您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Nhận định, soi kèo Bilbao vs Girona, 22h15 ngày 8/2: Dồn lực trở lại
NEWS2025-02-11 19:42:12【Giải trí】2人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 08/02/2025 10:16 Tây Ban Nha uefa champions leagueuefa champions league、、
很赞哦!(757)
相关文章
- Nhân định, soi kèo Lyon vs Reims, 21h00 ngày 9/2: Khách tự tin
- Kiểm tra toàn quốc để ngăn chặn việc nhập khẩu, mua bán điện thoại 2G
- Trung Quốc: Rao bán con đẻ để thuận tiện ly hôn
- Chọn vinh danh 12 giải pháp có khả năng thúc đẩy mạnh chuyển đổi số doanh nghiệp
- Nhận định, soi kèo Galatasaray vs Adana Demirspor, 22h59 ngày 9/2: Quá chênh lệch
- Xúc động với hình ảnh bác sĩ an ủi bệnh nhân trước khi gây mê
- Người phụ nữ U70 vẫn xinh đẹp và quyền lực với Mai Thu Huyền là ai?
- Phát hiện hơn 8,1 tỉ đồng vi phạm tại đề án phát triển trường nội trú
- Nhận định, soi kèo Guadalajara vs Tijuana, 10h05 ngày 10/2: Níu chân nhau
- Sẽ rà soát, đào tạo lại giáo viên được điều chuyển dạy mầm non và tiểu học
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Atletico Madrid, 03h00 ngày 9/2
- Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ giảm số lượng môn học và không tích hợp môn Lịch sử vào môn Khoa học Xã hội như dự thảo công bố hồi tháng 8 năm 2015.
Tại hội thảo kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và vận dụng vào điều kiện Việt Nam do Bộ GD-ĐT và Ngân hàng Thế giới tổ chức từ 10-12/1, những điểm mới của dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới đã được GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình - giới thiệu tới các đại biểu để góp ý trước khi công bố lấy ý kiến rộng rãi.
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, điểm mới nhất của dự thảo lần này là sự phân biệt giữa giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp. Theo đó, giai đoạn giáo dục cơ bản gồm các cấp tiểu học và THCS; còn giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp học THPT.
Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ chuyển sang dạy và học theo hướng tích hợp. Ảnh: Lê Anh Dũng. Giai đoạn Giáo dục cơ bản sẽ bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục. Cụ thể, cấp tiểu họcsẽ gồm các môn học bắt buộc toàn phần là: Tiếng Việt, Ngoại ngữ 1, Toán học, GD lối sống, Cuộc sống quanh ta/Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên.
Nội dung bắt buộc có phân hóa (tự chọn module), gồm: Kỹ thuật và Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Môn học tự chọn gồm: Tiếng dân tộc thiểu số và hoạt động tự học có hướng dẫn.
Với cấp THCS, các môn học bắt buộc toàn phần gồm: Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Toán, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.
Các môn bắt buộc có phân hóa: Tin học, Công nghệ và Hướng nghiệp, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn ở cấp học này là ngoại ngữ 2.
Đối với giai đoạn định hướng nghề nghiệp thực hiện từ cấp THPTgồm 2 giai đoạn nhỏ: Lớp 10 được coi là dự hướng nghề nghiệp còn lớp 11-12 là giai đoạn tiếp cận nghề nghiệp.
Theo GS Thuyết, ở giai đoạn này sẽ không có môn tích hợp và học sinh được học theo định hướng nghề nghiệp.
Dự kiến lớp 10 có 11 môn học bắt buộc là: Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Toán học, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tin học, Thiết kế và Công nghệ trong đó mỗi học kỳ không quá 7 môn.
Ngoài ra, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh, Hoạt động nghệ thuật và hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng là những môn học/hoạt động giáo dục bắt buộc. Môn học tự chọn là Ngoại ngữ 2.
