổ hợp. Ảnh minh họa: Thanh Hùng.
Theo thông tin mà Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố, từ năm học 2019-2020, thí sinh thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ phải thi 3 bài thi gồm 2 bài thi độc lập Toán, Ngữ văn và lựa chọn 1 trong 2 bài thi tổ hợp:Tổ hợp 1 (Ngoại ngữ, Vật lí, Lịch sử và Giáo dục công dân) hoặc Tổ hợp 2 (Ngoại ngữ, Địa lí, Hóa học và Sinh học). Tổ hợp thi sẽ do Sở GD-ĐT Hà Nội chọn và công bố vào cuối tháng 3 hàng năm.
Trong đó, các bài thi Toán, Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận. Bài thi tổ hợp thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; có nhiều mã đề thi trong một phòng thi. Thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) và kết quả bài thi trên phiếu TLTN được chấm bằng phần mềm máy tính.
Thông tin này ngay lập tức gặp phải những ý kiến trái chiều từ phía các phụ huynh, đặc biệt các gia đình có con sắp sửa thi vào 10 những năm tới.
Chị Phạm Minh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) không giấu nổi lo lắng khi cậu con trai năm nay lớp 7 khá còi cọc và có thể phải chịu thêm áp lực ở những năm tới.
“Việc thi thêm nhiều môn chắc chắn sẽ tăng áp lực cho các con. Thi ít môn như năm nay mà thấy các con bạn bè tôi đã bạc mặt ra rồi. Học thêm, học chính, học phụ, ngày nào cũng 3 ca mới đủ Văn - Toán – Anh. Giờ lại thêm mấy môn tổ hợp kia nữa, chả biết các con rồi sẽ học vào lúc nào nữa.
Dĩ nhiên, nếu chỉ cần học trên lớp là thi được thì tốt. Nhưng giờ ai đảm bảo cho không học thêm liệu có yên tâm đạt điểm cao.
Sở GD-ĐT cứ nói là tránh học lệch, nhưng cá nhân tôi thì nghĩ không cần thiết phải giỏi toàn diện. Trong thời buổi số hoá công nghệ thế này, nên hướng đến chuyên nghiệp, chuyên sâu thôi. Các con cần thông tin gì thì có thể tra Google và tìm hiểu, còn nếu thích các môn khác thì cho chọn môn để thi.
Chúng ta toàn yêu cầu toàn diện nhưng thực tế chẳng có gì toàn diện hết, kể cả có thi thêm bài thi tổ hợp. Bởi thường thì các con phải lao vào ôn thi nhưng rồi thi xong cũng quên hết”.
Một phụ huynh đội nắng hàng tiếng đồng hồ thấp thỏm đợi con hoàn thành bài thi vào 10 ở Hà Nội năm 2017. Ảnh: Thanh Hùng.
Chị Minh cho rằng không cần thiết phải tạo thêm áp lực không đáng có cho các con.
“Nếu mục đích đặt ra là học để lấy kiến thức và áp dụng được vào cuộc sống thì căn bản là các bài giảng hàng ngày. Chứ không phải quan niệm học chỉ để đi thi. Kiểu học chỉ để thi không thực sự cần thiết và hiệu quả. Học lệch hay không căn bản do cách dạy hàng ngày của các thầy cô trên lớp, chứ không chỉ phụ thuộc vào mấy bài thi. Các con không thích học một phần do thầy cô không truyền được cảm hứng cho mà thôi”.
Chị Minh cho rằng, nếu với phương thức này, việc Sở GD-ĐT Hà Nội công bố chọn bài thi tổ hợp vào cuối tháng 3 hàng năm càng khiến học sinh chỉ còn cách ép mình để chạy theo vì gần như không có sự lựa chọn.
Hệ luỵ sẽ là sự căng thẳng tâm lý luôn như dây đàn đối với cả các con và cả những phụ huynh như chúng tôi. Nếu đã phải thi thì càng cần thông báo sớm để các con có thời gian chuẩn bị sớm, tốt hơn, đỡ phải ôn luyện nhiều môn cùng nhau, gây áp lực lớn.
“Chỉ thương các con thôi, nghe thì có vẻ như được lựa chọn và tôn trọng quyền lựa chọn nhưng thực chất không phải vậy. Con tôi đang rất còi, cố gắng lắm ít vẫn phải 1 tuần 2 buổi học 3 ca. Không khéo sẽ nở ra có cả lớp dạy thêm Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý. Giờ lại phải bắt đầu tìm lớp học mấy môn tổ hợp, nghĩ đến đã hết hồn”.
