Ngay cả khi con bạn đi học trở lại sau Tết, đây là những kỹ năng quan trọng trẻ có thể học ở độ tuổi này.
Thành thạo Nấu ăn Trung cấp
Ở độ tuổi này, bạn có thể dạy con mình đánh trứng, và làm bánh. Nhưng bạn cũng có thể dạy chúng phân số bằng cách đặt ra các cốc đo lường và yêu cầu chúng nhân đôi, gấp ba hoặc thậm chí gấp bốn một công thức đơn giản.
![]() |
Nấu ăn là kỹ năng quan trọng trẻ 8 - 10 tuổi cần học. Ảnh: yours uk |
Và, nếu con bạn đặc biệt thành thạo ở độ tuổi này, hãy cho phép chúng nấu một bữa ăn gia đình (tất nhiên là có sự giám sát của bạn). Một khảo sát khoa học gần đây chỉ ra rằng, nấu ăn là một hoạt động giúp trẻ giảm buồn chán và xả stress hiệu quả trong đại dịch.
Học cách làm vườn
Làm vườn là một trong những cách tốt nhất để kết hợp kỹ năng sống với khoa học. Ví dụ, hãy nói về lượng ánh sáng mặt trời mà cây rau cần để phát triển. Bạn thậm chí có thể thảo luận về quá trình quang hợp nếu bạn cảm thấy con hứng thú với thực vật. Bạn cũng có thể nói về các loại đất khác nhau và loại đất tốt nhất cho cây phát triển.
Không phải nhà ai cũng có vườn để làm việc trên, nhưng ở cạnh cây cối, biết yêu quý bảo vệ thiên nhiên xanh là một trong những biện pháp “thiền” cho tâm hồn của trẻ.
Sử dụng các công cụ phổ biến
Búa, tua vít, cờ lê - hầu hết các công cụ này đều yêu cầu sự phối hợp thể chất tay chân mắt. Nhưng chúng cũng yêu cầu một số yếu tố của toán học hoặc khoa học vật lý dưới dạng góc, lực, động lượng và tốc độ.
Tìm cơ hội để con bạn giúp đỡ xung quanh nhà bằng các công cụ an toàn. Ví dụ, yêu cầu con siết chặt các vít trên giá treo khăn tắm trong phòng tắm hoặc treo ảnh trong phòng của gia đình. Kỹ năng này giúp con ứng biến tốt hơn và nhận thức mình có thể thay đổi môi trường sống bằng các công cụ.
Tập nhận biết cảm xúc của bản thân
Trẻ cần tập kỹ năng nhận biết, và có thể chỉ tên và giải thích những cảm xúc của mình. Đây là bước đầu quan trọng để trẻ có thể tập quản trị cảm xúc khi lớn hơn, và cũng giúp giao tiếp trong gia đình trở nên rõ ràng.
Khi trẻ nhận biết và định hình được cảm xúc trong ngày của mình, cha mẹ có nhiều thông tin hơn về việc quyết định cần hay không cần can thiệp vào cảm xúc của con.
Luyện kỹ năng định hướng
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của GPS và các thiết bị dẫn đường, tuy nhiên trẻ nhỏ vẫn cần học kỹ năng định hướng và điều hướng trong không gian thực. Đây là kỹ năng cần thiết để phát triển tư duy 3 chiều, cũng như là điều kiện cần để tránh bị đi lạc.
Xử lý được vết thương nhỏ
Trẻ cần được rèn luyện để trở nên bớt sợ hãi khi nhìn thấy máu, cụ thể là các vết thương nhỏ thường gặp phải khi trẻ vận động. Các bước sơ cứu vết thương cơ bản, như rửa vết thương, băng gạc cần được luyện tập thành thục.
Thầy giáo Ngô Huy Tâm
Các thanh niên tuổi Teen cần học cách chịu trách nhiệm hoàn toàn về thời gian, tiền bạc và vệ sinh cá nhân của mình; còn thanh thiếu niên nên tập trung vào các kỹ năng như cân bằng, các công việc bảo trì cơ bản trong gia đình.
" alt=""/>6 kĩ năng cần thiết với trẻ 8Nói về hành động của mình trong quá khứ, Từ Mạnh Nam cho biết: “Tôi lớn lên trong một gia đình lao động ở tỉnh An Huy. Gia đình tôi rất khó khăn, vì vậy, 4 anh em tôi đều hiểu cách duy nhất để thoát nghèo chính là học tập chăm chỉ”.