Lớp 11-12 học sinh tự chọn tối thiểu 5 môn (trong các môn: ngữ văn 1, Ngữ văn 2, Toán 1, Toán 2, Ngoại ngữ 1, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học 1, Tin học 2, Thiết kế và công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc).
Tổng số tiết của các môn tự chọn không được thấp hơn 20 tiết/tuần. Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường.
Trong trường hợp môn học mà các học sinh chọn không đủ để tổ chức thành lớp học riêng, học sinh có thể học môn đó ở các cơ sở giáo dục khác hoặc thay đổi lựa chọn phù hợp với khả năng đáp ứng của nhà trường. Kết quả học tập cơ sở giáo dục khác được nhà trường công nhận và ghi vào học bạ.
Như vậy, so với dự thảo năm 2015, dự thảo lần này không tích hợp môn Lịch sử và Địa lý thành môn Khoa học xã hội ở cấp THCS. Ở cấp THPT cũng không gộp Lịch sử vào môn học mới là Công dân với Tổ quốc như dự thảo trước đó.
GS Thuyết cho biết, căn cứ Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông thì giai đoạn định hướng nghề nghiệp phải giúp học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho việc học sau phổ thông có chất lượng.
Theo đó, nếu như thực hiện đúng Nghị quyết thì phải thay đổi cách dạy ở trường phổ thông Việt Nam hiện nay do hiện nay học sinh THPT học quá nhiều, dẫn đến quá tải. Vì thế, nhóm biên soạn chương trình mới đã giảm số môn học và cho phép học sinh tự chọn môn học để định hướng nghề nghiệp.
"Trong quá trình thảo luận, chúng tôi cũng có những lo lắng nhất định. Để học sinh tự chọn thì khó khăn cho nhà trường trong sắp xếp thời khóa biểu. Tuy nhiên, chúng tôi xác định chương trình giáo dục phổ thông phải vì học sinh trước hết" - GS Thuyết nói. "Dĩ nhiên học sinh chọn môn học dưới sự hướng dẫn của nhà trường, cha mẹ nhưng quyền được lựa chọn, quyết định là của học sinh".
Dạy - học tích hợp, giáo viên sẽ dôi dư
Việc giảm số môn học - đặc biệt ở cấp THPT và cho phép học sinh tự chọn môn học theo dự đoán sẽ khiến dư thừa một lượng khá lớn giáo viên đang dạy tại cấp học này theo các môn truyền thống.
Trong một cuộc làm việc với các trường sư phạm hôm 7/1 mới đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết, khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới thì lượng giáo viên THPT sẽ dôi dư khá lớn do số môn học giảm xuống.
Từ đó, ông Nhạ cũng đã đặt hàng cho các trường sư phạm tính toán xây dựng chương trình để đào tạo lại số lượng giáo viên dôi dư này để sử dụng cho các cấp học khác.
Bên cạnh đó, tại hội thảo ngày hôm qua, báo cáo của Viện Khoa học Giáo dục tại hội thảo cho biết, để triển khai dạy học tích hợp theo chương trình mới có hiệu quả trong bối cảnh nhà trường Việt Nam cần tính khó khăn lớn nhất là chuẩn bị đào tạo và bồi dưỡng GV ở THCS và THPT.
Theo đó, với giai đoạn đầu khi vẫn chấp nhận các mạch nội dung kiến thức theo từng môn "truyền thống" thì mỗi trường THCS chỉ cần lựa chọn và bồi dưỡng một số giáo viên về nội dung và phương pháp dạy học các chủ đề này. Song về lâu dài cần có chiến lược đào tạo lại các giáo viên để có thể dạy được các môn tích hợp.
Tích hợp là phù hợp
Về hướng tích hợp các môn học, báo cáo của Viện Khoa học Giáo dục nêu ra tại hội thảo cho biết, theo kinh nghiệm các quốc gia thế cho thấy, ở tiểu học, nhiều nước tích hợp cả 2 lĩnh vực KHXH và KHTN thành môn học (có thể là Cuộc sống thông minhhoặc Khám phá thế giới) ở lớp 1, 2, 3. Một số nước tách 2 lĩnh vực trên thành 2 môn học riêng từ lớp 1. Hầu hết các nước xây dựng 2 môn tích hợp KHTN và KHXH ở các lớp 4, 5 và 6.