Nghe thông tin này, chị Nguyễn Thu Hương (quận Đống Đa, Hà Nội) tỏ ra khá buồn khi áp dụng từ năm học 2019-2020 thì chắc chắn cô con gái lớp 7 của chị sẽ phải trải qua.
“Nếu thi vào 10 Hà Nội không quá căng thì việc thi tổ hợp cũng chẳng phải quá lo vì nhiều tỉnh đã thi như thế từ lâu. Song từ hôm qua đến giờ biết tin xong tôi có khá nhiều suy nghĩ. Vì các cháu thi vào 10 ở Hà Nội năm nay chỉ mỗi Toán với Văn thôi, chưa có thi tổ hợp, mà đã thấy quá căng thẳng, vất vả rồi. Giờ học thêm mấy môn nữa thì thực sự các con không có thời gian mà nghỉ. Con gái về cũng kể cả lớp nghe tin này mà lo lắm bởi chưa biết đề ra kiểu dạng gì”.
Thấy khổ thân con đã đành, chị Hương càng thêm lo về vấn đề tài chính khi nghĩ tới cảnh đầu tư cho con học ôn nhiều môn.
“Bạn bè tôi có con học lớp 9 năm nay toàn thấy kể chỉ 2 môn Toán và Văn thôi nhưng đã mất 4-5 triệu/tháng. Không biết nhiều môn học như thế thì sẽ phải từng nào mới đủ đây”, chị Hương thở dài.
Chị Trần Thị Huệ (quận Cầu Giấy, Hà Nội) thời gian này cũng đang như ngồi trên lửa khi con sắp sửa bước vào kỳ thi vào 10 năm nay chia sẻ: “Đầu tư cho con học ôn 2 môn Toán và Văn thôi mà ngoài chi phí gia đình tôi còn mất bao nhiêu thời gian, công sức. Có trải qua mới biết các cha mẹ có con thi vào lớp 10 các lứa sau hẳn sẽ nhiều áp lực hơn. Vì bảo môn nào cũng có thể thi, mà không học thêm mấy ai có thể yên tâm trước một kỳ thi quan trọng”.
Nhiều phụ huynh cho rằng việc có thêm bài thi tổ hợp không giúp nhiều trong việc hạn chế học lệch mà có thể gia tăng áp lực thi cử cho con em họ. Ảnh minh họa: Thanh Hùng.
Tuy nhiên phía Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng, phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT từ năm học 2019-2020 nhằm mục đích khắc phục các hạn chế của phương thức cũ, triển khai mạnh công cuộc đổi mới giáo dục, chủ động đón nhận chương trình giáo dục phổ thông mới, phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng các yêu cầu về đổi mới dạy học.
“Phương thức “kết hợp thi tuyển với xét tuyển” để tuyển sinh vào lớp 10 THPT đã được áp dụng từ năm học 2005-2006 bộc lộ nhiều hạn chế như tạo nên hiện tượng học lệch, học sinh chỉ tập trung vào học môn Ngữ văn và Toán mà chưa tập trung các môn còn lại, như vậy chưa đảm bảo được mục tiêu giáo dục toàn diện ở bậc THCS. Ngoài ra, khâu xét tuyển dựa vào việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở bậc THCS chưa thật sự khách quan do việc đánh giá phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của mỗi giáo viên; việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh giữa các trường khác nhau”.
Theo Sở GD-ĐT Hà Nội phương án này cũng được đưa ra dựa trên ý kiến đề xuất của hầu hết các hiệu trưởng trường THPT, THCS, trưởng phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã trong các hội nghị, hội thảo về xây dựng phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT từ năm học 2019-2020.
“Việc thi thêm bài thi thứ 3 là bài thi tổ hợp nhằm mục đích tránh sự học lệch của học sinh, đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện ở các cấp học dưới; bài thi tổ hợp với mục tiêu dần tiếp cận chương trình SGK mới là “theo hướng tích hợp ở các lớp học, cấp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học, cấp học trên”. Bài thi tổ hợp có môn Ngoại ngữ nhằm nâng cao năng lực Ngoại ngữ của học sinh, đáp ứng đề án nâng cáo chất lượng dạy học Ngoại ngữ ở trường phổ thông.
