Công nghệ

Nhận định, soi kèo Kapaz vs Sabah Baku, 19h00 ngày 31/1: Cơ hội của đội khách

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-02-03 23:50:59 我要评论(0)

Phạm Xuân Hải - 31/01/2025 07:41 Nhận định bó ket qua serie aket qua serie a、、

ậnđịnhsoikèoKapazvsSabahBakuhngàyCơhộicủađộikháket qua serie a   Phạm Xuân Hải - 31/01/2025 07:41  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

“Tình trạng thiếu nước sạch trên toàn cầu và biến đổi khí hậu sẽ khiến tình hình càng thêm tồi tệ. Việc giảm thiểu lượng nước thất thoát trong mạng lưới phân phối đồng nghĩa tài nguyên dành cho sản xuất nước sạch được giảm xuống, từ đó tiết kiệm tài nguyên nước, năng lượng và hoá học”, Topi Helle, CEO Diễn đàn nước Phần Lan cho biết.

Các tiện ích trong quản lý nước thông minh và bền vững cần được xây dựng dựa trên các giải pháp linh hoạt, tạo ra khả năng đổi mới và thích ứng với tình hình. Công nghệ kỹ thuật số có thể mang lại điều đó, nhưng yêu cầu phải được thiết kế đảm bảo không làm tăng thêm độ phức tạp cho công việc.

Trước tình hình khan hiếm nước sạch ngày càng trở nên gay gắt và nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nước, năm 2021, Nokia cùng các công ty IT Phần Lan đã đưa ra dự án quản lý nước thông minh mới (SWIM) dựa trên ý tưởng đồng sáng tạo và tiêu chuẩn hóa để giải quyết các thách thức trong quản lý và duy trì nguồn nước sạch.

Dự án này đang trong quá trình thử nghiệm 2 năm. Việc số hóa mạng lưới cấp nước, kết hợp giữa IoT và giao thức liên lạc qua băng tần hẹp (LPWA NB) giúp việc xác định, dự báo và bảo trì hệ thống trở nên dễ dàng hơn so với trước kia. Bên cạnh đó, vận hành, giám sát bằng công nghệ số cũng đem tới các dữ liệu về chất lượng nguồn nước theo thời gian thực.

Phương pháp tiếp cận theo hướng dữ liệu trao quyền cho các tiện ích kỹ thuật số của các doanh nghiệp, đồng thời giúp khách hàng sử dụng nước đạt hiệu quả về chi phí.

Ứng dụng xoay quay nền tảng IoT

Với các công nghệ ứng dụng IoT, cảm biến nhỏ gọn dễ dàng lắp đặt, có thời lượng pin dài lên tới 10 năm, giảm thiểu chi phí chung trong việc lắp đặt, xây dựng và bảo trì hệ thống quản lý nguồn nước. Từ đó, phí sử dụng nước đối với người dân tại Phần Lan cũng giảm xuống, chỉ còn 2% tổng chi phí sinh hoạt cả năm.

“Phần Lan là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới trong phát triển nền tảng số, trọng tâm là quản lý nước thông minh. Nền tảng này sẽ sử dụng các cảm biến để thu thập dữ liệu chất lượng cao về mạng lưới tài nguyên nước. Bên cạnh đó, còn có mục đích thúc đẩy việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tài nguyên”, Mona Arnold, nghiên cứu viên cao cấp tại VTT, đối tác tham gia dự án SWIM cho biết.

SWIM được thiết kế không chỉ sử dụng các cảm biến hiện đại nhất, mà còn hỗ trợ bởi trí thông minh nhân tạo (AI) và máy học (machine-learning) để tăng thêm khả năng tự hiệu chỉnh, vận hành và giao tiếp giữa các cảm biến tự động.

Để đảm bảo kiểm nghiệm hiệu quả của dự án, Savonia WaterLab xây dựng mô hình mạng lưới nguồn nước quy mô lớn tại Kuopio. Tại đây, các nhà khoa học có thể thử nghiệm đánh giá bất kỳ tình huống sai sót nào liên quan đến cơ chế hoạt động, hoá học, vi sinh hay công nghệ của SWIM trong môi trường thực tế.

“Thử nghiệm hệ thống trong các môi trường thực tế cho câu trả lời ngay tức khắc về khả năng của các phương pháp, hỗ trợ việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm”, Patryk Wojtowicz, quản lý nghiên cứu tại Savonia nói.

Không phải ngẫu nhiên Phần Lan luôn nằm trong top những cường quốc về công nghệ xử lý nước từ những năm 1950. Quốc gia này cũng từng phải đối mặt tình trạng sông, hồ ô nhiễm nặng trong những năm đầu 1900 gây ra bởi công nghiệp hoá và đô thị hóa ồ ạt.