Ở cấp THCS, các môn học tích hợp là môn Khoa học và Tìm hiểu/Nghiên cứu xã hộiđược thực hiện ở nhiều nước. Một số nước khác tổ chức nội dung theo các môn học riêng, chỉ tích hợp theo các chủ đề liên môn.
Ở THPT dạy theo từng môn học riêng để thực hiện phương thức tự chọn. Việc tích hợp trong nội bộ các môn học được thực hiện ở cả 3 cấp học.
Từ đó, báo cáo của Viện Khoa học giáo dục cho rằng, quan điểm tích hợp trong chương trình hiện hành là phù hợp và cần phát triển ở mức độ cao hơn. Theo đó, ngoài tích hợp nội bộ môn, cần tích hợp cá nội dung dạy ở một số môn/ lĩnh vực thàh môn học mới.
Cụ thể, tích hợp nội dung các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Khoa học Trái đất thành nội dung Khoa học tự nhiên. Báo cáo cũng đề xuất, về lâu dài nên xây dựng nội dung tích hợp theo xu hướng các nước phát triển, đó là cấu trúc nội dung môn Khoa họcthông qua hệ thống các chủ đề tích hợp như: Vật chất, năng lượng, khoa học về sự sống, khoa học trái đất, môi trường… xuyên suốt các lớp học.
Có thể tích hợp Lịch sử và Địa lý và một số nội dung khác thành môn Xã hội. Cấu trúc nội dung tương tự như cấu trúc môn Khoa học.8 phẩm chất, 2 loại năng lực
Trong dự thảo lần này, chúng tôi xác định lại những yêu cầu cần đạt được về “phẩm chất, năng lực” của học sinh. Bản dự thảo của năm 2015 xác định học sinh phổ thông sẽ có 3 phẩm chất yêu thương, tự chủ, trách nhiệm. Chúng tôi xác định phẩm chất gói gọn trong 8 từ: Nhân ái- Khoan dung, Chuyên cần- Tiết kiệm, Trách nhiệm- Kỷ luật, Trung thực- Dũng cảm.
Các chữ này đều quen thuộc dễ nhớ với người Việt, nhưng có nội hàm mới. Ví dụ như khoan dung không phải là chỉ biết tha thứ mà còn là biết tôn trọng sự khác biệt; tiết kiệm không chỉ là với tài sản, tiền bạc của cá nhân, gia đình mà còn là tiết kiệm của công, tài nguyên thiên nhiên,... để bảo đảm phát triển bền vững. Dũng cảm không chỉ là gai góc trong chiến đấu mà còn là dũng cảm trong nhận thức, đấu tranh bảo vệ chân lý, lẽ phải; hay tư duy phản biện.
Dự thảo năm 2015 đưa ra 8 năng lực cần đạt được đối với học sinh phổ thông, nhưng lại không cùng một hệ quy chiếu.
Vì vậy, chúng tôi xác định lại 2 loại năng lực: cốt lõi (ai cũng cần để có thể sống và làm việc) và chuyên biệt (chỉ có và cần ở một số người nhất định).
Trong những năng lực cốt lõi thì có hai nhánh: năng lực chung (môn nào cũng cần phải và cũng có thể hình thành và phát triển cho học sinh), gồm tự chủ, hợp tác và sáng tạo.
Nhánh thứ hai là những năng lực đặc thù do một hoặc một vài môn học kiến tạo thành; trong đó có năng lực giao tiếp (gắn với các môn ngôn ngữ, văn học, ngoại ngữ), năng lực thẩm mỹ (gắn với các môn nghệ thuật); năng lực toán học (gắn với toán và các môn khoa học tự nhiên khác); năng lực tin học; năng lực thể chất.