Bài thi tổ hợp thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Trong bài thi tổ hợp, ngoài môn Ngoại ngữ, 3 môn còn lại vừa có môn tự nhiên, vừa có môn xã hội, điều này đảm bảo tính công bằng, khách quan đối với học sinh”, đại diện Sở GD-ĐT cho hay.
Thanh Hùng
Hà Nội tuyển sinh lớp 10 bằng bài thi tổ hợp nhiều môn từ năm 2019
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố từ năm học 2019-2020 sẽ tuyển sinh lớp 10 bằng bài thi tổ hợp nhiều môn học.
" alt="Thi vào lớp 10 Hà Nội có thêm bài thi tổ hợp: Phụ huynh lo áp lực đè con" />
PGS.TS Phạm Hồng Quang, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên (ĐH Thái Nguyên). Ảnh: Thanh Hùng.
“Từ trước đến nay, ở Việt Nam chưa có ngành đào tạo giáo viên Khoa học tự nhiên. Vì vậy, thí sinh đăng ký theo học ngành này sẽ có nhiều cơ hội để được tuyển dụng làm giáo viên dạy khoa học tích hợp. Ngoài chương trình đào tạo giáo viên Khoa học tự nhiên, chúng tôi cũng sẽ phát triển các mô đun để đào tạo các giáo viên đang dạy học các môn Lý, Hóa học hay Sinh học để có thể đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông mới”, ông Quang nói.
PGS.TS Nguyễn Phúc Chỉnh, Trưởng phòng đào tạo nhà trường chia sẻ: “Đây là một trong những bước đi trước của chúng tôi để đón việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa sắp tới. Nhà trường cũng dự kiến, lập lộ trình, xây dựng chương trình mở tiếp ngành Sư phạm Khoa học xã hội cho giáo viên THCS vào năm sau”.
Ngoài ra, xác định vấn đề tâm lý học đường đang được xã hội hết sức quan tâm và cơ hội việc làm đầy hứa hẹn, trường này cũng mở thêm ngành mới Tâm lý học giáo dục với 30 chỉ tiêu.
“Chúng tôi xác định ngành Tâm lý học giáo dục sẽ đào tạo các chuyên gia làm tư vấn học đường, tư vấn hướng nghiệp tại các trường mầm non, trường phổ thông,...”, đại diện nhà trường nói.
Thanh Hùng
Dự thảo môn Khoa học tự nhiên chương trình giáo dục phổ thông mới
Dưới đây là dự thảo môn Khoa học tự nhiên chương trình giáo dục phổ thông mới.
" alt="Lần đầu tiên có trường sư phạm mở ngành đào tạo giáo viên Khoa học Tự nhiên" />
Sách Chiến đạo-Làm chủ tương lai & Kiến tạo sựnghiệp. Ảnh: NXB Kim Đồng.
Người trẻ phải tự tìm con đường của riêng mình
Tác giả Đỗ Thùy Dương làm việc trong ngành phát triển tài năng và xây dựng năng lực lãnh đạo. Bà đã gặp gỡ và trò chuyện với nhiều bạn trẻ ở lứa tuổi 16-30, lắng nghe suy nghĩ và trăn trở của họ.
Đúc rút kinh nghiệm bản thân, tác giả cho rằng bài học quan trọng nhất cuộc đời là mỗi người phải tự đi con đường riêng của mình, bằng phương tiện và khả năng riêng. Trên con đường đó, thay vì tìm kiếm những "ngôi sao sáng", khuôn mẫu đi trước để o ép mình vào, hãy nắm các quy luật để kiến tạo con đường riêng.
Cuốn sách Chiến đạo - Làm chủ tương lai & Kiến tạo sự nghiệpgồm ba nội dung: "Gỡ bỏ ngộ nhận"; "Tự vấn bằng tư duy chiến đạo"; "Thiết kế tương lai".
Thông qua cuốn sách, tác giả lật lại cách mỗi người đang tư duy về cuộc đời, thực hành những phương pháp tư duy mới; cùng đối thoại, tự vấn để tìm ra một tầm nhìn bao quát. Sách khuyến khích người trẻ bắt tay vào xây dựng những mục tiêu cụ thể, lịch trình hành động mỗi ngày để hiện thực hóa tương lai đã mường tượng.
Trong sách, bạn đọc cùng tác giả thảo luận về một chủ đề mở: Bạn đang băn khoăn gì về tương lai? Làm thế nào để phát triển hết tiềm năng và bứt phá? Bạn là ai sau 10 năm nữa… Sách khuyến khích người trẻ trở thành chiến binh trên hành trình kiến tạo tương lai của chính mình.