Hiện nay 99,99% lượng nước được phân phối tại Phần Lan vượt tiêu chuẩn nước dành cho sinh hoạt do WHO đề ra. Những con sông, hồ “vô vọng nhất” cũng đã được khôi phục về trạng thái tự nhiên. Người dân có thể thoải mái bơi lội hay câu cá tại hơn 187.000 hồ, với 85% trong số đó đạt tiêu chuẩn tốt hoặc hoàn hảo.

Quản lý nước thông minh đang trở thành một xu thế lớn trên thế giới, với thị trường ước tính khoảng 22 tỷ USD và mức tăng trưởng 6-18%/năm. SWIM, được phát triển bởi đất nước hàng đầu về công nghệ quản lý nguồn nước, có thể sẽ trở thành giải pháp toàn diện cho thị trường quốc tế thời gian tới.

Vinh Ngô

" alt="Phần Lan ứng dụng IoT quản lý nguồn nước thông minh" width="90" height="59"/>

Phần Lan ứng dụng IoT quản lý nguồn nước thông minh

Tại hội thảo quốc tếGiáo dục bền vững với chủ đề Quản trị trong nhà trường phổ thôngdiễn ra sáng ngày 10/1, các nhà quản lý, chuyên gia giáo dục của Phần Lan - quốc gia có nền giáo dục tiên tiến - chia sẻ họ cũng từng phải vượt qua giai đoạn khó khăn để tìm cách đổi mới giáo dục.

Ông Alan Schneitz, chuyên gia giáo dục Phần Lan, tiết lộ có ít người biết rằng học sinh ở quốc gia được đánh giá có nền giáo dục hàng đầu này từng được đánh giá ít hạnh phúc nhất thế giớitrong một khảo sát năm 2004.

{keywords}
Hơn 200 đại biểu là cán bộ quản lý của các trường phổ thông, chuyên gia giáo dục trong nước và quốc tế tham dự hội nghị

Những nguyên nhân dẫn đến đánh giá này là môi trường giáo dục không tốt, có khoảng cách cảm xúc giữa giáo viên và học sinh, thiếu sự khích lệ của các bạn cùng lớp…

Những thay đổi sau 20 năm

Để giải quyết, Phần Lan đã tìm cách thay đổi để môi trường học trở nên thân thiện hơn với học sinh.

Với quan niệm mục đích chính của môi trường học là truyền cảm hứng cho học sinh, không gian lớp học đã được thiết kế bớt cứng nhắc nhằm khơi gợi niềm vui học tập. Ngay cả phòng giáo viên cũng được sắp xếp với mục đích tương tự.

Chúng tôi sử dụng không gian bên ngoài lớp học làm công cụ để hỗ trợ việc học tập” - vị chuyên gia cho hay.

{keywords}

Tại một lớp ở Trường Tiểu học Lautasaari (thành phố Helsinki). Ở đây giáo viên sẽ tự chủ xây dựng bài giảng của mình; có những bài giảng bàn bạc với học sinh để thiết kế. Lớp học có kiến trúc không gian mở, thậm chí hai lớp chỉ cần ngăn bằng vách có thể kéo ra kéo vào, để chi cần thiết thì 2 lớp tổ chức các hoạt động giáo dục chung. Học sinh thoái mái nằm và ngồi.

Vị này đưa dẫn chứng bằng hình ảnh: 20 năm trước, bàn ghế trong các lớp học được bố trí tách biệt từng chỗ ngồi học sinh, 10 năm trước thì thiết kế dạng bàn tròn theo từng nhóm. Nhưng giờ đây, một lớp học thông thường được thiết kế theo nhiều khu vực, và các em có thể chọn chỗ để học những thứ mà mình thích thú.

Hay 20 năm trước, sân chơi trong trường học cũng không hề có hoạt động nhóm, và học sinh thường tham gia hoạt động thể thao ở ngoài trường. Nhưng từ 10 năm trước, Phần Lan xây dựng thêm nhiều cơ sở hạ tầng để học sinh có thể chơi thể thao và hoạt động nhóm ngay trong trường học.

Bước chuyển lớn là việc Chính phủ Phần Lan tổ chức chương trình “Schools on the move”(Trường học không ngừng chuyển động), với mục đích tăng cường hoạt động thể chất và giảm thời gian ngồi yên của trẻ trong độ tuổi đi học.

Chương trình bao gồm đào tạo giáo viên, hướng tới việc học sinh chủ động hơn và nhiều năng lượng hơn thông qua các hoạt động thú vị, không để học sinh ngồi yên một chỗ. Bởi vì theo ông Schneitz, học sinh càng ngồi lâu càng dễ chán.