(Thanh Hùngghi)
Lê Văn
">Chương trình giáo dục phổ thông mới: Những thay đổi mới nhất
NSND Trần Hiếu và vợ kém 18 tuổi. - Điều gì khiến bà xiêu lòng bởi một nam nhạc sĩ nghèo, lại hơn mình rất nhiều tuổi?
Trước kia, NSND Trần Hiếu là bạn của anh trai tôi. Nhà chúng tôi ở cùng một khu phố. Vì cách biệt tuổi tác nên tôi cũng không quan tâm nhiều lắm tới nam nhạc sĩ. Chỉ có điều, tôi là người hâm mộ NSND Trần Hiếu từ lúc nhỏ, từ khi nghe ông hát bài Con vỏi con voi.
Những ngày ở Sài Gòn, tôi hay tập dưỡng sinh ở công viên Tao Đàn. Công viên có những chiếc lá rất to, to như cái quạt vậy nên mỗi lần tập xong tôi thường ngồi ghế đá, nhặt lá để phe phẩy cho mát. Tôi cũng không để ý lắm nhưng ngày nào tôi cũng tập và ngày nào cũng có một chiếc lá vàng rơi ngay ngắn ngay tại chỗ tôi ngồi.
Hoá ra khi quen nhau rồi anh Hiếu mới kể lại. Vì anh nhìn thấy một người phụ nữ “rất hay”, anh thích lắm nhưng luôn nghĩ mình già, mình xấu như này chắc chẳng quen được đâu, cứ ngồi nhìn ngắm với thương nhớ vậy thôi. Anh bảo, mỗi khi tôi nghỉ sau buổi tập, anh ngồi cách tôi có 150 m, lặng lẽ ngắm từ xa và không hề bắt chuyện. Cho tới một hôm, tôi không đi tập nữa vì có việc phải ra Hà Nội. Thế là hàng ngày, anh cứ nhặt một chiếc lá vàng rơi đặt ở chiếc ghế đó, tôi không ra thì anh mang ra cái giếng cô Tấm gần đó thả xuống.
Cho tới khi tôi vào Sài Gòn, anh mạnh dạn hỏi tôi: “Em có biết em ra Hà Nội bao nhiêu ngày không?”. Quả thật tôi ra thăm mẹ, thăm gia đình có để ý ngày tháng đâu. Thế rồi anh bảo tôi là xuống giếng nhặt xem có bao nhiêu chiếc là vàng rơi. Tôi đếm được 41 chiếc, anh bảo tôi đã đi xa anh 41 ngày. Nghe kể tôi cảm động thật, sao lại có người quan tâm tới mình như thế.
- Và thế là tình cảm của bà và NSND Trần Hiếu cứ thế mà nên duyên vợ chồng?
Thực sự, nếu nói là yêu thì cũng khó diễn tả từ này lắm. Nhưng khi được anh Hiếu tâm sự, tôi thấy thương anh nhiều hơn. Tôi thương anh lắm và vì thế mới gắn bó tới tận bây giờ. Anh Hiếu là người tình cảm nhưng không phải là người có thể nói ra bằng lời tình cảm đó. Sau khi quen nhau, tình cảm tiến xa hơn chút thì anh làm tặng tôi hai câu thơ mà giờ tôi còn nhớ mãi: “Người về đất Bắc xa xôi/Để tôi nhặt lá vàng rơi một mình". Anh chẳng tán tỉnh kiểu trai gái mà cứ thương quý nhau tự nhiên vậy thôi đã đủ để chúng tôi vượt qua được những thăng trầm trong cuộc sống mà tới giờ này vẫn chưa rời xa nhau.
- NSND Trần Hiếu hơn bà tận 18 tuổi, lại từng trải qua hai đời vợ, quyết định đến với nhau, gia đình bà có phản đối?