“Chiến đạo” theo định nghĩa của tác giả, là chiến đấu với chính mình trên con đường đời bằng tinh thần của một chiến binh để vượt thoát khỏi những hạn chế bản thân hay ràng buộc của hoàn cảnh.
Tại buổi giao lưu trực tuyến với bạn đọc tối 10/1, tác giả Đỗ Thùy Dương cho biết quá trình viết sách, bà được nói chuyện với nhiều người trẻ thành công trong độ tuổi của họ. Tuy vậy, bà cũng có những chuyến đi xa và nhận ra không phải ở đâu cũng nhiều người trẻ tinh hoa như ở đô thị. Còn rất nhiều bạn trẻ băn khoăn trước ngưỡng cửa cuộc đời.
Tác giả Đỗ Thùy Dương. Nguồn ảnh: NXB Kim Đồng cung cấp.
Tránh tư duy một chiều, không vướng vào định kiến
Theo bà Dương, một trong những điều cản trở người trẻ là họ thường vướng vào định kiến, ngộ nhận, tư duy theo hướng mình là nạn nhân của hoàn cảnh.
Bà Dương tôn trọng quyền được sai lầm và quyền đứng lên sau sai lầm của người trẻ. Nhưng điều bà quan tâm là làm sao để người trẻ không rơi vào tình trạng tư duy một chiều.
Bởi vậy, khi viết sách, bà cố lật lại những gì truyền thông đang nói, để bạn trẻ thấy nhiều chiều của tư duy. Ví dụ, người ta thường nói “Thất bại là mẹ của thành công”, nhưng cuốn sách lật lại quan điểm ấy, cho rằng thất bại chưa chắc đã là mẹ của thành công. Tác giả đưa ra mệnh đề “thất bại thì nên lắng lại”. Lắng lại để suy nghĩ, rút kinh nghiệm mới có kinh nghiệm để thành công.
Tác giả bày tỏ hy vọng cuốn sách mở ra những đối thoại giữa người đọc và người viết, người trẻ với người trưởng thành, người trẻ với chính bản thân họ.
Ông Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch FPT Telecom - cho rằng điểm ấn tượng của cuốn sách Chiến đạo - Làm chủ tương lai & Kiến tạo sự nghiệplà cách tác giả đối thoại với bạn đọc trên điểm nhìn từ tương lai.
Tác giả dùng viễn cảnh của chính bạn trẻ trong tương lai làm động lực thay đổi thực tế, hiện tại, xác định mục tiêu cần phấn đấu và những hành động cụ thể.
"Tôi hy vọng rằng sau khi đọc cuốn sách này, bạn - những người trẻ - sẽ tự trả lời được câu hỏi lớn: Cần làm gì cho tương lai của mình?”, ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ.
Tác giả Đỗ Thùy Dương là người làm việc trong lĩnh vực phát triển nhân sự, một diễn giả. Bà là tác giả cuốn Tám chiều kích trưởng thành(Nhã Nam và Nhà xuất bản Dân Trí), đồng tác giả của cuốn Con gái Bà Triệu thế kỷ 21(Nhà xuất bản Phụ nữ).
" alt="Những câu hỏi trên hành trình trưởng thành của người trẻ" />
Ngoài ra, nhờ quãng thời gian làm việc tại agency và đã từng làm về mảng booking KOL (đặt lịch quảng cáo với KOL) cộng với kinh nghiệm từ cuộc thi, Linh hiểu đây là công việc hoàn toàn có thể mang lại một nguồn thu nhập tốt và triển vọng nghề lớn nếu theo đuổi nghiêm túc.
“Mình đã có tư duy về cách làm thế nào để kiến ra tiền từ nghề này và cách để mang lại nguồn thu nhập bền vững”.
Linh tự nhận xét bản thân là người hay phá vỡ các luật lệ, nên việc lựa chọn làm KOL sẽ giúp bản thân làm việc thoải mái bất cứ lúc nào mà vẫn mang lại thu nhập tốt so với việc đi làm 8 tiếng văn phòng nhàm chán.
Khi quyết định chọn lựa con đường như vậy, bố mẹ và bạn bè của Linh không ủng hộ. Linh cho biết mình đã cố gắng giải thích về công việc của KOL nhưng không nhận được sự tin tưởng.