“Học sinh Phần Lan có ít nhất một giờ mỗi ngày để tham gia các hoat động thể thao, phát triển thể chất” - ông Schneizt nói. “Sự tương tác cũng là yếu tố quan trọng. Chúng tôi dùng rất nhiều các môn học để tạo điều kiện cho học sinh làm việc và tương tác với nhau, đặc biệt các em được tham gia hoạt động ngoài trời và hòa vào thiên nhiên rất nhiều”.

{keywords}
Trong một lớp học ở trường trung học Makelanrinne (Helsinki). Trường đào tạo chuyên về thể thao, có nhiều học sinh tốt nghiệp từ trường tham gia đội tuyển của quốc gia dự Thế vận hội thế giới. Tại Phần Lan, sau khi học xong THCS, 60% chọn hướng hoc trung học nghề, còn lại vào trung học phổ thông.

Ông Schneitz cho rằng Phần Lan đã trải qua cuộc cách mạng giáo dục lớn khi số môn học được giảm đi, nội dung kiến thức ít hơn và các hoạt động sáng tạo được bổ sung.

Tương lai học sinh nằm trong tay giáo viên

Phương pháp dạy học cũng được Phần Lan nghiên cứu để thay đổi, trong đó thay vì một, họ sử dụng hai giáo viên ở mỗi lớp học.

Ông Schneizt cũng cho biết, việc đánh giá trong quá trình học tập ở Phần Lan là một phương tiện hỗ trợ học tập chứ không chú trọng vào điểm số hay khiến học sinh tự ti về bản thân.

Để trẻ em trở thành những học sinh hạnh phúc nhất thế giới hay đưa chúng tôi trở thành nền giáo dục hàng đầu như giờ đây, chìa khóa của các nhà giáo dục là dùng trái tim để giúp việc học tập trở nên hứng thú với các em" - vị chuyên gia Phần Lan nói.

Ông Schneitz nhắc đến tác động của công nghệ với giáo dục và các trường học: “20 năm trước, chúng tôi tin rằng bảng đen là cách chúng ta dạy học. 15 năm trước, chúng tôi nghĩ bảng trắng sẽ thay thế bảng đen. Đến 10 năm trước, khi màn hình chiếu xuất hiện thì chúng tôi tin rằng nó sẽ thay thế tất cả những công cụ trước đây”.

Theo vị này, thế giới đang thay đổi rất nhiều, công nghệ mới đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta giao tiếp và làm việc. Do đó giáo viên cần trang bị cho học sinh sẵn sàng trước những thay đổi. 

{keywords}
Ông Alan Schneitz, chuyên gia giáo dục Phần Lan

"Việt Nam hoàn toàn có thể làm được như Phần Lan. Bởi giáo viên Việt Nam có kỹ năng cần thiết và có sự ủng hộ từ phía Bộ GD-ĐT" - vị này khẳng định.

“Học sinh càng có niềm vui thì càng có khả năng tiếp thu và học tập tốt hơn. Có thể nói tương lai của học sinh, của đất nước nằm trong tay chính các giáo viên”.

Bà Anya Eskildsen, Hiệu trưởng Trường Niels Brock (Đan Mạch) cũng cho rằng giáo viên cần trang bị cho học sinh những năng lực mà trí tuệ nhân tạo hay người máy không thể thay thế được.

“Chẳng hạn, một sinh viên muốn vào ngành công nghiệp xe hơi phải biết trước rằng sau này các loại xe đều sẽ thiết kế không người lái. Vì vậy, giáo viên cũng phải biết rằng những kỹ năng nào có thể giúp các em vận dụng khi bước vào thị trường lao động” - bà Anya Eskildsen nêu dẫn chứng.

Tuy nhiên, vị này cho rằng các giáo viên, giảng viên Việt Nam cần “lười” đi một chút trong quá trình giảng dạy.

Với kinh nghiệm liên kết hoạt động với các đại học ở Trung Quốc và Việt Nam, bà nhận thấy giảng viên, giáo viên các nước châu Á rất chăm chỉ, làm rất nhiều việc cùng lúc, nhưng hình ảnh sinh viên ngủ gục trên giảng đường không phải là chuyện hiếm.

“Các thầy cô cần làm ít việc hơn để tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên hoạt động tích cực hơn” - bà Eskildsen nói.

Thanh Hùng

Trường học kiểu Phần Lan đầu tiên ở Việt Nam sẽ có những gì?

Trường học kiểu Phần Lan đầu tiên ở Việt Nam sẽ có những gì?

Tháng 11 này, Trường phổ thông quốc tế Việt Nam – Phần Lan (VFIS) sẽ được khởi công xây dựng. Đây là mô hình giáo dục Phần Lan đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.

" alt="Các nước Bắc Âu thiết kế niềm vui học tập cho học sinh như thế nào?" width="90" height="59"/>

Các nước Bắc Âu thiết kế niềm vui học tập cho học sinh như thế nào?