Khi chúng tôi quen nhau gia đình biết cũng ngăn cản lắm. Mẹ tôi bảo: “Thôi con ơi đừng dính dáng gì tới nghệ sĩ, khổ lắm”. Sau một thời gian, anh Hiếu có ra Hà Nội để gặp mẹ tôi nói chuyện, đặt vấn đề cho hai đứa. Khi đó mẹ tôi bảo: “Thôi anh ạ, con tôi nó vất vả, hai đứa con đang ở nước ngoài, anh cứ chờ đợi cho hai đứa con nó về”. Lúc đó anh Hiếu buồn, anh về lại Sài Gòn.
Nhằm đúng sinh nhật mẹ tôi, anh Hiếu tới nhà. Anh chọn hát bài Mẹ tôicủa nhạc sĩ Trần Tiến để tặng bà. Tự nhiên mẹ tôi khóc rồi quay sang tôi bảo: “Thôi tuỳ chị, nhưng lấy nghệ sĩ khổ đấy”. Đúng là khổ thật nhưng mà thôi đã thương anh, mê tiếng hát của anh, lại được nghe kể lại chuyện 41 chiếc là vàng rơi, thực sự tôi cảm động không ngủ được.
Những ngày tháng đó, tôi ở lại Hà Nội nhưng vẫn thường xuyên gửi đồ ăn và quà cáp vào cho anh Hiếu. Hồi đó, anh Hiếu khổ lắm, lương thấp và rất nghèo. Thật sự mà nói, từ khi lấy anh Hiếu, tôi thương anh ấy nhiều lắm. Tôi dùng từ thương mà không dùng từ yêu bởi chúng tôi thương nhau đúng nghĩa. Ngần ấy năm sống với nhau, tôi luôn lo lắng và sống hết trách nhiệm với anh ấy.
- Cuộc sống hiện tại của bà và chồng như thế nào?
Trước kia vợ chồng tôi sống trong Sài Gòn, nhưng vài năm gần đây anh Hiếu muốn ra Hà Nội sinh sống, tôi cũng thuận theo và cùng anh “khăn gói quả mướp” ra ngoài này. Chúng tôi sống trong căn hộ chung cư tại Giảng Võ. Anh Hiếu cũng nhiều bệnh nền nhưng sống với anh tôi hết lòng hết dạ chăm sóc. Vợ chồng chúng tôi sống giản dị và nhẹ nhàng lắm.
NSND Trần Hiếu hát trong buổi ra mắt sách Sức mạnh của ngôn ngữ trong tiếng hát Việt Nam do chính ông là tác giả.
Bài và clip: Tình Lê
">Vợ kém 18 tuổi của NSND Trần Hiếu: 'Chồng tán đổ tôi bằng 41 chiếc lá vàng!
– Thí sinh Tuấn Kiệt đội Võ Hoàng Yến đã 3 lần vào phòng loại trừ nhưng đều an toàn trở về, chính thức trở thành "thí sinh bất tử" của The Face 2018.