“Bố mẹ mình rất xót ruột, liên tục giục mình đi kiếm công việc nào đó nghiêm túc khi thấy con gái ở nhà cả ngày”- Linh nói. Thêm nữa, Bạn bè cũng hỏi rất nhiều về dự định của cô nàng vì Linh thông thạo 2 thứ tiếng và tốt nghiệp bằng giỏi.
(Ảnh: NVCC)
Linh chia sẻ rằng thách thức lớn nhất mà bản thân phải đối mặt chính là làm việc 1 mình và không có ai hướng dẫn. Thời gian đầu tiên, cô nàng gặp nhiều khó khăn trong khâu nghĩ ý tưởng video trên kênh của mình. Thông thường, Linh lên lịch 5-7 video/ tuần nhưng nhiều lúc cô nàng không thể hình dung ra tiếp theo cần phải làm gì. Hàng ngày, Linh luôn trăn trở về việc sản xuất video nào, nội dung gì và vùi đầu vào công việc đến tối khuya.
“Khi còn là sinh viên, video trên kênh của mình chủ yếu về các tips học tập và những nội dung xoay quanh trường đại học. Hiện tại đã chuyển nội dung hướng đến tệp khán giả mới và áp lực liên tục làm mới bản thân khiến mình nhiều lúc rơi vào bế tắc” - Linh nói.
Thêm vào đó, Linh không có phòng riêng nên cô nàng phải tranh thủ quay video thật nhanh chóng trong những lúc ở nhà 1 mình. “Mình phải tự dựng máy và quay phải thật chuẩn xác để tiết kiệm thời gian”.
Có 1 khoảng thời gian Linh đã phải đối mặt với những ý kiến trái chiều trên kênh của mình. Dần dần Linh hiểu ra rằng công việc KOL phải chịu đựng áp lực lớn từ dư luận và sẽ luôn có các quan điểm khác nhau và những người không đồng tình với ý kiến của bản thân.
Khi đạt được lượng người theo dõi nhất định, Linh đã bắt đầu nhận được những lời mời hợp tác đầu tiên. “Trộm vía ngay từ khi mình có khoảng 40 nghìn follow, mình đã nhận được 1 lời mời từ 1 trang mỹ phẩm”, Linh nói.
(Ảnh: NVCC)
Tuy vậy, cô nàng chỉ nhận được khoảng 1-2 hợp đồng mỗi tháng và tự đặt câu hỏi rằng tại sao mình chưa được nhiều follow hơn và các hợp đồng nhiều hơn. Linh đã nhận ra vấn đề nằm ở việc xây dựng thương hiệu cá nhân và cách thức hoạt động của nền tảng TikTok.
“Việc xây dựng thương hiệu cá nhân rất quan trọng khi làm KOL. Mình cần phải tạo ra hình ảnh thật nhất của mình với những tính cách nổi bật. Khi mình có thương hiệu rõ ràng, nhãn hàng sẽ tìm đến mình nếu như họ tìm thấy điểm chung giữa cá tính của mình và cá tính của thương hiệu” - Linh chia sẻ. Ngoài ra, Linh nói cần phải tư duy cách vận hành và các quy định của Tiktok để xây dựng kênh 1 cách thông minh vì nhiều người bỏ rất nhiều chất xám và tiền bạc ra nhưng không thể lên xu hướng.
Trúc Linh đã nghiên cứu, nghiêm túc xây dựng hình ảnh của bản thân, tạo dựng các nội dung xoay quanh việc học và làm. Dần dần, lượng follow tăng nhanh, các hợp đồng cũng về đều đặn hàng tháng. Linh bật mí rằng, trong khoảng thời gian thấp điểm nhất thì thu nhập của cô đến từ công việc KOL vẫn duy trì ở mức 8 con số.
“Tạo ra các video mang tính thảo luận và khẳng định rõ bản thân chính là điều quan trọng khi làm việc trong ngành này” - Linh nói. Năm tới, Trúc Linh dự định sẽ Nam tiến để tiếp tục phát triển sự nghiệp lâu dài và mở ra nhiều cơ hội hơn cho mình.
Doãn Hùng
2 nữ sinh Kinh tế làm trưởng phòng, kiếm chục triệu mỗi tháng
Đang trên ghế giảng đường, song nhiều bạn trẻ đã rất năng động, tự tìm kiếm các công việc làm, thậm chí mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.
" alt="Sinh viên Ngoại giao đạt thu nhập 8 chữ số vì theo đuổi nghề KOL" />