![]() |
Các dòng TV Cooca. |
5 dòng sản phẩm ra mắt lần này có kích thước từ 32 inch đến 55 inch, gồm 40S5G, 50S5G, 55S5G, 40S5C và 32S5C.
Coocaa được thành lập vào năm 2006, với 12 năm kinh nghiệm và kế thừa kinh nghiệm sản xuất chất lượng tiêu chuẩn Nhật Bản từ khi mua nhà máy của Toshiba.
Coocaa đã bán hơn 6.000 TV trong ngày 11/11/2018 vừa qua tại Indonesia bằng chiến dịch bán hàng độc quyền trên sàn thương mại điện tử Lazada. Tại Việt Nam, Cooca cũng sẽ được bán qua kênh Lazada.
Trong dịp ra mắt thị trường Việt Nam lần này, Coocaa mang đến 3 dòng TV sử dụng hệ điều hành Android 8.0. Phần cứng của sản phẩm được sản xuất nhằm đáp ứng cho việc cập nhật phần mềm trong ít nhất 3 năm. Bên cạnh đó, Coocaa còn mang đến 2 dòng TV sử dụng hệ điều hành Coocaa Lite với giao diện đơn giản, dễ sử dụng.
Chiếc TV 55S5G có màn hình 55’’ 4K UHD với độ phân giải 3840 x 2160 pixel, âm thanh vòm chuẩn Dolby & DTS. Sử dụng bộ xử lý Cortex A53 4 nhân với bộ xử lý đồ họa Mali T820 cùng RAM 2,5GB và bộ nhớ trong 16GB.
TV này tích hợp công nghệ Chromecast, chia sẻ video lên Youtube chỉ với một cú click.
" alt=""/>Thương hiệu TV Cooca chính thức gia nhập thị trường Việt NamTheo kết luận của các nhà nghiên cứu, chỉ có 21% trong số bằng sáng chế Huawei sở hữu là có tính đột phá cao, đủ để gây lo ngại cho chính phủ Mỹ.
![]() |
Huawei được coi là hình mẫu anh hùng với các công ty công nghệ Trung Quốc. |
Thậm chí nghiên cứu còn khám phá ra, Huawei tìm mọi cách để gia tăng "kho vũ khí" của mình, bao gồm cả việc mua lại từ các công ty Mỹ và tuyển dụng nhân sự Mỹ. Nói cách khác, rất nhiều bằng sáng chế thực chất bắt nguồn từ chất xám của người Mỹ, không hoàn toàn do các hoạt động nghiên cứu của Trung Quốc tạo nên.
Danh sách dẫn đầu về bằng sáng chế đã thay đổi rất nhiều từ năm 2005, vốn do Philips của Hà Lan, Panasonic của Nhật Bản và Siemens từ Đức chiếm lĩnh. Lúc ấy, cái tên Huawei vẫn còn chưa lọt nổi vào top 20. Tất nhiên những cái tên kia đều là những hãng có nền tảng công nghệ đi trước, vững vàng hơn Huawei rất nhiều. Tuy nhiên, chỉ sau hơn một thập kỷ kể từ khi đó, công ty Trung Quốc đã thăng hạng một cách thần tốc.
Khoảng 5 năm trở lại đây, họ là cái tên hàng đầu trong việc sở hữu bằng sáng chế. Huawei đã dẫn đầu thế giới bốn lần trong năm năm thống kê gần đây. Năm 2018, Huawei đăng ký 5.405 bằng sáng chế, gấp đôi Mitsubishi của Nhật đứng ở vị trí thứ 2 và Intel của Mỹ xếp thứ 3.
![]() |
Huawei đã trở thành hãng công nghệ sở hữu nhiều bằng sáng chế nhất năm 2018. |
Tuy nhiên, đó chỉ là bảng xếp hạng mang tính lý thuyết, đào sâu hơn đã cho thấy thứ hạng cao không đồng nghĩa là công ty đó đưa ra được nhiều cải tiến đột phá.
Trong khi đếm số lượng thì Huawei là kẻ dẫn đầu, đánh giá về chất lượng lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Patent Result, một công ty chuyên nghiên cứu về bằng sáng chế có trụ sở tại Tokyo, đã đánh giá và so sánh kho bằng sáng chế của Huawei với các đối thủ theo nhiều tiêu chí: tính nguyên bản, tính ứng dụng thực tiễn và tính linh hoạt. Lúc này, "con hổ giấy" Huawei mới lộ nguyên hình.
Bằng sáng chế đạt độ lệch từ 55 trở lên sẽ được xếp vào nhóm "chất lượng cao," tức là có tính đột phá đáng kể. Đáng tiếc là trong số hàng nghìn bằng sáng chế, Huawei chỉ sở hữu 21% thuộc nhóm này.
Đối với Intel và Qualcomm, con số lần lượt là 32% và 44%. Dường như chính công ty Trung Quốc cũng hiểu được điều này. Trong vài năm gần đây, họ rất tích cực thâu tóm các bằng sáng chế bên ngoài để củng cố cả chất lẫn lượng cho kho sáng chế của mình.
Huawei đã mua lại khoảng 500 bằng sáng chế từ các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó một nửa là đến từ Mỹ. Các sáng chế tập trung nhiều vào công nghệ truyền phát tín hiệu số, điều khiển biến đổi mạng. Trong số này, có đến 67% thuộc loại "chất lượng cao". Chiếm phần lớn số bằng sáng chế mang tính đột phá của Huawei, lại có nguồn gốc từ… bên ngoài Trung Quốc.