Minh Hằng chiến thắng, không loại thí sinh như kết quả rò rỉ của The Face
Võ Hoàng Yến khóc nức nở vì bị Thanh Hằng tiếp tục loại thí sinh ở The Face
Thanh Hằng tức giận cởi giày, đòi loại một lượt 5 thí sinh The Face
Tập 10 chương trình The Face 2018 đã mang đến thử thách kép dành cho 8 thí sinh xuất sắc nhất với chủ đề xoay quanh công nghệ ghi hình trên phông nền xanh và xử lý đồ họa hậu kỳ. Ở thử thách cá nhân Master Class tuần này, Võ Hoàng Yến là HLV đứng lớp đã cùng thí sinh hào hứng xen lẫn hồi hộp khi lần đầu được làm việc với công nghệ ghi hình hiện đại. Trong phần tập luyện, trau dồi kỹ năng, Mạc Trung Kiên vì quá say mê thử thách nên đã lỡ chân làm hỏng phông nền khiến phần thử thách phải tạm dừng lại cho đến khi bộ phận kỹ thuật khắc phục xong sự cố. Sau màn tập luyện, các thí sinh không phải trải qua thử thách cá nhân mà tiến vào phần ghi hình TVC mà không có sự hướng dẫn của các HLV. Phần ghi hình này sẽ chiếm 50% số điểm cho thử thách loại người. Ở thử thách quay TVC cảnh gia đình đi du lịch tuần này, số lượng thí sinh còn quá nhiều đã trở thành điểm yếu của team Minh Hằng khi phải tốn thời gian để ghi hình, sắp xếp đường dây câu chuyện và vai diễn cho 4 thành viên. Trong khi đó, hai đội còn lại đều còn 2 thí sinh nên khá dễ dàng trong việc nhập vai thành một gia đình nhỏ cùng diễn viên nhí được nhà sản xuất mời đến và thực hiện phần ghi hình khá trôi chảy. Kết thúc phần thi đầu tiên, các HLV đã có cơ hội xuất hiện trở lại để hướng dẫn các học trò trong thử thách chụp poster quảng cáo cho nhãn hàng cùng với kỹ thuật chụp ảnh trên phông nền xanh với chủ đề gia đình. Team Minh Hằng bước vào thử thách đầu tiên và tiếp tục vấp phải sự cố khi chàng diễn viên nhí quá nghịch ngợm đã biến buổi chụp hình trở nên ‘thảm họa’. Cậu bé hễ mệt là yêu cầu ngừng chụp khiến Minh Hằng toát mồ hôi hột và cảm thấy cận kề với thất bại trong thử thách tuần này. Trong khi đó, hai đội của Thanh Hằng và Hoàng Yến đều nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ các diễn viên nhí ngoan ngoãn, thậm chí các bé còn có tư duy sáng tạo, đã không ngần ngại làm ‘đạo diễn’ cho các thí sinh người lớn. Bất ngờ ở tập này, BTC quyết định cho 3 thí sinh thay mặt HLV của mình trình bày về bài dự thi để thuyết phục giám khảo khách mời. Chung cuộc, Thanh Hằng đã giành được chiến thắng sít sao khi chỉ nhỉnh hơn 0,5 điểm so với hai HLV còn lại. Với chiến thắng này, Thanh Hằng đã tiếp tục vòng lặp cứ 3 tập sẽ có 1 chiến thắng và làm chủ phòng loại trừ. Nếu như Minh Hằng khá nhẹ nhàng khi ra quyết định đưa Như Mỹ vào vòng nguy hiểm thì Võ Hoàng Yến đã phải đứt ruột lựa chọn Tuấn Kiệt vào vòng loại. Nắm quyền ‘sinh sát’ trong phòng loại, Thanh Hằng đã chứng tỏ bản lĩnh ‘chị đại’ luôn quyết định vì đại cuộc khi bỏ qua ‘tư thù’ Võ Hoàng Yến loại Lệ Nam ở tập trước để giữ lại Tuấn Kiệt và loại Như Mỹ. Đây là lần thứ ba Tuấn Kiệt phải vào vòng loại và an toàn trở khiến HLV Võ Hoàng Yến vô cùng bất ngờ và hạnh phúc. Trong khi đó, Minh Hằng đón nhận tin dữ này khá bình thản và còn phong tặng danh hiệu ‘thí sinh bất tử’ cho Tuấn Kiệt. Trong câu chuyện ngoài lề, đây là tập đầu tiên The Face 2018 chọn phần chụp ảnh cho thử