“Từ nhỏ, tôi đã sống khá nội tâm. Cho đến năm đầu cấp 3, học lực của tôi vẫn khá tốt; xếp hạng trên lớp cũng không quá tệ. Tuy nhiên, sau khi vô tình đọc được những cuốn sách về cải cách hệ thống giáo dục, tôi đã có những bất mãn với chương trình đào tạo hiện tại và bắt đầu trở nên nổi loạn”.
Từ Mạnh Nam từng bỏ giấy trắng để phản đối mục đích của kỳ thi đại học.
Thậm chí, để thực hiện ước mơ “thay đổi hệ thống thi cử”, Mạnh Nam còn viết thư cho cơ quan quản lý giáo dục địa phương, các phương tiện truyền thông và cả người nổi tiếng, nhưng không lần nào anh nhận được hồi âm. Điều này khiến Mạnh Nam thất vọng. Anh chỉ biết chia sẻ cảm xúc của mình lên các trang mạng xã hội.
Dần dần, Mạnh Nam chán học, thường xuyên trốn đi chơi điện tử. Kết quả học tập trên lớp của anh cũng vì thế mà tụt nhanh chóng.
“Thời điểm đó, cả gia đình và giáo viên của tôi đều rất tức giận. Bây giờ, khi nghĩ lại tôi mới hiểu vì sao họ lại có phản ứng như vậy”.
Nhưng Mạnh Nam cho biết, khi ấy anh vẫn luôn muốn sử dụng sức mạnh của mình để thay đổi hệ thống thi cử.
“Lúc đó tôi nghĩ rằng, nếu tôi viết những suy nghĩ của mình trên giấy thi, nó có thể thu hút sự chú ý của mọi người. Khi ấy, tuyên ngôn của tôi mới có thể được nhiều người biết tới”.
Theo Mạnh Nam, nội dung chính trong “tuyên ngôn giáo dục” của anh lúc bấy giờ là thay đổi nền giáo dục theo hướng để mọi người được học theo sở thích, tăng cường kiểm tra kiến thức trong cuộc sống hàng ngày.
Sau đó anh lựa chọn làm công nhân tại các xưởng máy.
Sau khi trượt đại học, Mạnh Nam đi làm công nhân tại các xưởng máy.
“Công việc tại các dây chuyền lắp ráp tương đối đơn giản nhưng lại rất vất vả. Tôi được yêu cầu phải dậy từ 7 giờ sáng hàng ngày, đồng thời cũng thường xuyên tăng ca.
Các thao tác chỉ lặp đi lặp lại mỗi ngày. Xưởng máy cũng yêu cầu bằng cấp cao hơn để làm ở những vị trí tốt. Tuy nhiên, tôi chỉ có bằng tốt nghiệp cấp 3, chính vì thế, tôi không thể tiến xa hơn”, Mạnh Nam chia sẻ.
Anh cho biết bản thân cũng đã thử nhảy việc nhiều lần, nhưng lần nào, công việc mới cũng đòi hỏi đến bằng cấp.
“Tôi phải bỏ qua những nơi yêu cầu bằng đại học mặc dù đãi ngộ tại đây khá tốt. Trong khi bạn bè có bằng đại học kiếm được những công việc có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn thì tôi phải làm việc suốt cả một ngày. Đỉnh điểm, có giai đoạn tôi không có một ngày nghỉ nào trọn vẹn trong vài tháng liền. Chỉ nghĩ đến điều đó cũng đã khiến tôi phải ghen tị với họ”.
Nếm trải những vất vả trong cuộc sống đã khiến Mạnh Nam dần trưởng thành hơn. Anh cố gắng học ngay cả khi đang làm việc. Nhiều lúc, anh còn tranh thủ đeo tai nghe để học thêm. Không những vậy, anh còn đến các trường cấp 3 để thuyết trình về vấn đề này.
Mạnh Nam khuyên học sinh đừng vì chút bốc đồng nhất thời mà đánh mất tương lai phía trước. Ước mơ hiện tại của Mạnh Nam là thi đỗ vào một trường cao đẳng, sau đó học liên thông để lấy tấm bằng đại học chuyên ngành Báo chí.
Thời Vũ(Theo Sohu)
“Cờ vua dạy cho tôi hiểu được tầm quan trọng của quy tắc và phải tuân theo một khuôn khổ nhất định”. Đó là cách mà Nikhil Kamath đã áp dụng trong cuộc sống, giúp anh trở thành tỷ phú trẻ tuổi nhất Ấn Độ.
" alt=""/>9X từng bỏ giấy trắng phản đối việc thi đại học quyết tâm thi lại sau hơn 10 năm