Những công ty công nghệ Mỹ như IBM hay Yahoo cũng bán rất nhiều cho Huawei, lần lượt là 40 và 37 bằng sáng chế. Thực chất việc này là rất bình thường trong ngành công nghệ, bởi thâu tóm là cách nhanh nhất để một công ty đi sau có thể thúc đẩy bản thân.
Với Huawei, họ đặc biệt hơn những người đồng hương vì là kẻ tích cực mua sắm nhất. Các công ty như Alibaba hay Tencent mua bằng sáng chế của Mỹ rất ít.
Không chỉ vậy, công ty Trung Quốc còn săn đón các nhân tài Mỹ, từ kỹ sư cho đến chuyên gia công nghệ. Bây giờ, ‘chất xám Mỹ' đã đóng vai trò nòng cốt với đội ngũ nghiên cứu và phát triển của Huawei.
![]() |
Rất nhiều bằng sáng chế Huawei sở hữu có nguồn gốc từ doanh nghiệp Mỹ, hoặc do người Mỹ đứng tên. |
Theo nghiên cứu của Patent Result, trong nhóm 30 kỹ sư tài giỏi hàng đầu, có đến 17 người đến từ Bắc Mỹ. Chỉ riêng 17 người này đã đứng tên cho 370 bằng sáng chế "chất lượng cao" mà Huawei sở hữu. Họ là cựu nhân viên của Motorola và nhiều hãng công nghệ Mỹ khác, giờ đã trở thành động lực thúc đẩy các tiến bộ công nghệ cho công ty Trung Quốc.
Chính vì khám phá này, chúng ta lại càng hiểu hơn vì sao chính quyền Mỹ cáo buộc Huawei là một mối đe dọa. Bởi các hoạt động thâu tóm nhân lực có chuyên môn công nghệ cao và các bằng sáng chế của Huawei đã bị để mắt. Ngài Trump và nhiều nhân vật chính trị đều coi Huawei là mối đe dọa an ninh quốc gia, đứng sau các vụ rò rỉ sở hữu trí tuệ Mỹ.
Về phía công ty của ông Nhậm, họ đang cố gắng giảm lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài càng nhiều càng tốt. Nhánh bán dẫn HiSilicon đã tự phát triển SoC di động, sánh ngang với Apple hay Qualcomm, cũng như modem mạng 5G cùng nhiều con chip phức tạp khác. Vừa rồi, họ cũng hé lộ về HarmonyOS, một hệ điều hành Internet of Things. Tất cả đều là các vũ khí giúp Huawei vượt qua chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
“Không phải mỗi ngày bạn đều có cơ hội được ký hợp đồng với một player đã là hiện thân cho cái tên Evil Geniuses”, COO Philip Aram nói trong thông cáo báo chí. “Swim là Mad Hatter (nhân vật giả tưởng trong bộ phim Alice in Wonderland, hàm ý nói về sự tinh quái-PV) và tôi không thể chờ đợi để khám phá những gì (có trong) Artifact thông qua anh ấy.”
Mở đường đến với Artifactnhờ một card-game khác, Gwent, Swim đamg là một cái tên nổi bật trong cộng đồng những người yêu thích thể loại trò chơi này. Mới đây, Swim cũng đã được Beyond the Summit mời tới để tham gia bình luận giải đấu Artifact Preview Tournamentdiễn ra cách đây một tuần lễ.
Swim cũng sẽ chuẩn bị góp mặt tại sự kiện WePlay Mighty Triad: Strength ở Kiev, Ukraina diễn ra từ 29/11-04/12 sắp tới. Do đó, EG sẽ được nhiều người biết đến hơn nhờ player đầu tiên trong team Artifact.
Ngoài ra, với việc sở hữu Swim, EG có thể tìm kiếm cơ hội ở một bộ môn hoàn toàn mới mẻ được đánh giá là giàu tiềm năng trong tương lai gần.
EG cũng là tổ chức eSports tầm cỡ thứ năm gia nhập vào cuộc chạy đua thành lập team Artifactsau EHOME (Trung Quốc), Team Liquid, Virtus.pro(CIS) và đồng hương Bắc Mỹ compLexity Gaming.
Tuy nhiên, việc Swim gia nhập một tổ chức thể thao điện tử lớn chỉ là một trong số những thông tin tích cực hiếm hoi mà cộng đồng Artifactnhận được trong một tuần qua. Sau Artifact Preview Tournament, nhiều người cho rằng tựa game mới nhất của Valve có gameplay quá phức tạp, khó tiếp cận và chỉ trích thậm tệ hình thức “hút máu” của game…
Vô hình chung, Valve đang phải đứng trước sức ép nặng nề trước khi chính thức tung ra Artifactvào ngày 28/11. Độc giả quan tâm có thể đặt hàng trước Artifacttrên Steam với giá 470,000 đồng.
Và nếu vẫn còn đang đắn đo xem có nên móc hầu bao ra không, thì bạn có thể chờ đợi những nội dung mới liên quan đến Artifactxuất hiện trên mạng Internet. Bởi kể từ hôm nay, Valve đã cho phép tất cả những người được chơi bản beta công khai thông tin.
ABC (Theo VPEsports)
" alt=""/>Evil Geniuses đầu tư vào Artifact