thách chính. Tuy nhiên, nhà sản xuất vẫn cố gắng lồng ghép thêm 1 đoạn TVC quảng cáo khiến khán giả lại thêm một lần lắc đầu ngán ngẩm vì các thử thách của chương trình vô cùng nhàm chán, không mang lại sự sáng tạo và thử thách mới lạ cho thí sinh. Ngoài ra, so với các phiên bản quốc tế, The Face Vietnam 2018 thêm phần ‘hùng biện’ giữa các HLV hay như ở tập này là thêm phần trình bày của thí sinh khiến phần công bố kết quả trở nên dài dòng, thiếu kịch tính. Trường hợp nếu TVC được sử dụng để quảng cáo thật sự cho nhãn hàng thì TVC đó thật sự phải độc đáo nhưng dễ hiểu để khán giả xem là hiểu ngay vì thực tế, không có nhãn hàng nào chiếu một đoạn quảng cáo rồi sau đó kèm theo phần trình bày, diễn dãi lê thê của nhà sản xuất như The Face Vietnam 2018 đang thực hiện. Ngay cả chính Thanh Hằng cũng phải thốt lên là đoạn clip chỉ khá hơn khi có phần diễn của Linh Chi. Bảo Bảo
Muốn trả ơn Minh Hằng, Võ Hoàng Yến loại thẳng chị gái Nam Em ra khỏi The Face Vietnam 2018
Muốn trả ơn Minh Hằng, Võ Hoàng Yến loại thẳng chị gái Nam Em ra khỏi The Face Vietnam 2018
">The Face 2018: Võ Hoàng Yến sở hữu ‘thí sinh bất tử' của The Face 2018
Nhân định, soi kèo Lazio vs Monza, 21h00 ngày 9/2: Hướng về Top 4
- Nhằm phục vụ nhu cầu ôn luyện cho Kỳ thi Trung học Phổ thông (THPT) Quốc gia năm 2017 của đông đảo học sinh cả nước, Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam đã cập nhật cho Cổng luyện thi Quốc gia tại địa chỉ http://thiquocgia.vn.
Trong mùa thi 2016, đã có hơn 200 ngàn lượt thí sinh trong cả nước đã làm đề luyện tập hoặc đăng ký tham dự 12 kỳ thi thử được mở hàng tuần trên trang web.
Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 có những thay đổi đáng kể. Về định dạng đề thi, ngoại trừ Ngữ văn, các môn thi còn lại, gồm cả Toán, đều là hình thức trắc nghiệm. Về cách thi, thí sinh sẽ lựa chọn giữa Khoa học tự nhiên gồm Lý, Hóa, Sinh hoặc Khoa học xã hội gồm Sử, Địa, Giáo dục công dân và thi cả ba môn trong cùng một buổi.
Về phân bổ kiến thức, đề thi năm 2017 sẽ chỉ giới hạn trong chương trình lớp 12 với cấu trúc đề thi và số lượng câu hỏi có những điều chỉnh so với năm trước.
Những điểm đổi mới này tạo ra khá nhiều bỡ ngỡ trong việc luyện thi đối với cả học sinh và giáo viên. Đồng thời nguồn đề thi tham khảo có sẵn cũng rất hạn chế.
Đáp ứng những thay đổi của năm 2017, thiquocgia.vn đã bổ sung đầy đủ ngân hàng đề cho cả 8 môn trắc nghiệm với định dạng đề thi bám sát cấu trúc đề mẫu mà Bộ Giáo dục - Đào tạo đã công bố.
Cổng luyện thi Thiquocgia.vn cung cấp hai dịch vụ cơ bản là Luyện thi và Thi thử, cho 8 môn thi trắc nghiệm là Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân và Tiếng Anh.
Toàn bộ nội dung đều do hội đồng cố vấn chuyên môn gồm các giáo viên và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm biên tập và hiệu đính, bám sát chương trình và cập nhật theo những điều chỉnh mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các kỳ thi thử được tổ chức đều đặn hàng tuần từ tháng 1 đến tháng 6 với đề thi chung. Thí sinh được trải nghiệm cảm giác giống thi thật khi phải hoàn thành bài trong đúng thời gian quy định, và chỉ biết được đáp án sau khi kỳ thi kết thúc.
