Tính đến nay, tỉnh Bình Dương đã cung cấp 314 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để phục vụ cho người dân và doanh nghiệp. UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo Bưu điện tỉnh Bình Dương triển khai dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua bưu điện tại 70 điểm giao dịch trong toàn tỉnh. Phần mềm một cửa tập trung cấp tỉnh đã được đưa vào sử dụng tại 19 cơ quan và 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thông qua hệ thống phần mềm và hệ thống camera giám sát được đặt tại Bộ phận một cửa, lãnh đạo và cán bộ, công chức có thể theo dõi quá trình luân chuyển hồ sơ trong nội cơ quan nhằm phục vụ tốt hơn cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Nhìn chung, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã đạt được nhiều kết quả cao, Bình Dương đã dần hình thành các điều kiện để sẵn sàng hướng đến xây dựng Chính phủ điện tử, hướng đến một nền hành chính hiện đại, ngày càng thân thiện để phục vụ cho nhân dân.
" alt=""/>Bình Dương: Triển khai nhiều giải pháp ứng dụng CNTT trong cải cách hành chínhTrong đó, hình thức chăm sóc khách hàng qua thẻ tích điểm là cách thức phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay. Mục đích của hình thức này là khuyến khích khách hàng quay trở lại mua hàng để nhận ưu đãi từ doanh nghiệp. Việc lưu giữ thông tin khách hàng thông qua việc đăng ký thẻ tích điểm cũng giúp cho doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng nhiều hơn qua sms, email, telesales...
Vấn đề ở chỗ với mục tiêu duy trì lượng khách hàng cũ, gần như doanh nghiệp nào cũng phát hành thẻ tích điểm khiến cho khách hàng sở hữu quá nhiều thẻ trong ví, chưa kể đến việc khách hàng bị quá tải khi tiếp nhận thông tin ưu đãi từ các doanh nghiệp phát hành thẻ.
Cách thức tiếp cận khách hàng tương tự nhau đã làm giảm hiệu quả của chương trình thẻ tích điểm. Giá trị ưu đãi nhỏ lẻ và phạm vi tiêu dùng nhỏ hẹp cũng không đủ sức giữ chân khách khách hàng quay trở lại. Mỗi doanh nghiệp đi theo cách của riêng mình cũng như mỗi mảnh ghép mang màu sắc riêng nhưng một mảnh ghép độc lập có đủ để tạo nên sức hút riêng?
Bức tranh đa màu sắc mang tên Vpoint
" alt=""/>Những mảnh ghép đa sắc màu của hệ sinh thái thẻ ưu đãi VpointTheo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ngày 17/11 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tham dự Hội thảo Năng lực cạnh tranh và phát triển bao trùm trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” do Bộ Ngoại giao Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF tổ chức.
Sự kiện thu hút sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế trong nước và nước ngoài, lãnh đạo của các doanh nghiệp, quỹ đầu tư tài chính…
Cơ hội đã đến với các nước đang phát triển
Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết mỗi cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) tạo ra cơ hội vượt lên phía trước cho một số quốc gia. Việc phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784 đã giúp nước Anh và châu Âu nổi lên như là các cường quốc trong CMCN lần thứ nhất; phát minh ra động cơ điện (1870) mở rộng tầm ảnh hưởng của các cường quốc như Mỹ, Đức và sau đó là Nhật Bản trong CMCN lần thứ 2; sự ra đời của công nghệ bán dẫn, vi mạch, máy tính, Internet trong CMCN lần thứ 3 trong một thời gian ngắn giúp Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore từ những quốc gia, vùng lãnh thổ đầy khó khăn chính thức gia nhập nhóm các nền kinh tế phát triển nhất.
Hiện nay, cuộc CMCN lần thứ 4 (CMCN 4.0) với trung tâm là một thế giới siêu kết nối số đang làm thay đổi nhanh chóng và sâu rộng cuộc sống, hành vi của mỗi người dân, tạo điều kiện thuận lợi để tăng năng suất và phát sinh ra những mô hình, cách thức kinh doanh mới và những người có thu nhập thấp cũng có thể tận dụng và thụ hưởng trực tiếp thành quả.
“Thực tế chứng minh, các quốc gia đang phát triển hoàn toàn có thể bắt kịp và vượt các quốc gia phát triển trong cuộc CMCN 4.0”, Phó Thủ tướng nhận định khi đưa ra ví dụ đại đa số người dân ở châu Âu và Bắc Mỹ chưa có thói quen sử dụng thanh toán qua di động, thì 90% dân số trưởng thành ở Kenya, trên 40% dân số trưởng thành ở tại Tanzania, Zimbabwe, hay Namibia thường xuyên sử dụng phương thức thanh toán thuận tiện này.
Uber, công ty thường được nhắc tới như ví dụ tiêu biểu trong CMCN 4.0, đã phải “quy phục” tại thị trường Trung Quốc cho Didi Chuxing - một đối thủ ở địa phương, đồng thời bị cạnh tranh gay gắt bởi Grab tại Việt Nam và nhiều quốc gia Đông Nam Á.
Công ty thương mại điện tử Alibaba giúp hàng triệu hộ kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc tham gia vào nền kinh tế số, tăng sức cạnh tranh của quốc gia này trên phạm vi toàn cầu. Ấn Độ cũng không nằm ngoài sự phát triển mới khi có nhiều doanh nghiệp thành danh trong nền kinh tế số.
Do đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định: “Nhờ CMCN 4.0 mà lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, mọi người dân đều có thể khởi nghiệp. Đây chính là cơ hội cho sự phát triển bao trùm”.
" alt=""/>Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội phát triển của Việt Nam