Đặc biệt, các sỹ tử có thể so sánh kết quả tương quan để nắm được năng lực thực tế của mình, qua đó giúp đưa ra quyết định tốt nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới. Kỳ thi đầu tiên được mở từ nay tới ngày 21/2 và hoàn toàn miễn phí.
Dịch vụ Luyện thi cho phép làm đề mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị, từ máy tính, máy tính bảng hay smartphone, giúp học sinh tập dượt và quen với thi cử. Các đề thi cùng môn có độ khó và cấu trúc tương đương, đảm bảo tính tin cậy của điểm số. Đáp án và giải thích cho từng câu được công bố ngay sau khi nhấn “nộp bài”.
Cùng với đó, hệ thống cũng tự động đưa ra những chỉ dẫn ôn tập thông qua phân tích kết quả bài làm của học sinh, giúp các em lấp các lỗ hổng kiến thức nhanh và hiệu quả.
Trên Cổng luyện thi cũng có các nội dung bổ trợ khác như Kho sách điện tử và tài liệu ôn thi của NXB Giáo dục cùng hàng chục ngàn bài tập chuyên đề cũng như những tin tức cập nhật nhất về mùa thi 2017.
Thu Hằng
">Cổng luyện thi THPT quốc gia hữu ích cho thí sinh
Nadia Ferreira và Marc Anthony. Nadia Ferreira sinh năm 1999, là người đẹp Paraguay giành ngôi vị thứ 2 tại Hoa hậu Hoàn vũ 2021. Người đẹp mới bắt đầu mối quan hệ với Marc Anthony, nam ca sĩ sinh năm 1968 vốn là chồng cũ của Jennifer Lopez cách đây không lâu. Sau 2 tháng yêu, Marc Anthony đã cầu hôn bạn gái kém 31 tuổi, sẵn sàng đi đến hôn nhân.
Nadia Ferreira mới đây hạnh phúc khoe chiếc nhẫn kim cương cầu hôn của Marc Anthony trên Instagram. Hình xăm mang tên vợ cũ Jennifer Lopez ở ngón tay đeo nhẫn của nam ca sĩ được khéo léo che đi trong bức ảnh được Nadia Ferreira đăng tải.
Nadia Ferreira khoe nhẫn đính hôn kim cương 10 carat. Marc Anthony đến nay đã trải qua 3 đời vợ, người vợ đầu là HHHV Dayanara Torres. Jennifer Lopez là người vợ thứ 2 gắn bó lâu nhất với nam ca sĩ (2004-2011). Tháng 11/2014, Marc Anthony cưới người mẫu Shannon De Lima và chia tay 2 năm sau đó trước khi hoàn tất thủ tục ly dị vào tháng 2/2017.
Marc Anthony và Á hậu Hoàn vũ rộ lên tin đồn hẹn hò từ hồi đầu năm sau chuyến đi tới Mexico City. Cả hai xác nhận yêu nhau với bức ảnh selfie trên máy bay riêng đăng trên Instagram hồi tháng 3. Marc Anthony quyết định cầu hôn Nadia Ferreira khi hai người đi chơi trên du thuyền ở Miami vào đúng dịp sinh nhật thứ 23 của người đẹp ngày 10/5 vừa rồi.
An Na
">Chồng cũ Jennifer Lopez đính hôn với Á hậu kém 31 tuổi
- Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có thông báo thí điểm đào tạo chương trình song bằng tú tài trung học phổ thông quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc - Chứng chỉ A level tại Trường THPT Chu Văn An.
UBND thành phố giao Sở GD-ĐT phối hợp Sở Tài chính tiếp thu ý kiến tại cuộc họp, hoàn thiện đề án theo đúng quy định của pháp luật và thành phố.
Đồng thời, chuẩn bị nội dung, tài liệu liên quan xin ý kiến Bộ GD-ĐT; chủ trương của Thường trực Thành ủy; tiếp thu, hoàn thiện đề án để được phép thí điểm để triển khai, thực hiện từ năm học 2017-2018.
">Học trường Chu Văn An, lấy bằng tú tài Anh